Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Lộc
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
13 tháng 11 2016 lúc 21:11
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con. Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt. Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình. Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu. Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng. Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con. Tại sao người bố lại có thái độ kiên quyết như vậy? Bởi vì sự hỗn láo của đứa con đã làm cho ông thất vọng, ông vốn rất thương yêu con và muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình, một lỗi lầm khó có thể tha thứ nếu tái phạm: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng… Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ… tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En-ri-cô này ***** Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó. Đây là đoạn văn hay nhất, cảm động nhất trong bức thư. Người bố viết cho con trai mình nhưng cũng chính là viết cho bao người con khác trong cuộc đời. Đến lúc trưởng thành, các con dần dần xa mẹ, nhưng trong cách nghĩ của mẹ thì; Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ, Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con (Chế Lan Viên). Mẹ vẫn âm thầm dõi theo từng bước trên đường kiếm sống và tạo dựng sự nghiệp của con. Lúc con gặp sóng gió thì lòng mẹ là bến đậu an lành nhất. Một lời chia sẻ, động viên, khuyên nhủ chí tình của mẹ sẽ làm cho tâm hồn con thanh thản lại. Hiểu rõ điều đó nên người bố khẳng định sự thiệt thòi và đau khổ nhất trong cuộc đời của một con người là không còn mẹ. 

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời.

Người bố khuyên con bằng lời lẽ chí tình: Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ, không phải vì sợ bố, mà do sự thành khẩn trong lòng. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm hi vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: bô sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.

 Giọng văn ở đoạn này dịu dàng, tha thiết, lắng sâu. Người cha lấy cái lí để phê phán và lấy cái tình để khuyên nhủ, dạy dỗ, khiến đứa con không thể không thấm thía. En-ri-cô xúc động thật sự vì nội dung bức thư của bố. Cậu kính yêu cha mẹ vô cùng nên đã rất ân hận về lỗi lầm của mình. Tại sao người bố không trực tiếp dạy bảo con mà lại dùng hình thức viết thư? Bởi vì có những điều tế nhị và phức tạp của tình cảm khó có thể nói ra bằng lời. Hơn nữa, viết thư tuy là cách giao tiếp gián tiếp nhưng lại có tác dụng rất lớn. Nó vừa thể hiện được mục đích của người viết, vừa không làm cho người mắc lỗi cảm thấy bị xúc phạm.. Đây chính là bài học về cách ứng xử khéo léo trong quan hệ gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói chung. Bài văn đề cập đến khía cạnh quan trọng của đạo làm con. Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước đo phẩm chất đạo đức của mỗi người. Trong kí ức của mỗi chúng ta, mẹ luôn chiếm một vị trí quan trọng. Mẹ gắn liền với những hình ảnh thân thuộc của quê hương như mái đình, gốc đa, bến nước, con đò, cầu tre lắt lẻo, hoa cau rụng trắng đêm trăng, bữa cơm đầm ấm, sum vầy… Kỉ niệm về mẹ mãi mãi theo ta suốt cả cuộc đời. Nếu trong hành trình tiến lên phía trước, có lúc nào mỏi gối chùn chân, ta hãy quay về miền thơ ấu ở đó, hình ảnh mẹ kính yêu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ta vững bước.
Thảo Phương
13 tháng 11 2016 lúc 21:12

Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.

 

Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.

Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).

Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

hay

“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)

 

Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.

“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.

Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.

Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.

Hoàng Hà Trang
13 tháng 11 2016 lúc 21:16

Phần hay nhất, cảm động nhất trong bức thư là người bố nói với con về hình ảnh thương yêu, về đức hi sinh cao cả và tình thương mênh mông của người mẹ hiền.

 

Bố nhắc lại một kĩ niệm không bao giờ có. thể quên là cách đây mấy năm, En-ri-cồ bị ốm nặng, mẹ đã “thức suốt đêm" sàn sóc con, “cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con”. Người mẹ lo âu, đau đớn “quằn quại vì nồi sợ, khốc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”.

Cổ ngữ có câu: “Mẫu tử tình thâm”. Tình mẹ thương con là mênh mông bao la. Mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ” (tục ngữ).

