Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phạm phương anh
Xem chi tiết
Việt Trung Đặng
Xem chi tiết
Việt Trung Đặng
29 tháng 10 2017 lúc 9:20

Ngữ văn lớp 8 nha mọi người mình chọn nhầm.

Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
Cậu Nhóc Ham Học
19 tháng 9 2016 lúc 21:18

Sau chín tháng học hành vất vả, cuối cùng chúng em cũng được nghỉ hè. Mùa hè đến, bố mẹ thường hay đưa em đi chơi công viên nước hoặc đi xem vườn thú. Nhưng em thích nhất là được về quê thăm ông bà nội.

Như mọi năm, cứ đầu mùa hè là gia đình em dành khoảng 3,4 ngày cùng nhau về quê chơi. Quê em đẹp lắm. Đi trên con đường đất gập ghềnh sỏi đá, ngồi trong xe nhìn ra xa, là cánh đồng lúa rộng bao la mang màu xanh của mạ non. Xa xa, một vài chú bò đang khoan thai gặm cỏ. Một vài cậu bé đang chạy đuổi nhau để giành lấy cánh diều đang bay cao trên trời xanh rộng lớn. Chốc chốc, một đàn chim lại đua nhau chuyền cành.

Nhà ông bà nội em nằm trên một con đường nhỏ, ô tô không đi vào được. Nhà ông bà lợp mái ngói đỏ, mang màu rêu phong cổ kính. Trước nhà là một mảnh vườn nhỏ, là nơi ông em trồng rau và nuôi gà. Cành đó là một ao đầy cá. Khi thấy em và bố mẹ đến, ông bà phấn khởi lắm. Ông ôm em một cái thật chặt sau đó dắt em ra vườn chơi rồi cầm cần rẻ em ra câu cá. Hai ông cháu nói chuyện rôm rả. Ông hỏi thăm tình hình học tập của em và kể cho em nghe rất nhiều chuyện. Thấy hai ông cháu đang vui vẻ với nhau, bà em dắt bố mẹ em vào nhà và pha chè.

Tối đến, bà cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm “cây nhà lá vườn”: cá kho, thịt luộc cùng canh chua – toàn thịt rau mà ông bà nuôi trồng trong ao vườn. Có lẽ bởi thế nên em thấy bữa ăn rất ngon. Xong, em ra nằm võng ở ngoiaf vườn và ngủ đi lúc nào không hay.

Thời gian trôi qua mau cũng đã đến lúc bố mẹ phải đi làm, em cũng cần chuẩn bị cho năm học mới. Trước khi chia tay, ông tặng em chiếc cần câu của ông và dặn: “Khi nào rảnh thì lại lên đây chơi với ông nhé”.

