Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2018 lúc 10:26

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Kieu Diem
27 tháng 1 2021 lúc 20:54

-Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên trong con người)

-Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con người bên trong –con người tinh thần của nhà thơ.

 

Bình luận (0)
Đoàn Dương Quỳnh San
Xem chi tiết
Hạ Quỳnh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 3 2017 lúc 2:45

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Bình luận (0)
Bạch Ly
Xem chi tiết
qlamm
11 tháng 5 2022 lúc 22:07

bạn lên gg tìm thử một số dạng dề để ôn, chứ theo mình bt thì mỗi lần thi là một dạng bài khác

Bình luận (3)
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Xem chi tiết
Wind
7 tháng 8 2018 lúc 19:26

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên " 

                             Bài làm

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống Tôn sư trọng đạo. Theo quan niệm “Quân, sư, phụ” thì người thầy luôn giữ vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở cho con cháu phải biết ơn, biết trọng thầy.

Ngày nay, khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng.

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. Làm nên ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thế nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức đố mày, đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta để ta biết những điều hay điều lạ. Lúc ta còn bé thơ, khi lần đầu đến trường, thầy là người cầm tay ta nắn nót từng chữ cái, từng con số, rồi dạy ta đọc vần thơ, đọc chữ... Dần dần ta mới có được như ngày hôm nay. Như vậy, công ơn của người thầy quả là to lớn. Công ơn ấy có thế sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, còn người thầy có công “khai hóa” trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia theo lối học khoa bảng người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì thì trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người học trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ (học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Phạm Sư Mạnh (học trò của thầy Chu Văn An)... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy không thầy đố mày làm nên là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò có nhiều môn học và có nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập, nghiên cứu và kiến thức ấy được tiếp thu và áp dụng thực hành tốt hay không là do ở người trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức mà người thầy đã cung cấp và biến nó thành “vốn liếng” riêng của bản thân để thực hành áp dụng nó có kết quả. Thầy dạy tốt, trò học tốt chắc chắn sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp. Như vậy, dẫu cho ngày nay vai trò của người thầy không còn quan trọng tuyệt đối như trước kia nữa nhưng ta cũng phải nhìn nhận rằng những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dường vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này ta càng thấm thía câu tục ngữ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy) mà ông cha ta nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy bổn phận của người học trò phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lí làm người và hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng, hiện nay trong xã hội ta còn biết bao kẻ ăn cháo đá bát. Họ đã quên đi công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động “biết ơn” của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người dạy nghề. Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt làm nên của người học trò đều phải là mảnh bằng là học vị mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có vinh quang hay không là phải do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng đế góp phần vào việc làm nên ấy.

Biết ơn thầy, yêu thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là thứ tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. Không thầy đố mày làm nên mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách, đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Vũ Thị Thanh Loan
Xem chi tiết

theo mk thì làm đoạn văn

Bình luận (1)

TK#

Nếu gặp bài này bạn làm thành bài văn nhé!!!

Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tinh thần của loài người.

Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.

Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

 

Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.

Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.

Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.

Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.

Bình luận (0)
minh nguyet
4 tháng 4 2021 lúc 14:38

Theo chị, những dạng nghị luận này em nên làm theo form của 1 bài văn thì mới có thể diễn đạt hết ý được:

Em tham khảo dàn ý để có thể tự viết nhé:

I. MB:

- Loài người ngày nay phát triển lớn mạnh như vậy là nhờ quá trình tích lũy, tìm tòi tri thức

- Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: ""học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào"

II. TB:

- "Chùm rễ đắng cay" ở đây là nói về quãng đường vất vả, khó khăn trong học tập

- "Hoa quả ngọt ngào" là những thành công mà chúng ta đạt được sau quá trình tìm tòi nghiên cứu đầy vất vả ấy

- Ý nghĩa câu ngạn ngữ: con đường học vấn không bao giờ là dễ dàng, ở đó bao vất vả gian lao đang đón chờ ta nhưng thành quả mà nó đem lại là vô cùng lớn lao và hạnh phúc

- Nếu ta không chịu học hành thì con đường đến với thành công của chúng ta là vô cùng gian khổ thậm chí là không thể tới đích

- Tầm quan trọng của học vấn là vô cùng lớn: khi sinh ra ta đã phải học để biết quy luật của tự nhiên, của xã hội. Và muốn làm việc gì thì chúng ta đều phải học

- Con đường học vấn là khó khăn chông gai bởi nó đã tích lũy kinh nghiệm, kiến thức của mấy nghìn năm lịch sử mà trí tuệ con người lại có hạn

- Trong quá trình học ta phải biết cần cù, nhẫn nại và có phương pháp học tập đúng đắn

- Khi thất bại thì phải biết đứng lên làm lại từ đầu và lấy nó làm bài học để không mắc sai lầm nữa

- Nước ta là một đất nước truyền thống hiếu học: Bác Hồ tự học nhiều thứ tiếng nước ngoài, Nguyễn NGọc Ký bị cụt tay nhưng đã tập viết bằng chân và trở thành thầy giáo

III. kB:

- Câu ngạn ngữ giúp chúng ta biết tin vào tương lai tươi sáng, khuyên chúng ta cố gắng học hành rồi sẽ đạt được kết quả xứng đáng

Bình luận (0)