Con mà lại xúc phạm đến mẹ là vô đạo, vì “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn”. Một năm so với một giờ đã có đứa con nào tính được, nghĩ đến ? Người mẹ có quản gì vất vả, chịu khổ sở đói rét “đi ăn xin để nuôi con”. To lớn hơn, vĩ đại hơn là người mẹ có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”. Công cha nghĩa mẹ thật vô cùng sâu nặng:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

hay

“ơn cha nặng lắm ai ơi ỉ
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”
(Ca dao)

 

Cảm động nhất là khi bố chỉ cho con thấy nỗi bất hạnh “buồn thảm nhất” của một đời người là “ngày mà con mất mẹ”. Mồ côi mẹ là nỗi đau khổ nhất của tuổi thơ. Cho dù khi đã lớn khôn, trưởng thành, dũng cảm,… đứa con vẫn không bao giờ tìm lại được bóng dáng yêu thương của mẹ hiền. Một tiếng nói dịu hiền của mẹ. Một cử chỉ thân thương của mẹ “được mẹ dang tay ra đón vào lòng”. Nỗi cô đơn của đứa con (dù lớn khôn, khỏe mạnh) không thể nào kể xiết, vì thiếu tình thương ấp ủ của mẹ hiền, “con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở the”. Lúc ấy, "con sẽ cay đắng…”, “con sẽ không thể sống thanh thản”, “con sẽ không một phút nào yên tĩnh”) vì lương tâm cắn rứt, con nhở lại “những lúc đã làm cho mẹ đau lòng”, “đã làm cho mẹ buồn phiền”. Lúc ấy dù có “hối hận”, dù con có "cầu xin linh hồn mẹ tha thứ” thì cũng chỉ vô ích mà thôi, vì mẹ đã mất từ lâu rồi. Một nỗi đau ghê gớm là thời gian năm tháng sẽ không bao giờ làm nguôi quên những hình ảnh, những kỉ niệm vui, buồn về người mẹ hiền yêu quý, “lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh”. Và lúc ấy, “hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình”.

“Mẹ hiền như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Đó là ca dao của nhân dân ta. ở đây, từ hình ảnh người mẹ hiền trong tâm hồn đứa con, người bố đã viết một câu thật hay nói về lòng hiếu thảo, về đạo làm con; lời khuyên con càng trở nên sâu xa, thấm thìa: “Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Bởi lẽ, lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo làm người; những kẻ bất hiếu “thật đáng xấu hổ và nhục nha ’ vì đã “chà đạp lên tình yêu đó”.

Qua bức thư của người bố gửi En-ri-cô, ta thấy lời giáo huấn không hề khô khan mà vô cùng xúc động, chứa chan tình phụ – từ, tình mầu – tử. Bố vừa giận vừa thương con; bố đã dạy con bài học về lòng hiếu thảo, biết kính trọng và biết ơn cha mẹ. Lòng mẹ bao la và mênh mông. Con không được vô lễ, không được vong ân bội nghĩa với mẹ cha. Chúng ta cảm thấy mình “lớn lên” cùng trang nhật ký của En-ri-cô.

Tóm lại bài "Mẹ tôi” là một bài ca tuyệt đẹp của “Những tấm lòng cao cà”. Đơ A-mi-xi đã để lại trong lòng ta hình ảnh cao đẹp thân thương của người mẹ hiền, đã giáo dục chúng ta bài học hiếu thảo của đạo làm con.

Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Nya arigatou~
31 tháng 10 2016 lúc 11:19

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Chúc bạn học tốtokNguyên Thị Thu trang

Võ Đông Anh Tuấn
31 tháng 10 2016 lúc 11:16

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

Bình Trần Thị
31 tháng 10 2016 lúc 12:08

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

My Sunshine
Xem chi tiết
Thảo Phương
11 tháng 10 2016 lúc 21:32

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

Linh Phương
17 tháng 10 2016 lúc 16:56

Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-téc (1547-1616) là một kiệt tác văn chương của thời đại Phục hưng. Tác phẩm đã ghi lại bao chiến tích của người hùng Đôn Ki-hô-tê mà đỉnh cao là cuộc phiêu lưu đánh nhau với cối xay gió. Sự ngông cuồng của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê là đỉnh cao của sự mê muội.