Thảo Phương
19 tháng 9 2016 lúc 21:06

Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã đã được hơn một năm. Hôm nay, em mới có dịp về thăm quê. Vừa lên xe, em đã nhận ra cô Nga, cô giáo chủ nhiệm lớp 6A mà em rất quý mến. Em khoanh tay lễ phép chào cô. Cô mỉm cười kéo tay em ngồi xuống ghế bên cạnh, ân cần hỏi thăm tình hình học tập và sinh hoạt của em. Gặp cô, em mừng lắm. Bao nhiêu kỉ niệm tốt đẹp về cô lại trỗi dậy trong tâm trí em…Hồi ấy, quê em còn nghèo lắm. Đường làng quanh co, gồ ghề. Sau mỗi cơn mưa, đất nhão thành bùn dính bết vào chân, đi lại rất khó khăn. Nông dân làm việc quần quật suốt ngày ngoài đồng, quanh năm vất vả. Trẻ em phải phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ như chăn trâu, cắt cỏ, dọn dẹp nhà cửa…Hằng ngày, em đi học cùng bạn Lâm. Nhà bạn ấy cách nhà em một xóm. Hôm đó, chờ mãi không thấy Lâm đến rủ, em đành tới trường một mình.Suốt mấy ngày mưa phùn lây rây, không khí ẩm ướt và lạnh lẽo. Mặt trời bị che khuất sau những đám mây xám xịt. Đến lớp, em thấy bạn nào cũng co ro vì lạnh, chân tay, quần áo lem nhem bùn đất. Cô Nga nhìn chúng em với ánh mắt ái ngại và thương cảm. Cô khen chúng em chịu khó rồi bắt đầu giảng bài như thường lệ. Chúng em say mê nghe, quên cả trời đang mưa lạnh.Giờ chơi, các bạn ùa ra hành lang, túm năm tụm ba chuyện trò vui vẻ. Em nhớ tới Lâm và định bụng tan học sẽ đến thăm xem bạn ấy vì sao mà nghỉ học.Buổi trưa, ăn cơm xong, nghĩ tới đoạn đường đến nhà Lâm, em ngại quá. Em chui tọt vào chăn rồi ngủ quên mất. Mãi đến tối, em lấy hết can đảm dấn bước trên con đường trơn trượt để đến nhà Lâm. Em ngạc nhiên khi thấy bên ngọn đèn, cô Nga đang hướng dẫn Lâm làm toán. Lâm quàng chiếc khăn kín cổ, mặt đỏ bừng như người đang sốt. Nhìn cảnh ấy, lòng em dâng lên một cảm xúc khó tả. Em thương Lâm và cô giáo bao nhiêu thì lại tự trách mình bấy nhiêu. Lẽ ra tan học, em phải đến với Lâm ngay để giúp bạn ấy chép bài, làm bài mới đúng. Em thật có lỗi.Dường như nhận ra vẻ bối rối của em, cô Nga tươi cười bảo: “Đạt tới thăm Lâm đấy ư? Tốt lắm! Cô và hai em cùng giải mấy bài toán khó này nhé!”. Thế rồi cô tiếp tục hướng dẫn cho tới lúc bạn Lâm tự giải được bài.Mẹ Lâm nói với em: “Hôm qua, Lâm ra đồng giúp bác nhổ cỏ lúa suốt buổi chiều nên bị cảm. Đêm nó sốt cao quá nên sáng nay phải nghi học. Nó mong cháu mãi đấy!”. Nghe bác nói, em càng ân hận, trách mình sao quá vô tình.Chín giờ khuya, cô Nga cùng em trở về trên con đường lầy lội. Cô dặn em: “Nếu mai Lâm chưa đi học được thì Đạt nhớ chép bài cho Lâm nhé! Bạn bè phải giúp đỡ nhau lúc khó khăn, em ạ!”. Em tần ngần đứng nhìn theo ánh đèn trong tay cô xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quý mến vô hạn.Hơn một năm sống và học tập trong ngôi trường mới, em luôn nhớ đến những ngày thơ ấu dưới mái trường làng với bao kỉ niệm khó quên về thầy cô và bạn bè thân yêu. Mái trường nơi quê nghèo nhưng ấm áp tình người.
Aoi Kiriya
27 tháng 6 2018 lúc 16:20

Đề bài 1: Hãy kể về một lần em đã trót xem nhật kí của bạn.

Nhật ký là nơi mà mỗi chúng ta gửi vào đó tất cả tâm tư, tình cảm của mình mỗi ngày. Nhật ký là góc nhỏ riêng tư nhất, thầm kín nhất của riêng mình bạn, chẳng ai có quyền xâm phạm. Vậy mà tôi lại đi đọc nhật ký của người bạn thân nhất của mình.

Lê là cô bạn gái thân thiết nhất của tôi. Thế nhưng, tính cách của Lê lại trái ngược hẳn với tôi. Tôi là một người cực kỳ vui vẻ và lạc quan. Lê thì trầm lặng, e dè, ít nói. Dù hai đứa chơi thân với nhau đã lâu, nhưng cái cảm giác chưa hiểu hết về Lê luôn thôi thúc trong tôi ý muốn tìm hiểu thêm về Lê bằng mọi cách. Sự tò mò ấy đã khiến tôi phạm phải một lỗi lầm không thể tha thứ được. Đó là xem trộm nhật ký của Lê.

Hôm ấy, tôi và Lê cùng hẹn nhau học nhóm tại nhà Lê. Tôi đã lên đến tận phòng mà Lê chẳng hề hay biết, vẫn cắm cúi viết vào một cuốn sổ màu hồng khá dày. Đến khi tôi chào Lê thì Lê bỗng giật mình, tỏ ra lúng túng, vừa giấu vội quyển sổ vào trong tủ vừa nói:

_ Lan đấy à, làm Lê hết cả hồn luôn!

