Hai điện trở R1,R2 mắc song song giữa hai điểm AB có hiệu điện thế 12V ,cường độ dòng điện 1,5A cho biết R1=2R2
a) Tính I1,I2 qua các điện trở
b) Tính R1,R2
Hai điện trở R 1 = 20 Ω ; R 2 = 40 Ω được mắc song song giữa hai điểm A và B có hiệu điện thế 12V. Gọi I, I 1 , I 2 lần lượt là cường độ dòng điện qua mạch chính và qua mỗi điện trở. Giá trị I, I 1 , I 2 là
A. I 1 = 0 , 6 A ; I 2 = 0 , 3 A ; I = 0 , 9 A
B. I 1 = 0 , 3 A ; I 2 = 0 , 6 A ; I = 0 , 9 A
C. I 1 = 0 , 6 A ; I 2 = 0 , 2 A ; I = 0 , 8 A
D. I 1 = 0 , 3 A ; I 2 = 0 , 4 A ; I = 0 , 6 A
Đáp án A
Từ định luật Ôm I 1 = U / R 1 = 12 / 20 = 0 , 6 A , I 2 = U / R 2 = 12 / 40 = 0 , 3 A .
Cường độ mạch chính I = I 1 + I 2 = 0 , 9 A
Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R 1 và R 2 . Nếu mắc nối tiếp hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện I 2 đi qua chúng có cường độ I 1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở này vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R 1 và R 2
R 1 nối tiếp R 2 nên điện trở tương đương của mạch lúc này là:
R 1 song song với R 2 nên điện trở tương đương của mạch lúc này là:
Lấy (1) nhân với (2) theo vế ta được R 1 . R 2 = 18 → (3)
Thay (3) vào (1), ta được: R 12 - 9 R 1 + 18 = 0
Giải phương trình, ta có: R 1 = 3Ω; R 2 = 6Ω hay R 1 = 6Ω; R 2 = 3Ω
Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1, R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R1, R2?
A. R1 = 3 , R2 = 6
B. R1 = 2 , R2 = 4
C. R1 = 2 , R2 = 9
D. R1 = 3 , R2 = 9
Khi mắc nối tiếp hai điện trở R 1 và C vào hiệu điện thế 1,2V thì dòng điện chạy qua chúng có cường độ I = 0,12A. Nếu mắc song song hai điện trở nói trên vào một hiệu điện thế thì dòng điện chạy qua điện trở R 1 có cường độ I 1 gấp 1,5 lần cường độ I 2 của dòng điện chạy qua điện trở R 2 . Hãy tính điện trở R 1 và R 2
Vì R 1 mắc song song R 2 nên: U 1 = U 2 ⇔ I 1 . R 1 = I 1 . R 2
Mà I 1 = 1,5 I 2 → 1,5 I 2 . R 1 = I 2 . R 2 → 1,5 R 1 = R 2
Từ (1) ta có R 1 + R 2 = 10Ω (2)
Thay R 2 = 1,5 R 1 vào (2) ta được: R 1 + 1,5 R 1 = 10 ⇒ 2,5 R 1 = 10 ⇒ R 1 = 4Ω
⇒ R 2 = 1,5.4 = 6Ω
Cho mạch điện R1 mắc song song R2, điện trở R1 = 12Ω , R2 = 24Ω, hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là 12V không đổi.
a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b/ Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và qua mạch chính.
c/ Muốn cường độ dòng điện qua mạch chính giảm đi 2 lần thì phải mắc thêm điện trở R3 như thế nào so với mạch ban đầu? Tính R3?