Sau trận đánh nhau với bọn lái buôn, vì họ không công nhận công nương Đuyn-xi-nê-a là đẹp nhất trần gian, Đôn Ki-hô-tê bị nện một trận nhừ tử, bị bắt đưa về làng một thời gian, giờ đây lão ta lại ra đi với mộng chiến công. Lần này có thêm quan giám mã Xan-chô Pan-xa theo hầu.

Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy bốn chục cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã tới. Quân địch là ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, mỗi tên có cánh tay dài tới gần hai dặm. Lão quyết tiêu diệt lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu sang, sau nữa là để quét sạch lũ xấu xa này khỏi trái đất và để phụng sự Chúa! Mặc dù đã nhìn gà hóa cáo, nhưng mục tiêu chiến đấu của Đôn Ki- hô-tê không kém phần thiêng liêng! Giám mã đã hết lời can ngăn nhưng lão ta bỏ ngoài tai hết. Lão nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa mà cầu kinh…. Với sát khí đằng dằng, lão già hiệp sĩ thét lớn: chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây. Lão vung giáo, cảnh cáo:

Dù cho bọn người có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri- a-rê-ô các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi xung trận, lão ta không quên cầu cứu nàng tình nhân Đuyn xi-nê-a phù hộ cho trong cơn nguy biến này!.

Mê muội và ngông cuồng, lão lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất. Lão dâm thẳng mũi giáo vào cánh quạt cối xay. Tưởng là tên khổng lồ sẽ máu đổ xương tan. Ai ngờ, gió nổi lên, cối xay gió quay tít, ngọn giáo lão hiệp sĩ gãy tan tành. Trên chiến địa cả ngựa và người ngã văng ra xa. Lúc giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy.

Cảnh đánh nhau với cối xay gió thật hóm hỉnh, hài hước. Nghệ thuật dựng cảnh và kể chuyện tài tình đã tái hiện một trận đánh thời trung cổ. Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của Đôn Ki-hô-tê cho thấy sự ngông cuồng và mụ mẫm đã lên tới cực độ! Nhà văn Xec-van-tex đã sử dụng thủ pháp đối lập tương phản, phóng đại, trào lộng rất thành công để châm biếm các hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã quá lỗi thời. Đằng sau nụ cười chế giễu là sự hóm hỉnh đề cao tình yêu tự do, công lí, lòng yêu đời… mang tính nhân văn.

Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

Thu Ngân
Xem chi tiết
o0o nhật kiếm o0o
7 tháng 10 2018 lúc 21:28

Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua.

Pham Minh Hoang
7 tháng 10 2018 lúc 21:29

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam .

" Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi"...

Cái hình ảnh "lắc lẻo" ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

"Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh" không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu...

Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : " Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? " .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . "Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính" là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
12 tháng 10 2016 lúc 13:44