Đúng lúc ấy, có tiếng mẹ Lê gọi từ dưới lầu, bảo Lê xuống mang bánh và nước lên để hai đứa học nhóm cho thoải mái. Lê bảo tôi ngồi chờ rồi líu ríu chạy xuống. Tôi nghĩ thầm trong bụng:

_ Nhật ký à? Đọc một chút không biết có sao không nhỉ?

Tôi rón rén như kẻ ăn trộm, mở tủ lấy quyển nhật ký ra. Bàn tay tôi cứ nửa như muốn lật từng trang, nửa như muốn cất nó đi vì không muốn xâm phạm đến bí mật riêng tư của người khác. Tôi giật thót tim khi nghe tiếng bước chân Lê bước lên cầu thang. Tôi vội vàng cất quyển nhật ký vào chỗ cũ rồi giả vờ như đang đọc cuốn sách toán một cách chăm chú. Lúc ấy, tim tôi đập nhanh ghê lắm. May mà Lê không phát hiện ra.

Suốt buổi hôm ấy, tôi chẳng thể tập trung vào học được. Quyển nhật ký lúc nãy vẫn tiếp tục khơi gợi trí tò mò của tôi. Lê viết gì trong cuốn sổ ấy nhỉ? Tôi lén nhìn gương mặt của bạn tôi. Có lẽ vì chơi thân với nhau khá lâu nên tôi và Lê trông hơi giống nhau, cùng làn da trắng mịn, cùng mái tóc đen dài thẳng mượt. Điều duy nhất khác biệt giữa hai chúng tôi là đôi mắt, cửa sổ tâm hồn. Mọi người đều bảo đôi mắt tôi tròn xoe, luôn ánh lên những nét rạng rỡ khi có niềm vui. Còn đôi mắt Lê thì rất đẹp với đôi hàng mi cong vút, nhưng lúc nào cũng đượm buồn. Chỉ cần đọc cuốn nhật ký ấy thì tôi đã có thể biết được hết những gì ẩn chứa trong đôi mắt ấy. “Đọc một chút thôi, chỉ một chút thôi chắc không sao đâu”. Tôi nghĩ thầm và quyết tâm thực hiện ý định ấy.

Hôm sau, biết Lê phải đi học thêm trước giờ học nhóm, tôi bèn đến nhà Lê sớm hơn thường lệ. Quyển nhật ký của Lê vẫn cất trong chiếc tủ ấy. Bàn tay tôi run run lần giở từng trang.

“Ngày… tháng… năm…

Hôm nay là ngày đầu tiên của mình ở trường cấp hai. Mình cảm thấy thật vui vì đã có một cô bạn đáng yêu đến làm quen với mình. Nhật ký biết không, bạn ấy như một thiên thần hạnh phúc vì đã giúp mình thoát khỏi sự cô đơn và buồn chán khi lần đầu tiên bước vào môi trường xa lạ này. Một tình bạn khởi đầu thật đẹp. Mong là sẽ luôn như thế.”

“Ngày… tháng… năm…

Nhật ký ơi, mình buồn quá! Mình đã hy vọng vào tình bạn này thật nhiều. Thế mà hôm nay Lan lại bảo rằng không thể nào chịu được sự lặng lẽ của mình. Lan nói đôi mắt đượm buồn của mình luôn khiến Lan lo lắng nhưng mình không bao giờ chịu nói lý do để Lan yên tâm. Lan ơi, hãy thông cảm cho mình nhé. Mình đã thật có lỗi khi không nói ra sự thật về gia đình mình cho Lan biết. Ba mẹ mình đã ly dị nhau từ hồi mình mới ba tuổi. Ba mình không đi công tác nước ngoài như mình từng kể với Lan. Thật ra, ba mình đã có gia đình riêng ở xa lắm. Mình luôn muốn được gọi tiếng “ba”, được ba chăm sóc, chiều chuộng như ba Lan thương yêu Lan vậy. Đôi khi mình ganh tỵ với Lan lắm, Lan biết không. Xin Lan hãy tha lỗi cho Lê nhé!”

“Ngày… tháng… năm…

Mình và Lan đã làm hòa với nhau rồi. Lan luôn dặn mình phải lạc quan hơn, cười nhiều hơn và sống vui vẻ hòa đồng hơn. Mình biết Lan rất yêu quý mình. Từ nay mình phải luôn cười và yêu đời mới được. Tại sao không cười vì hạnh phúc khi mình có một người bạn tuyệt vời như Lan.”

