Mary people think comtry side is a ideal place ti live.
hãy viết đoạn văn làm rõ quan điểm đó
viết một đoạn văn bằng tiếng anh có sư dụng các gợi ý dưới đây mink ở thái bình nha
-where do you want to live?
-why do you want to live in that place?
-what do you think of thát place?
-why do you think thát place is attractive?
1. Viết đoạn văn diễn dịch 12 câu làm rõ chủ đề sau : Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sông của em
2. Viết đoạn văn quy nạp 12 câu làm rõ chủ đề : Hãy nói không với ma túy bạn nhé
3. Viết đoạn văn tổng-phân-hợp làm rõ câu chủ đề : Thuốc lá đang đe dọa tính mạng con người ghê gớm
1. Nếu phải giải thích tại sao con cần mẹ và mẹ là người quan trọng nhất với con thì con sẽ không ngần ngại mà trả lời câu hỏi đó. Mẹ là người đem con tới thế giới này. Mẹ cho con cuộc sống bình yên. Trong cuộc sống từ khi sinh ra được mẹ bế bồng cho đến lúc đi học, mẹ chưa bao giờ để con một mình. Mẹ là người hi sinh cho con tất cả, khi con khóc con ngã con gọi mẹ. Mẹ đến bên cạnh con an ủi rằng " mạnh mẽ lên con gái yêu của mẹ". Mẹ biết không? Chỉ câu nói đó của mẹ thôi cũng làm con cảm thấy hạnh phúc và thêm nguồn động lực cho bản thân ra sao rồi. Phải nói sao đây, kể không hết đó là công lao của mẹ. Hằng ngày, mẹ đi làm nhưng mẹ chưa bao giờ quên những công việc ở nhà. Mọi việc đều lo một cách chu toàn. Khi con ốm, mẹ ân cần chăm sóc thức khuya bên cạnh con. Nhiều khi con có gây ra lỗi lầm mẹ vẫn tha thứ nhưng bên trong sự tha thứ ấy là nỗi buồn của mẹ dành cho con. Mẹ ạ! Có lẽ cuộc của con sẽ rất vô nghĩa nếu thiếu mẹ bên cạnh. Con vui vì con được làm con của mẹ, nếu có kiếp sau làm người con vẫn chỉ muốn được làm con của mẹ. Vì vậy với con mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sống của mình.
Chúc bạn học tốt!
1Mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Ở bên mẹ con được ấp ủ, chăm sóc chu đáo. Ở bên mẹ con được bát canh tôm nấu với khế xanh ngọt ngào. Mẹ quan trọng nhát vì mẹ không chỉ là mẹ mà còn là 1 người bạn với con. Mẹ chia sẻ với con mọi điều, lúc con buồn hay khi con vui. Mẹ luôn đông viên, khích lệ con học tập. Mẹ dìu dắt con bước đi trên con đường học tập đầy bao gian khó. Mẹ cho con những bữa cơm ngon, cho con cả những cái hôn dịu hiền, ấm áp.
2 Ma túy đem đến cho bạn những giây phút thoải mái, thanh thản. Giúp bạn giải sầu, những lúc buồn thảm . Nhưng nó lại khiến bạn trở nên nghiện ngập 1 thứ thuốc kinh khủng mà cả thế giới phải lo ngại. Nó khiến chính con người của bạn xa chân vào tệ nạn xã hội, khiến sức khỏe của bạn suy yếu dần, gây ra những căn bệnh nguy hiểm. Không những vậy, nó khiến cả người thân bên cạnh bạn phải suy nghĩ, thậm trí là phá sản cả 1 gia đình, gây nên chia cách và những cái chết dữ dội, đầy thương tâm. Vì vậy "Hãy nói không với ma túy bạn nhé"
3 Tôi yêu mùa xuân. Mùa xuân cho cây cối đâm trồi nở hoa, cho vạn vật sức sống mới. Mùa Xuân đem đến cho mọi người cái bầu không khí sum vậy ngày Tết đoàn tụ, cho hàng cây những cơm mưa phùn lất phất. Tôi cảm thấy yêu mùa xuân hơn vì nghe thấy mặt đất dường như cũng phập phồng , phập phồng, hồ hởi. Mọi thứ như tươi xanh hơn. Đào, mai, quất,... là bao quà chơi mùa Tết mà người ta ưa chuộng. Mùa Xuân cho bánh trưng thêm xanh cho đào ,mai thêm thắm... Ôi tôi yêu mùa xuân biết bao!
me
la
nguoi
tuyet
voi
nhat
tren
cuoc
doi
hon12 dong roi
từ văn bản bàn luận về phép học em hãy viết đoạn văn diễn dịch (8-10)làm rõ tầm quan trọng của việc học
Tham khảo:
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa học và hành đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, Học quan trọng hơn hành hay hành quan trọng hơn học? La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài Bàn luận về phép học: Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.