Không biết cây nhãn có từ bao giờ. Chỉ biết rằng khi tôi sinh ra thì rặng nhãn đã xanh rì trước cổng, đầu thôn. Và không biết từ bao giờ, hình ảnh cây nhãn, tên gọi cây nhãn đã trở thành tình yêu trong tôi.
Đi khắp quê hương tôi không bao giờ thiếu vắng bóng cây nhãn. Màu xanh của nhãn bao trùm khắp nẻo đường quê. Cây nhãn đã gắn bó với người dân quê tôi từ bao đời nay. Những buổi trưa hè nắng như đổ lửa, nhãn toả bóng mát cho người dân đi làm đồng về. Chẳng hiểu sao tôi cứ nghĩ, cây nhãn mang dáng dấp của ngươif dân quê tôi. Và tôi rất thích cái cảm giác khi sờ tay vào cái lớp vỏ sần sùi, nâu nâu, gợn gợn của cây nhãn. Cảm giác ấy giống như sờ vào bàn tay chai sạn của bà, của mẹ. Cũng như người dân quê tôi, từ bao đời nay, nhãn cần mần chắt chiu những hạt phù sa mặn mòi từ trong lòng đất, để đơm hoa, kết quả đem lại nguồn thu nhập cho quê hương còn nghèo nàn và đầy gian khó.
Cây nhãn đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Mỗi lần tôi đến trường, cây nhãn xèo bóng rợp đường tôi đi. Mùa xuôn, hoa nhãn nở khắp trời, tung cái màu vàng ươm mỡ màng phủ kín cả làng quê. Và cứ ngày nào cũng vậy, trên đường đi học về, tôi lại đứng lặng dưới rặng nhãn, ngửa mặt lên, nhắm mắt lại, hít những hơi thật sâu để hương thơm của nhãn tràn vào cả lồng ngực. Một mùi thơm dịu mát khó tả. Tôi gọi đó là mùi của quê hương.
Và khi nắng bắt đầu vàng vọt trên mỗi lùm cây, khi những tiếng sấm ầm ù báo hiệu những cơn mưa đầu hạ là lúc nhãn dồn những ngọt ngào từ rễ, từ thân, từ lá trên quả. Hạt bắt đầu chuyển sang màu đen bóng, cùi dày mọng lên để vỏ dần căng ra, mịn hơn. Để rồi đến tháng sáu, tháng bảy, đặt quả nhãn lên môi, dùng răng cắn nhẹ, vỏ đã nứt ra và một dòng nước ngọt ngào thấm dần trong miệng, vào tim, lan ra từng đường gân, sớ thịt. Một vị ngọt thơm, đậm đà rất riêng như chứa cả vị mặn mòi của phù sa từ sâu trong lòng đất quê hương.
Mỗi khi đi xa, nhớ về quê hương mình, hình ảnh đầu tiên tràn về trong tâm trí tôi bao giờ cũng là cây nhãn. Và dù đi đến đâu, thấy bóng dáng cây nhãn là tôi thấy bóng dáng quê hương mình ở đó.

Linh Phương
12 tháng 10 2016 lúc 15:27

Nhãn ra hoa vào đúng mùa xuân, những ngày có cả mưa phùn và lạnh. Nếu vào dịp có nắng ấm, hương thơm sẽ tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và hương vị ngọt ngào hiếm có của những cây nhãn nơi đây đã trở thành quà tặng mà thiên nhiên ưu ái dành riêng cho mảnh đất này.Mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ. Đến Hưng Yên vào mùa này, đi trên đường ai cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời, dòng người tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Nhãn lồng Hưng Yên quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước. Bóc một lớp vỏ mỏng láng, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà. Đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Người ta băn khoăn rằng những yếu tố vi lượng nào đã làm cho nhãn lồng nơi đây có hương vị đặc biệt khác hẳn nhãn ở những vùng đất khác? Chưa ai khám phá ra điều bí ẩn đó nhưng hãy thử đến phố Hiến vào mùa nhãn để cảm nhận điều đặc biệt ấy. Cùi nhãn trong như hổ phách, hạt nhỏ, nước ngọt mát và thơm lạ lùng. Ôi chao, hương vị này quả thực rất tuỵet

Bạn tham khảo nhé!

Nguyễn Việt Hoàng
Xem chi tiết
❤ミ★тɦαηɦ ηɠα★彡❤
22 tháng 11 2019 lúc 20:50

Ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên, thể hiện niềm tự hào của dân tộc

Mình nghĩ vậy hok tốt nhé

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Dương
22 tháng 11 2019 lúc 20:55

Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc đáng tự hào. Trải qua biết bao thăng trầm trong lịch sử, đã có những lúc đất nước ta bị xâm lược, đô hộ cả ngàn năm. Thế nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì toàn dân tộc Việt Nam vẫn mang ý chí mạnh mẽ, quyết tâm không bao giờ chịu làm nô lệ của kẻ khác. Và trong lịch sử đầy chói lọi ấy, “Phò giá về kinh” ( Tụng giá hoàn kinh sư) của thượng tướng Trần Quang Khải hiện lên như một viên ngọc sang- là khúc ca khải hoàn đầu tiên của dân tộc. Đây là bài thơ đầu tiên trong lịch sử được sang tác ra để nói lên ý chí tự hào dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu tranh và đã giành được thắng lợi trước quân Mông Nguyên.