Đọc đến đây, tôi không thể đè nén những cảm xúc của mình nữa. Tôi cất cuốn nhật ký vào chỗ cũ rồi xin phép mẹ Lê về nhà. Về đến phòng mình, tôi nằm trên giường và khóc thật nhiều. Khóc vì thương bạn tôi phải chịu những nỗi buồn như thế, khóc vì Lê hết mực yêu quý tôi mà tôi lại lén lút đọc nhật ký của bạn ấy.

Ngay sau đó, vừa đi học thêm về, Lê đã sang thăm tôi ngay vì nghĩ rằng tôi bị bệnh. Lúc ấy, tôi đã ôm chầm lấy Lê, nói trong nước mắt:

_ Lê ơi, mình xin lỗi cậu nhé! Tụi mình là bạn tốt của nhau mãi nha!

Lê ngạc nhiên, rồi cũng ôm chầm lấy tôi. Lê đâu biết tôi đã làm gì. Nhưng có một điều mà cả tôi và Lê đều biết. Đó là hai đứa đã là bạn tri kỷ của nhau rồi.

Thế là sau bao suy nghĩ sai lầm, thật may mắn rằng điều đó đã dẫn đến một tình bạn đẹp nhất mà chúng tôi từng có. Nhưng chắc chắn rằng nếu có lần sau, tôi sẽ không bao giờ phạm phải cái sai lầm rất lớn là đọc trộm nhật ký của ai đó. Mỗi người đều có một khoảng trời riêng mà chúng ta phải tôn trọng. Sự thiện chí và chân thành sẽ giúp con người dần hiểu nhau và yêu thương nhau nhiều hơn.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

Bài viết tham khảo:

       Hình ảnh những người lính hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn đã trở nên quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Họ là những anh hùng của dân tộc những người không sợ hy sinh để chiến đấu bảo vệ hòa bình cho đất nước. Công lao to lớn ấy mà họ đã trở thành hình tượng cao đẹp cho các văn nghệ sĩ mà Phạm Tiến Duật cũng thế. Gắn liền với tên tuổi của ông là bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

       Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 mất năm 2007 quê ở huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Năm 1946 ông gia nhập vào quân đội hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Hai hình tượng nổi bật trong thơ của Phạm Tiến Duật là người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông có giọng điệu sôi nổi trẻ trung ngang tàn tinh nghịch giàu chất lính.

       Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết vào năm 1969 trong lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra gay go ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả được tặng giải nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ năm 1969.

       Khi phân tích bài thơ ta có thể chia làm 3 phần. Phần thứ nhất gồm hai khổ thơ đầu với nội dung là tư thế hiên ngang ra trận của người lính, phần thứ hai gồm bốn khổ thơ tiếp theo nêu lên tinh thần dũng cảm lạc quan và phần thứ ba là khổ thơ cuối cùng nêu lên ý chí chiến đấu. Bên cạnh đó cũng có thể chia thành hai ý chính để phân tích là hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe Trường Sơn xuyên suốt bài thơ.

       Về nội dung qua hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

       Để xây dựng thành công nội dung cũng không thể không kể đến sự góp mặt của những nét nghệ thuật đặc sắc. đó là thể thơ tự do ngôn ngữ thơ ngang tàn tinh nghịch giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khỏe khoắn và việc sử dụng một loạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa hoán dụ điệp từ liệt kê đối lập đảo ngữ động từ mạnh và điệp cấu trúc.

       Năm tháng dần trôi những công lao to lớn của các anh đã được ghi chép đầy đủ trong kho tàng lịch sử nước nhà cũng như trong thơ ca. Đọc Bài thơ về tiểu đội xe không kính càng khơi dậy trong em niềm tự hào về những vị anh hùng của dân tộc đã hi sinh xương máu của mình đến ngày nay chúng ta có được một cuộc sống yên bình và tươi đẹp.

Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Nhật Minh
23 tháng 4 2018 lúc 9:20

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.

Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:

- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà!

Chủ nhật của em

Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:

- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:

- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

- Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:

- Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng ngịu trả lời:

- Ị... ai...

Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:

- Bố đâu rồi mẹ?

Mẹ bảo:

- Bố đang đi đằng sau ấy!

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.

- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.

- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.