Ý kiến trên đây của ông là sự đúc kết kinh nghiệm sau bao năm nghiền ngẫm và áp dụng trong thực tế phương pháp dạy và học của Chu Tử (tức Chu Đôn Di), một bậc thầy của Nho giáo đời Tống bên Trung Quốc.
Trong phép học của Chu Tử, Nguyễn Thiếp nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa học và hành: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Vậy, chúng ta phải tìm hiểu xem học là gì? hành là gì?
Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học qua sách vở và học ở thực tế đời sống. Học để làm giàu tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết. Học để có thể làm chủ bản thân, làm chủ công việc của mình và góp phần hữu ích vào sự nghiệp chung của đất nước, dân lộc. Theo Nguyễn Thiếp, muốn có kết quả tốt phải có phương pháp học tốt. Trước hết phải học từ thấp đến cao. Khi học phải biết tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng. Theo cách nói bây giờ là ta phải biết sơ đồ hóa kiến thức, biết tóm tắt nội dung văn bản đã học.
Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hằng ngày. Ví dụ như một bác sĩ những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho nhân dân. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên... để phục vụ đời sống con người.
Anh công nhân trong xưởng máy vận dụng lí thuyết để cải tiến kĩ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chị nông dân áp dụng khoa học vào đồng ruộng để có được những vụ mùa bội thu... Học sinh vận dụng những điều thầy dạy để làm một bài toán, một bài văn... đó là hành.
Bác Hồ cũng khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí. (Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.
Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại.
Quan niệm về học và hành của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức các công việc phức tạp. Lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Do đó, chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đánh giá đúng mức mối liên quan giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bổ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Có học mà không có hành thì chỉ là ôm mớ lí thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cùng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình, không thể xem nhẹ mặt này hay mặt khác.
Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở... phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người.
Với cách lập luận chặt chẽ, bài Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp giúp chúng ta hiểu rõ mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, tài năng, đặng góp phần thúc đầy sự hưng thịnh của đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi theo kiểu "vinh thân phi gia". Muốn học tốt phải có phương pháp đúng: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm; đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Theo em quan điểm của Nguyễn Thiếp điều quan trọng trong việc học là “học để biết rõ đạo,nghĩa là học để làm người,học để sống tốt, cư xử đúng chuẩn mực”.E hãy viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 12-14 câu để trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên?
Six people answer the following question: Is the world becoming a better place to live? Answer the following questions about the interview. Your browser does not support the audio element.
How does Eucharia think the world is improving?
A. It has better weather now
B. People are more connected
C. Ø
Đáp án:
Eucharia nghĩ thế giới đang tiến bộ như thế nào?
A. Bây giờ thế giới có thời tiết tốt hơn
B. Mọi người được kết nối nhiều hơn
Thông tin: I do think so because of influences such as the internet and globalization and growing interest in intercultural communication so people are more interested in each other where as before people were more introverted and inward looking especially in island countries.
Tạm dịch: Tôi nghĩ như vậy vì những ảnh hưởng ví dụ như internet và toàn cầu hóa và sự quan tâm ngày càng tăng trong giao tiếp văn hóa, vì vậy mọi người quan tâm hơn đến nhau trong khi trước đây mọi người sống nội tâm và hướng nội hơn đặc biệt ở các quốc đảo.
Đáp án cần chọn là: B
viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn làm rõ cho luận điểm : môi trường rất quan trọng đối với đời sống con người
Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…). Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước…
Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.
Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.
Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội.
Con người cho vào môi trường tự nhiên: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế, … nếu không xử lý rác thì môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Khai thác tài nguyên không có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, muông thú sẽ bị tuyệt chủng…
Thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.
Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta..
Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởngcủa hiện trạng đô thị hóa của xã hội. Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con ngườiMỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường.Nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống hiện nay đã dần hướng mọi người đến sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe cũng như sắc đẹp của mình. Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mõi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.
cám ơn siro official
em hãy viết một đoạn văn khoảng từ 3-5 câu miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng mùa hè, trong đoạn văn đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa.(hãy chỉ rõ phép tu từ đó sau khi viết đoạn văn.)
làm đc mình cho like nha!
Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống nước trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.
gạch chân : so sánh
in đậm : nhân hóa
Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui.
phần này là gạch chân
Tập viết đoạn văn nghị luận làm rõ luận điểm sau: Tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha về quan hệ ứng xử xã hội.
Em hãy làm rõ tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác sau khi học xong bài Tức Cảnh Pác Bó.Hãy viết 1 đoạn văn quy nạp trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán(gạch dưới câu cảm thán đó) Mong mọi người giúp em Xin cảm ơn ạ !!!