Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Ánh
10 tháng 9 2016 lúc 15:41

Help me .

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 10:19



I). Mở bài: 
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.


II). Thân bài: 
1. Khái quát: 

- Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.

2. Chi tiết: 
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:

- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.

b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…

c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.

- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.

d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.

- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam

III). Kết bài: 
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt

Nguyễn Thuỳ Dung
30 tháng 9 2016 lúc 5:02

DÀN BÀI CHI TIẾT NHÉ
. Mở bài:

- Cây lúa tự giới thiệu chung về bản thân
(Chúng tôi sinh ra, lớn lên và gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Nói như vậy chắc hẳn các bạn đã biết chúng tôi là ai rồi phải không. Tôi là lúa nếp cái hoa vàng, một thành viên khá quan trọng không thể thiếu trong tập thể họ hàng nhà lúa. Họ nhà lúa không chỉ là nguồn sống, đem lại những giá trị vật chất nuôi sống con người mà chúng tôi còn là người bạn tâm giao, cùng sẻ chia những vui buồn, ước vọng của người nông dân Việt Nam nữa cơ đấy.)
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Lúa là một loại cây trồng cổ có vai trò quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu, triệu người trên Trái đất từ xa xưa đến nay…
( Không rõ họ hàng nhà lúa chúng tôi có mặt trên Trái đất từ bao giờ, nhưng nghe cha ông kể lại thì đã từ lâu, rất lâu rồi, chúng tôi đã là một loại cây lương thực cổ có vị trí quan trọng trong đời sống và lịch sử phát triển của hàng triệu , triệu người từ xa xưa đến nay. Đi khắp đất nước Việt Nam, từ Bắc vào Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… đâu đâu các bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh họ hàng nhà lúa chúng tôi trải rộng trên các cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa chuíng tôi đã góp phần tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời vời cho đất nước:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…”
(Nguyễn Đình Thi)
2. Đặc điểm:
- Lúa là loại cây lương thực quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc. 
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm, thân cỏ rỗng
- Lá lúa có phiến dài mỏng, mọc bao quanh thân
- Hoa lưỡng tính, không có bao hoa; quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc.
- Khi lúa chín, cả thân, lá, quả đều ngả màu vàng
- Hạt gạo nằm bên trong vỏ trấu màu trắng…
3. Các loại lúa:
- Có nhiều loại: lúa tẻ, lúa nếp. Mỗi loại lại có nhiều loại nhỏ khác nhau…………………
- Căn cứ vào thời vụ gieo trồng, có: lúa chiêm, lúa mùa, lúa xuân hè, lúa hè thu,…
- Căn cứ cách gieo trồng, có: lúa cấy, lúa sạ, lúa trời,