Mẹ nói:

- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Ngày chủ nhật của em

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.

Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Nhock dễ thương
22 tháng 4 2018 lúc 23:33

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.

Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:

- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà~!

Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:

- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:

- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

- Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:

- Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng ngịu trả lời:

- Ị... ai...

Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:

- Bố đâu rồi mẹ?

Mẹ bảo:

- Bố đang đi đằng sau ấy!

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.

- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.

- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.

Mẹ nói:

- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.

Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

k cho mk nha!!

Nguyễn Diệp Ánh
23 tháng 4 2018 lúc 6:15

Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ một mình phải gánh chịu.

Khi trời vừa ló dạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh mặt mũi, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.

Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn, chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành như ganh tỵ với lũ gà. Tôi bảo:

- Đợi tí thì cũng tới phiên chú mà!

Cho gà ăn xong thì tôi lấy tấm cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà nằm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Cho gia súc ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và lên ruộng với bố tôi từ lâu. Tôi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy. Dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành nó mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc thét lên than đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự nó ăn. Thấy vậy, tôi nói:

- Để chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!

Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm, ăn xong nó đòi tôi kể chuyện, tôi bảo:

- Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.

Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuốg với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:

- Mẹ, ăn cơm!

Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn. Rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nói hỏi:

- Ở nhà ai tắm cho con vậy?

Nó ngọng ngịu trả lời:

- Ị... ai...

Mẹ dắt nó vào nhà, tôi hỏi:

- Bố đâu rồi mẹ?

Mẹ bảo:

- Bố đang đi đằng sau ấy!

Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe rồi ăn cơm.

- Ớ ...ị...ai...ể... uyện ay ó ẹ.

- Cái Hà ngọng nghịu trong bữa cơm như vậy.

Mẹ nói:

- Hôm nay con nấu cơm ngon quá!

Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.

Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.

Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Lihnn_xj
19 tháng 12 2021 lúc 17:05

TK:

Tôi có một người bạn Tên là Hoa, chúng tôi lớn lên cùng nhau, cùng chơi, cùng học chung một lớp, tuổi thơ của chúng tôi trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, giữa tôi và Hoa có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm ngã xe.

Tôi còn nhớ khi ấy chúng tôi học lớp 6, hai đứa lại cùng chung một xóm, tôi đầu xóm Hoa cuối xóm nhưng mỗi lần đi học Hoa thường rủ tôi cùng đi, hôm ấy cũng như mọi ngày Hoa sang rủ tôi đi học chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đang đi bỗng có một chiếc xe máy đi ngược chiều phóng tới dù tôi và Hoa đã đi hết vào lề đường nhưng chiếc xe đó vẫn va vào xe chúng tôi khiến tôi mất tay lái, loạng choạng rồi cả xe lẫn người nằm xoài trên đường. Ngay lúc đó chiếc xe máy phóng thật nhanh và không thèm ngoáy lại nhìn, tôi ngã quả đó vừa đau vừa tức, khi ấy Hoa đã nhanh chóng tiến tới đỡ tôi vào lề đường ngồi rồi dựng xe lên giúp tôi. Hoa tỏ ra rất lo lắng, phủi bụi quần áo cho tôi rồi cẩn thận ngó xem tôi có bị đau chỗ nào không, Hoa thấy tôi bị đau liền bảo tôi lên xe để bạn ý trở đi học, trên đường đi Hoa còn liên tục hỏi thăm tôi "cậu có bị đau lắm không?", rồi cứ bắt tôi vào phòng y tế của trường, khiến tôi cảm giác đôi khi bạn ấy như là bà cụ non vậy, nhưng đối với tôi sự quan tâm của bạn ấy khiến tôi cảm thấy an ủi một phần nào, tôi cứ nhìn bạn ấy rồi thầm cảm ơn vì mình đã có một người bạn tốt

Nguyễn acc 2
19 tháng 12 2021 lúc 17:10

tham khao:

 

Hoàng là bạn thân chơi với tôi từ nhỏ, chúng tôi cùng lớn lên, chơi đùa và học tập cùng nhau, trải qua biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn nhưng duy nhất có một kỉ niệm mà khiến tôi không bao giờ quên đó là kỉ niệm tôi bị bong gân