“Phò giá về kinh” được sang tác trong hoàn cảnh tướng Trần Quang Khải được vinh dự phò giá nhà vua để trở về kinh thành sau kế hoạch “vườn không nhà trống “ của vua tôi nhà Trần chống lại quân xâm lược. Mở đầu bài thơ hai câu thơ nói lên thắng lợi hung tráng của quân dân ta trong chiến đấu với quân xâm lược.

"Đoạt sáo chương dương độ

Cầm Hồ Hàm Tử quan"

Mở đầu là hình ảnh của những địa điểm diễn ra những trận đánh lớn mà tại đó, quân và dân ta đã đạt được những thắng lợi vang dội. Tại sao lại là hai địa điểm Chương Dương và hàm Tử. Để giải thích điều này, chúng ta hãy cùng nhau quay lại lịch sử của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên đời Trần, quân và dân ta đã giành được rất nhiều thắng lợi trong nhiều chiến dịch, nổi bật nhất trong số đó là trận chiến trên sông bạch Đằng. thế nhưng tướng Trần Quang Khải lại nhắc tới trận Chương Dương và hàm Tử trước. Bởi lẽ, đây là hai trận chiến cuối cùng mang tính quyết định chiến thắng toàn bộ quân xâm lược. Trước đó, để đánh lừa quân địch, toàn bộ kinh thành đã phải sơ tán đi tới khu vực nông thôn theo kế sách “vườn không nhà trống”. có lẽ thế nên khi được vinh dự phò tá nhà vua trở về kinh thành, tướng Trần Quang khải mới không thể đè nén được xúc động và thể hiện sự tự hào, vui sướng cho chiến thắng của nhân dân ta.

Mặc dù trên thực tế, trận chiến Hàm Tử có trước rồi mới tới trận chiến Chương Dương. Thế những vị tướng tài ba lại nhắc theo thứ tự ngược lại. Đây là những chi tiết hết sức thú vị. tìm hiểu dòng lịch sử, chúng ta biết rằng ở trận chiên Hàm Tử, Trần Quang Khải là người tham gia hỗ trợ còn Tràn Nhật Duật mới là vị tướng chỉ huy chính. Còn trong trận chiến thứ hai, tức là trận chiến Chương Dương thì tướng Trần Quang Khải là người trực tiếp thống lĩnh toàn bộ quân dân chiến đấu một trận chiến khốc liệt nhưng cũng rất vẻ vang mang lại chiến thắng toàn cục cho đất nước ta. Niềm vui chiến thắng cùng hòa nhịp với niềm vui được phò giá nhà vua trở về như khiến sự vui tươi, hãnh diện và tự hào của vị tướng như được nhân đôi. Ông liên tưởng những sự kiện trên theo thời gian từ gần tới xa. Đầu tiên, ông nghĩ ngay tới trận đánh Chương Dương rồi sau đó như ngẫm lại mới nhắc tới trận Hàm Tử. tất cả những chí khí của quân ta được ông đúc kết trong những chữ như “ đoạt sáo”( cướp giáo), ”cầm hồ” (bắt quân Hồ). Chỉ với hai từ những đã thể hiện hết sức rõ rang những hành động của chúng ta. “đoạt” là lấy hắn được về phía bên mình qua những cuộc đấu tranh với người khác. Bởi thế “đoạt sáo” không những làm nổi bật hình ảnh dũng cảm chiến đấu của nhân dân ta mà còn thể hiện sự tích cực, chính nghĩa. Chúng ta không đi cướp, chúng ta chỉ đòi lại những gì là của chúng ta mà thôi, không thể để cho kẻ thù lấy đi và chèn ép được. do đó, bản dịch nghĩa sử dụng từ “cướp giáo” phần nào đã làm mất đi ý nghĩa vốn có của từ ngữ gốc do tác giả sang tác. Ở Chương Dương, chúng ta đã giành được vũ khí của quân giặc, thì ở trận chiến Hàm Tử, chúng ta đã bắt sống được tướng địch. Mỗi lần đấu tranh chúng ta lại lấy được những lợi phẩm khác nhau, thế nhưng tổng kết lại thì đó lại là thắng lợi hoàn toàn, thắng lợi toàn cục và quan địch phải nhận lấy kết quả thất bại ê chề. Những câu thơ không hề có những hình ảnh đổ máu, chém giết đã làm cho tinh thần chính nghĩa của những câu thơ như thêm phần sâu sắc và cũng là khẳng định lại mục đích chiến đấu của nhân dân ta là bảo vệ bờ cõi chứ không hề đi cướp bóc, gây mất đoàn kết giữa các nước với nhau. Những ý thơ với mạch thơ nhanh, gọn cũng là nét tiêu biểu cho những khúc ca khải hoàn sau này.