4. Quá trình sinh trưởng: trải qua nhiều giai đoạn
- Từ hạt thóc – nẩy mầm – lên mạ - thành cây lúa – bén rễ - hồi xanh – rồi đẻ nhánh – làm đốt – làm đòng – trổ bông – làm hạt – nở hoa – thụ phấn – hình thành hạt chín
- Quá trình tạo hạt: từ chín sữa chín sáp chín hoàn toàn.
5. Ích lợi và vai trò của cây lúa:
- Là cây lương thực chính nuôi sống con người (40% dân số thế giới coi lúa là lương thực chính). Tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi htj gạo là “hạt của sự sống”. Lúa có đầy đủ các chất din hdưỡng như tinh bột, prôtêin, lipit, xenlulôzơ, nước,…
- Gạo để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới)
- Lúa gạo dùng để chăn nuôi
- Lúa còn chế biến ra nhiều sản phẩm như: bánh, cốm, rượu,…
- Sản phẩm phụ từ lúa được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:
+ Tấm để sản xuất tinh bột, rượu, cồn, a-xê-tôn, phấn mịn,thuốc chữa bệnh,…
+ Cám làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, trong côn gfnghiệp dược (sản xuất B1, chữa tê phù., làm mỹ phẩm, dầu cám,…)
+ Trấu dùng sản xuất men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, độn chuồng, làm phân bón, chất đốt,…
+ Rơm, rạ làm thức ăn cho gia súc, sản xuất giấy, đồ gia dụng, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng nấm rơm, làm chất đốt…
- Cây lúa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam:
+ Đó là loại cây tiêu biểu của xứ sở Việt Nam, gắn với văn hoá ẩm thực, với nhiều phong tục, tập quán của người dân Việt như : tục gói bánh chưng, bánh giầy, lễ hội xuống đồng, tục cúng cơm mới, thổi cơm thi,...
+ Cây lúa đã đi vào nhiều câu ca dao tục ngữ, nhiều câu chuyện dân gian, nhiều bài thơ bài hát…
- Nhánh lúa vàng được thể hiện trên quốc huy nước Việt Nam dân chủ công hoà, nay là nước CHXHCN Việt Nam
- Bó lúa còn là biểu trưng cho tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc Đông Nam Á trên lá cờ Asian
6. Cách gieo trồng chăm sóc lúa:
- Trồng trên ruộng nước
- Chăm sóc lúa gồm nhiều công việc: làm cỏ, sục bùn, diệt cỏ dại, kích thích ra rễ mới, tưới nước, bó phân…
(Với vai trò và tác dụng to lớn như trên, nên họ nhà lúa chúng tôi được loài người chăm sóc rất cẩn thận. Từ nhận thức giá trị và lòng yêu mến cây lúa chúng tôi, con người đã gắn sự sống của mình với chúng tôi, nâng chúng tôi lên thành một biểu tượng cao đẹp, coi cư dân nhà lúa như con người. Có lẽ vì thế mà các bác nông dân đi làm đồng thường nói là đi thăm đồng, thăm lúa. Chúng tôi được người nông dân gieo trồng trên những ruộng lúa nước (vì chúng tôi là lúa nước mà lại). Các bác ấy chăm sóc chúng tôi vô cùng cẩn thận với nhiều công việc như……)
III. Kết bài:

Quỳnh 9/2 Mai
Xem chi tiết
Trịnh Đức Hòa
Xem chi tiết
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

Vũ Hải Lâm
12 tháng 9 2018 lúc 23:13

Đau tay quá

OKokok
Xem chi tiết
OKokok
Xem chi tiết
pham thi huong
Xem chi tiết
anime khắc nguyệt
23 tháng 1 2022 lúc 8:54

tham khảo :
 

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Hà Đình Đức
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 1 2021 lúc 22:41

Tham khảo:

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót…

Hoàng Ngọc Hà
29 tháng 12 2021 lúc 9:29

Nằm trong lòng TP. Buôn Ma Thuột sầm uất ngày nay, ít ai biết rằng, Nhà đày Buôn Ma Thuột (do thực dân Pháp thiết lập), những năm 1930 – 1931 lọt thỏm giữa vùng dân cư thưa thớt, bao bọc xung quanh là núi rừng hoang vu, rậm rạp, nhiều thú dữ, là nơi đày ải tù chính trị ở các tỉnh Trung Kỳ.

Bị giam giữ trong điều kiện khắc nghiệt, tàn bạo, nhiều tù nhân mắc bệnh nguy hiểm, chết dần chết mòn. Thế nhưng sự tàn bạo không đè bẹp được khí tiết và tinh thần kiên trung của người chiến sĩ cách mạng. Các cuộc đấu tranh của tù chính trị diễn ra thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức. Tù chính trị đã biến nhà tù thành trường học, họ tìm cách học tiếng Êđê để giao tiếp, tuyên truyền, vận động binh lính người Thượng hiểu rõ hơn dã tâm của thực dân Pháp. Sau đó họ ra tờ báo có tên là Yuan – Êđê (tức Việt – Êđê) bằng tiếng Êđê, rồi bí mật chuyền tay cho binh lính. Cùng với đó là sự xuất hiện của một số tờ báo chép tay chép lại các bài thơ do tù nhân sáng tác nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân Pháp.