Tôi còn nhớ hồi chúng tôi học lớp 5, hai thằng tôi học cùng lớp lại cùng chung một xóm nên ngày nào hai đứa cũng rủ nhau ra cánh ruộng trước cửa nhà tôi để đá bóng. Cũng như mọi hôm chúng tôi đang đuổi theo quả bóng nhưng do mặt ruộng trơn tôi đã bị ngã nhưng lần này tôi cảm giác tôi đau buốt lên tận óc, vì quá hoảng và đau đớn tôi chỉ biết khóc toáng lên, Hoàng thấy tôi thế vội vàng ra dìu tôi, ánh mắt vô cùng lo lằng liên tục động viên, rồi mẹ tôi đưa tôi đi viện, bác sĩ bảo tôi bị bong gân điều trị một thời gian là khỏi, kể từ đó ngày ngày Hoàng sang nhà tôi trở tôi đi học, nhưng tôi vẫn không thể quên ánh mắt như muốn khóc khi thấy tôi bị ngã, tôi thầm cảm ơn khi mình có một người bạn

Trịnh Thị Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:03

Bư­ớc 1: Trư­ớc khi lập dàn ý, cần suy nghĩ để chọn đề tài, chọn một chủ đề hoặc vấn đề sau đó phác thảo qua cốt truyện.

 

B­ước 2: Từ đề tài, chủ đề của câu chuyện, ngư­ời viết phải t­ưởng tượng, sáng tạo ra những nét chính hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời và số phận của nhân vật chính hay dựa theo diễn biến của sự việc chính.

Bư­ớc 3: Dựa vào mô hình dàn ý (3 phần), tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lí do, không gian xảy ra câu chuyện, các tình tiết của truyện, các nhân vật và quan hệ của chúng, các cảnh thiên nhiên, các đối thoại chính, tâm trạng của nhân vật…

B­ước 4: Hệ thống hóa các khâu trên bằng một dàn ý chi tiết.

 

Minh Thu
2 tháng 10 2016 lúc 21:04

Ví dụ:

  Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

+         Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ (Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào ? Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu ? Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào ?…).

+         Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo (Từ việc giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ? Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Em suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

b. Trường hợp 2

       Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

       Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

+         Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

+         Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,… (Sống trong vùng địch hậu, chị Dậu gặp những khó khăn gì ? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ? Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu ?…).

       Kết bài: Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Nam
30 tháng 10 2020 lúc 22:48

Mỗi người sinh ra đều lưu giữ trong tim hình ảnh của những thành viên, ấy chính là gia đình. Gia đình - hai tiếng gọi thân thương mà giản dị biết mấy. Đó là nơi ta chập chững những bước đi đầu đời, là nơi hạnh phúc luôn đong đầy trọn vẹn. Đó còn là nơi trở về sau những lần vấp ngã, là nơi mọi người yêu thương để tiếp cho nhau sức mạnh vững bước trên đường đời. Chỉ thế thôi thì em cũng yêu gia đình biết nhường nào.

Gia đình em là một tổ ấm gồm 6 thành viên: ông bà nội, bố mẹ, em và em gái em. Ông bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông bà sống rất được lòng mọi người, được hàng xóm quý mến. Trong gia đình thì ông bà rất yêu thương con cháu. Từ nhỏ, em đã được chìm đắm trong điệu ru ầu ơ của bà, được say sưa trong những câu chuyện cổ tích của ông. Qua đó, em được giáo dục về cách sống đẹp, biết thương người như thể thương thân, tiếp thu những điều hay lẽ phải. Bởi vậy nên mọi người trong nhà đều yêu quý và kính trọng ông bà.

Đối với em thì bố chính là một thần tượng đầy ngưỡng mộ. Tuy không làm những nghề cao quý như bác sĩ, kĩ sư ... Bố là một người công nhân tâm huyết với nghề. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Mỗi khi có những băn khoăn, trăn trở; vấp ngã hay thất bại thì bố như bức tường thành nâng đỡ em, giúp em mạnh mẽ, trưởng thành hơn trên đường đời. Những sương gió vất vả của cuộc đời in hằn trên khuôn mặt và làn da của bố, em lại càng yêu và kính trọng bố hơn.

Không chỉ có chuyên môn nghề nghiệp cao mà bố em còn rất khéo tay. Những vật dụng trong nhà hầu hết đều do bố tự tay làm. Bàn tay khéo léo ấy đóng cho em chiếc nôi thuở ấu thơ, làm cho em con ngựa gỗ để vui chơi rồi lại tự làm kệ sách cho gia đình,... Là người làm chủ gia đình nhưng bố không hề gia trưởng, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu để hạnh phúc được bền lâu.