"Thái bình tu trí lực

Vạn cổ thử giang san"

Nếu như hai câu đầu của đoạn thơ chỉ là hình ảnh của những trận chiến thắng oanh liệt của dân tộc thì hai câu tiếp theo chính là lời tự nhắc nhở bản than mình của cả quân và dân tộc chúng ta. Lần đầu tiên mà ý chí của một người đã được nâng lên thành ý chí của nhiều người. tác giả cho rằng, chiến tranh sử dụng vũ lực chỉ là bất đắc dĩ mà thôi. Còn trau dồi phẩm chất, đạo đức và trí tuệ của toàn dân tộc mới là cái gốc, cái cội nguồn để cả đất nước có chung một tinh thần, ý chỉ sắt đá mà không một đất nước nào có thể xâm phạm được. có thể thấy, tướng Trần Quang Khải là một trong những người có ánh nhìn rất sâu xa, biết khi nào nên vận dụng những gì để giúp cho đất nước mãi duy trì được cảnh thái bình.

Qua bài thơ trên, ta càng thêm yêu lịch sử của dân tộc với những nét thăng trầm nhưng lại luôn luôn mang ý chí kiên cường, bền bỉ, không chịu nhục trước bất cứ một điều nguy hiểm nào. Đạo lí ấy không chỉ được vận dụng trong chiến tranh ngày xưa mà còn được áp dụng cho tới tận bây giờ.

#Trang

#Fallen_Angel

Khách vãng lai đã xóa
Phanh nè
22 tháng 11 2019 lúc 21:05

BL:

Trần Quang Khải không chỉ được biết tới là một vị tướng tài ba mà còn được biết tới với một thi sĩ tài hoa . Ông đã để lại nhiều tác phẩm thơ hay nhưng để lại trong tôi ấn tượng nhất là bài thơ : Phò giá về kinh 

              ( đoạn này bạn trích thơ nhé )

   Bài thơ được viết năm 1285 khi tác giả được vinh dự khi được đi đón Thái thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh đô sau chiến thắng Hàm tử rồi đến Chương Dương . Và trong chuyến đi đó với cảm hứng và một cảm xúc mãnh liệt , dạy dào ông đã sáng tác ra bài thơ 

   Nhà thơ TQK đã cho ta thấy hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông -Nguyên:

            ( trích 2 câu thơ đầu ra nhé bạn , sorry mik lười )

    Lời thơ đã nhắc đến những trận thủy chiến dữ dội , quyết liệt diễn ra trên trận tuyến sông Hồng của quân và dân nha Trần trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông -Nguyên . Giặc Mông là một đội quân hùng mạnh, hiếu chiến . Chúng có thể cưỡi ngựa không cần dây cương . Đi đến đâu thành trì , nhà cửa tan hoang đổ nát tới đó . Những tiếng kêu khó thảm thiết ,đầy xót xa . Chúng làm chủ từ Trung Á đến dòng sông Von -ga . Với khí thế đó chúng chiểm đánh nước Đại việt . Năm 1285  Thaots Hoan đưa hơn 50 vạn quân đến chiếm đánh nước ta . Chính nơi đây , Hàm tử và Chương Dương đã làm thất bại của kẻ thù 