Trong các dãy lao, tù nhân còn dùng sỏi để thông tin, liên lạc, chẳng hạn như: ném một viên lên trần nghĩa là Toàn quyền tới, hai viên là Khâm sứ tới, nhiều  viên được ném đồng loạt là chuẩn bị có một cuộc đàn áp. Cùng với đó, để giữ liên lạc, người tù còn tận dụng đũa, muỗng, guốc khoét lỗ rồi nhét tài liệu, tiền, thuốc men…

Cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và bền bỉ ấy đã tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh tiếp theo. Cuối năm 1940, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh được thành lập dưới tên gọi bí mật “Lực lượng trung kiên của Nhà đày”. Đây là mốc son đặc biệt quan trọng, tạo nên một đội ngũ cán bộ cốt cán, kiên cường, dày dạn để cùng toàn dân làm nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945 lịch sử!

Với những giá trị lịch sử quan trọng, thời gian qua Nhà đày đã được tỉnh quan tâm, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo. Các năm 1992 và năm 2005, tỉnh đã hai lần trùng tu, sửa chữa Nhà đày theo nguyên dạng. Hiện Ban Quản lý di tích tỉnh đã làm Đề án trùng tu Nhà đày trình UBND tỉnh. Theo đó, Nhà đày sẽ được trùng tu theo đúng các yếu tố cấu thành di tích nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khách tham quan trong và ngoài nước. Từ năm 2014 đến năm 2017, địa phương cũng đã sưu tầm được 1.040 hồ sơ của tù chính trị. Đây là những hiện vật lịch sử quý giá nhằm tri ân, đồng thời nhắc nhở thế hệ hôm nay và mai sau hiểu rõ hơn về những người tù chính trị kiên trung vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang.

11 năm gắn bó, làm việc tại Nhà đày Buôn Ma Thuột, chị Nguyễn Thị Thu Hương thường tranh thủ sưu tầm, đọc các loại sách, báo, tài liệu, hồ sơ, nhật ký liên quan Nhà đày để có thể thuyết minh, chuyển tải đến khách tham quan những hình ảnh chân thực, sinh động nhất từng diễn ra tại “địa ngục trần gian” này. Chị cho biết, hằng năm, Nhà đày mở cửa đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có đông đảo học sinh, sinh viên, thân nhân tù chính trị, cán bộ chiến sĩ các đơn vị lực lượng vũ trang…

Mỗi đoàn khách đến thăm đều lưu dấu những ấn tượng khác nhau, nhưng có một câu chuyện khiến chị Hương nhớ mãi. Trong một lần hướng dẫn đoàn khách đến từ Hà Nội, một thiếu nữ trong đoàn đã kể lại câu chuyện khiến mọi người rưng rưng. Đó là chuyện về người ông nội yêu kính của cô, khi cô thắc mắc sao chân ông sứt sẹo và thiếu mất một ngón, ông đã kể rằng: khi hoạt động cách mạng thời trai trẻ, ông đã bị địch bắt và giam cầm tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Có lần tình cờ biết con của người lính canh bị ốm nặng, ông đã hướng dẫn cách chữa trị đứa trẻ khỏi bệnh hoàn toàn khiến người lính vô cùng cảm kích. Một hôm, người lính biết thông tin sẽ có nhóm tù nhân bị đưa đi thủ tiêu, trong đó có ân nhân của gia đình, nên anh đã báo ngay cho ông biết. Giữa tình thế nguy cấp, ông đã dùng vật nặng đập cho bàn chân mình dập nát để được đưa ra ngoài chữa trị, nhờ đó, may mắn sống sót… 

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Ngọc Hà
29 tháng 12 2021 lúc 9:31

Và đây  :

Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.

Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.

Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.

Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.

Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều. Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Hà My
Xem chi tiết
Hoàng Gia Hạnh
30 tháng 11 2017 lúc 22:15

Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở Ngô Gia Tự- ngôi trường mang tên vị anh hùng dân tộcThời thơ ấu,thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Trải qua nhiềunăm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con phố bạch mai.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với cái cổng trườn to lớn rộng mở màu xanh.Trưòng tôi có một khuôn viên rộng, thoáng đãng.Từ ngoài bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống độivà cũng là nơi có phòng học sạch sẽ cho chúng tôi học.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy A.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thương của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học Ngô Gia Tự  là trường xuất sắc luôn luôn cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.

dễ thôi bạn ngẫm lại trường mình xem

Sara Kiwasato
23 tháng 11 2017 lúc 21:37

ngôi trường của bn ntn?