Còn mẹ em, mẹ kém bố 3 tuổi, vậy là năm nay mẹ đã 35 tuổi rồi. Mẹ làm công nhân may ở một công ty gần nhà nên có khá nhiều thời gian rảnh để chăm sóc gia đình. Mẹ là đầu bếp số 1 của gia đình, luôn chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Nếu bố là bức tường thành vững chắc thì mẹ chính là vòng tay dang rộng luôn ôm ấp và chào đón em. Vào thời gian rảnh, mẹ thường may quần áo cho em, thêu thùa may vá vốn là sở thích của mẹ.

Em gái em mới hơn một tuổi, đang tuổi tập đi tập nói nên rất dễ thương. Ở nhà, bé được mọi người gọi là Nhím. Bé rất thích xem các chương trình quảng cáo để tập nói theo. Giờ đây bé có thể nói những từ đơn giản như mẹ, bà, bố, ông… từ ngày có thêm bé, cả nhà em lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.

Gia đình em sống rất tình cảm, quan tâm và gắn bó với nhau. Tuy mỗi người đều có công việc của riêng mình nhưng đều dành thời gian cho mái ấm gia đình.

Gia đình em là một mái ấm thân yêu. Em yêu gia đình của mình và luôn tự nhủ sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ cha.

Khách vãng lai đã xóa
Mùa Gia Long
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Anh Thư
19 tháng 10 2023 lúc 19:52

Cần đáp ứng:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện đc cảm xúc chung về bài thơ.

+ Nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả có trong bài thơ.

+ Chỉ ra đc nét độc đáo trong cáchtự sự và miêu tả của nhà thơ.

 

Trương Ngọc Khánh My
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 4 2021 lúc 22:47

Tham khảo nha em:

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.

LA.Lousia
18 tháng 4 2021 lúc 23:14

Muốn đánh giá tính cách một con người, nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, thái độ đi đứng, cách nói năng, giao tiếp… Trong đó, cách ăn mặc gây ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá.

Vâng, quả đúng là cách ăn mặc của con người là cực kỳ quan trọng, bởi ngoài khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không? Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Vậy mà, không hiểu tại sao vẫn có rất nhiều bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và luôn không có điểm dừng. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã quá… quen mắt với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ trung, đẹp đẽ lại mang trên mình những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang… đến phát sợ. Có chàng trai mặc quần bò thì xé rách ở nhiều chỗ tới hở cả đùi, đồ lót. Chẳng hiểu họ thấy đẹp và “thời trang” ở điểm nào.


 
Có anh thì chỉ mặc mỗi cái quần đùi, cởi trần đi xe máy mà người thì còm nhom trông chẳng khác gì bộ xương di động…; nhiều chị, nhiều cô thì váy ngắn, váy xẻ hết cỡ, phía trên chỉ mặc mỗi chiếc áo nịt có chiều rộng chỉ bằng hai bàn tay khiến cho thân thể hở dưới lộ trên trông rất phản cảm. Cách mặc như vậy ở trên phố đã là khó chấp nhận, vậy mà nhiều cô, cậu trẻ còn “diễn” cả vào chùa, nhà thờ, đền, miếu – những nơi luôn cần sự nghiêm trang kín đáo. Thử hỏi, như vậy dù họ có học, có văn hoá kiểu gì đi chăng nữa thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá!

Vẫn biết rằng việc mặc đẹp, chạy theo thời trang là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề mặc đẹp càng cần thiết. Thế nhưng chúng ta, nhất là giới trẻ hãy mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị mà vẫn thời trang, vẫn đẹp. Đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ ngắn, cứ xẻ, cứ hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang, bởi nếu vậy chính những bộ trang phục ấy sẽ tự hạ thấp bạn trước con mắt mọi người. Đối với trang phục của phụ nữ, nhất là giới trẻ, thì điều cơ bản là làm sao khi mặc nó toát lên những nét đẹp vốn có và che những chỗ cần thiết trên cơ thể. Lựa chọn trang phục sao cho hợp với thân hình mình, toát lên cả nét văn hóa của người mặc nói riêng và của người Việt Nam nói chung.