    Trong 2 câu đầu tác giả đã sử dụng những động từ" đoạt " , cầm kết hợp với phép đối để làm nổi bật lên 2 sự kiện mang tầm chiến lược diễn ra trên sông Hồng . Đó là nhwungx chiến thắng vẻ vang oanh liệt của quân và nhân dân nhà Trần. Đồng thời cũng cho ta thấy  thất bại của quân xâm lược . 

   Tuy nhiên trong lời thơ tác giả không đề cập tới việc đầu rơi máu chảy điều đó thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc ta 

    Trên  thực tế Hàm tử diễn ra trước trận Chương Dương . Nhưng trong mạch cảm xúc nhà thơ đã đảo trtj tự của 2 trận đánh . Tạo nên sự êm ái đồng thời cho ta thấy lúc này tác giả đang vui trong niềm vui chiến thắng của trận CD do tác giả chỉ huy sau đó mới sống dậy trận Hàm tử mà tác giả đã góp một phần công nhỏ 

   Hai cụm từ " đoạt sáo " và cầm hồ " được cho lên đâỏ câu thơ đó là phép đảo ngữ . Như một nốt nhấn trong khúc ca khải hoàn đồng thời gợi cho người đọc 2 chiến thắng này như là một cứ đánh trời giáng xuống dầu quân xâm lucowj 

   Giọng thơ mạnh mẽ , hào hùng . Tác giả đã thể hiện được niềm vui chiến thắng của quân và dân nhà Trần . Chỉ 2 câu thơ ngắn gọn ngôn ngữ bình dị nhưng người dọc như nghe được tiếng trống thức trận liên hồi , tiếng hô xung phog và cả tiếng reo hò vui mừng của vị tướng cũng như quân và dân ta

   * Phần này bạn tự nêu lên cảm xúc của mình nhé . Mình không nghĩ được gì nữa rồi. Khi nào nghĩ ra mình viết tiếp nghen 

#hoctot

#phanhne

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
24 tháng 12 2023 lúc 11:51

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố: 

+ Yêu quý

+ Gần gũi với bố, đón nhận từng cử chỉ chăm sóc của bố với lòng biết ơn: bố làm cho “tôi” chiếc bình tưới xinh xắn, dạy “tôi” cách cảm nhận về khu vườn

+ Bố là món quà “bự” nhất của tôi,...

- Những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về Tí:

+ Coi Tí là người bạn thân nhất, sẵn sàng chia sẻ với bạn bí mật ngọt ngào, hạnh phúc của hai bố con

+ Thấy tên bạn Tí đẹp và hay hơn mọi âm thanh, thích gọi bạn để được nghe cái tên ấy vang lên,...

→ Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách nhạy cảm, tinh tế, biết yêu thương mọi người. Cậu có một tình cảm ngưỡng mộ bố và quý mến bạn vô cùng.

Trần Thị Tuyết
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
27 tháng 11 2016 lúc 19:54

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

inuyasha
28 tháng 11 2016 lúc 12:34

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)

 

cam nhan bai tho namquoc son ha

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

kham khao nhe

 

inuyasha
28 tháng 11 2016 lúc 12:37

“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam

tiep bai hoi nay nhe

Pikachu
Xem chi tiết
trinh bich ngoc
27 tháng 6 2016 lúc 9:47

mình quen co curtis nè 

mình thấy cô rất vui vẻ

tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 6 2016 lúc 9:48

cô là người rất thân thiện , vui vẻ , hòa đồng và đặc biệt là quan tâm đến học sinh của mình

Phạm Ngọc Minh Tú
27 tháng 6 2016 lúc 9:51

Cô curtis rất vui vẻ,thân thiện và quan tâm tới hs.

Đó là cảm nghĩ của mk về côvui