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\(R_{tđ}=\dfrac{R_1.R_2}{R_1+R_2}=\dfrac{12.24}{12+24}=8\left(\Omega\right)\)
Do mắc song song nên \(U=U_1=U_2=12V\)
Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và qua mạch chính:
\(\left\{{}\begin{matrix}I=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{12}{8}=1,5\left(A\right)\\I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{12}{12}=1\left(A\right)\\I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{12}{24}=0,5\left(A\right)\end{matrix}\right.\)
Giữa hai điểm A và B của mạch điện, hiệu điện thế không đổi bằng 9V có mắc song song hai dây dẫn điện trở R1, R2. Cường độ dòng điện qua các điện trở lần lượt là I1=0,6A và I2=0,4A. Điện trở R1, R2 có giá trị lần lượt là
A. 15Ω;22,5Ω
B. 12Ω;36Ω
C. 22,5Ω;36Ω
D. 18Ω;18Ω
Có : \(U=U_1=U_2=9\left(V\right)\) (vì R1 // R2)
Điện trở của R1
\(R_1=\dfrac{U_1}{I_1}=\dfrac{9}{0,6}=15\left(\Omega\right)\)
Điện trở của R2
\(R_2=\dfrac{U_2}{I_2}=\dfrac{9}{0,4}=22,5\left(\Omega\right)\)
⇒ Chọn câu : A
Chúc bạn học tốt
Vì R1 // R2
=> Um = U1 = U2 = 9 (V)
=> R1 = U1/ I1 = 9 / 0,6 = 15(Ω)
=> R2 = U2 / I2 = 9 / 0,4 = 22,5 (Ω)
Vậy điện trở R1 , R2 có giá trị lần lượt là 15 (Ω) và 22,5 (Ω)
=> Chọn A
Điện trở R1 = 10Ω mắc song song với điện trở R2 = 30Ω vào giữa hai điểm A,B có hiệu điện thế không đổi. Khi đó cường độ dòng điện qua R1 là I1, qua R2 là I2 và trong mạch chính là I. So sánh: I với I1 và I2 ?
- I1 với I2 ?
- I với I1 ?
- I với I2 ?
Ba điện trở R1, R2, R3 mắc vào nguồn hiệu điện thế không đổi UAB. Khi ba điện trở mắc song song, cường độ dòng điện qua R1, qua R2, qua R3 lần lượt là I1 = 3A; I2= 1 A, I3= 1,5 A
a) khi ba điện trở mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là bao nhiêu?
b) Cho biết điện trở R1, R2, R3 sẽ bị hỏng nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở vượt quá giới hạn Ugh = 12V. Khi ba điện trở mắc nối tiếp, tìm U AB để ba điện trở không bị hỏng
a, Khi 3 điện trở mắc song song thì UAB=U1=U2=U3
=> I1R1=I2R2=I3R3 => 3R1 = R2 = 1,5R3
=> R2 = 3R1 ; R3= 2R1
Khi 3 điệm trở mắc nối tiếp Rm=R1+R2+R3=6R1
=> Cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở là:
I1=I2=I3= UAB/(6R1) = 3/6=1/2 (A)
1)Hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế U = 75V. Biết R1 = 2R2 cường độ dòng điện trong mạch là 2,5A. Tính điện trở R1
2)Đặt một hiệu điện thế U = 45V vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Dòng điện trong mạch chính có cường độ 2,5A. Xác định R2 biết rằng R1 = R2
Bài 1.
\(R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{75}{2,5}=30\Omega\)
Có \(R_1ntR_2\Rightarrow R_1+R_2=30\) \(\Rightarrow2R_2+R_2=30\Rightarrow R_2=10\Omega\)
\(\Rightarrow R_1=30-R_2=30-10=20\Omega\)
BÀI 2.
Ta có: \(R_{tđ}=\dfrac{U}{I}=\dfrac{45}{2,5}=18\Omega\)
Mà \(R_1//R_2\) \(\Rightarrow\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}\)
Lại có: \(R_1=\dfrac{3}{2}R_2\)
\(\Rightarrow\dfrac{1}{R}=\dfrac{1}{\dfrac{3}{2}R_2}+\dfrac{1}{R_2}=\dfrac{1}{18}\) \(\Rightarrow R_2=30\Omega\)