Những câu hỏi liên quan
Đỗ Thư
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 8 2017 lúc 16:15

* Mở bài:

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động.

* Thân bài: - Ngôn ngữ là j?

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện):

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của học sinh rất kém. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp, điều mà trước đây ít thấy. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin tạo cơ hội giao lưu mở rộng. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực, bổ sung hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. che bai ai thì gọi là” cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”,… hay lối chơi chữ dung tục: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải”, “tin vịt”, “óc chó”,…

Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ”, “bye nhé”, “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…

Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

* Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.

Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động.

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuocj xung đọt quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 ssos vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.

Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng, từ đó tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuản này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.

Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

* Kết bài:

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ - chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (1)
Eren Jeager
22 tháng 8 2017 lúc 16:27

*Goi y

Mở bài:

Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh những từ ngữ mới, tiến bộ thì không ít những từ ngữ tối nghĩa, tục tĩu cũng xuất hiện. Kèm với nó là thái độ giao tiếp của học sinh hiện nay cũng xuống cấp trầm trọng đến mức báo động.

Thân bài: * Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đồng thời là phương tiện để con người tư duy và giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.

* Thực trạng văn hóa ngôn ngữ giao tiếp ở giới trẻ hiện nay (biểu hiện)

Hiện nay, nảy sinh vấn đề lệch chuẩn trong giao tiếp trong giới trẻ. Xu hướng lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau.

Một thực trang cho thấy ngày nay năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thậm chí là trong học tập của học sinh rất kém. Không những sử dụng không đúng chức năng ngôn ngữ mà lối giao tiếp còn bộ lộ sự thô lỗ, thiếu lịch sự tế nhị.

Học sinh ngày nay làm dụng quá nhiều tiếng lóng, tiếng bồi trong giao tiếp, điều mà trước đây ít thấy. Không thể đổ lỗi cho quá trình hội nhập quốc tế hay sự phát triển công nghệ thông tin tạo cơ hội giao lưu mở rộng. Trước đây, khi nền văn hóa phương Tây ồ ạt xâm nhập vào nước ta thông qua các nhà truyền giáo, người Pháp hay người Mỹ, có làm cho ngôn ngữ giao tiếp nước ta thay đổi nhưng theo chiều hướng tích cực, bổ sung hệ thống từ vựng và làm trong sáng thêm Tiếng Việt dựa trên các nguyên tắc chuẩn mực. Còn ngày nay, với ý thức sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, cẩu thả, thiếu trách nhiệm của giới trẻ làm cho ngôn ngữ giao tiếp bị xáo trộn, tối nghĩa, dung tục.

Có thể đưa ra một vài minh chứng rõ ràng về hiện tượng này. Thay vì nói “đồng ý” họ lại dùng “oke”, “tình yêu” thành “tềnh iu”, biến đơn vị ngàn trong tiền tệ thành “k”. che bai ai thì gọi là” cùi bắp”, “cục gạch”, “sến”. Lại còn lối bắt chước thành ngữ tạo nên những cụm từ vô nghĩa như: “chán như con gián”, “ghét như con bọ chét”, “nhỏ như con thỏ”,… hay lối chơi chữ dung tục: “tốc độ bàn thờ” (tốc độ chết người), “báo lá cải”, “tin vịt”, “óc chó”,…

Lại còn có kiểu ghép từ nửa tây nửa ta hết sức khập khiễng: “Ugly tiger” nghĩa là “xấu hổ”, “bye nhé”, “4U” (For you – cho bạn), “2NT” (Tonight – tối nay), “G92U” (Good night to you)…

Không những thế, học sinh ngày nay còn nảy sinh lối viết tắt hết sức buồn cười: “dzạy là zui ròi đó”, “bjo mk di dau”, “vk ck vs nhau ko nen to tieng”, “m wen no tu bjo”,…

* Hậu quả của việc sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay:

Nhiều kiểu nói và viết như vậy dần làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt và gây ảnh hưởng nguy hại đối với văn hóa ứng xử của con người. Có thể nói trong những năm gần đây, Tiếng Việt đã đánh mất đi sức mạnh biểu đạt của mình. Nhiều từ ngữ tốt đẹp không còn được sử dụng nữa, thay vào đó là lớp từ ngữ mới có kết cấu ngữ pháp lỏng lẻo, ý nghĩa thiếu rõ ràng, trong sáng, sử dụng cẩu thả, tùy tiện, từ đó hàm nghĩa cũng không mấy tích cực.

Tiếng Việt đang bị nhiễm bẩn bởi nói tục, chửi bậy. Hiện tượng nói tục thì quốc gia nào cũng có. Nhưng nước ta có lẽ chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói tục trở thành thói quen, nhu cầu, sự “khoái khẩu” ở mọi đối tượng, trừ trẻ chưa biết nói. Đặc biệt là trong lứa tuổi học sinh, vấn đề nói tục chửi thề đang bị lạm dụng đến mức đáng báo động.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc Nghị luận: Bàn về văn hóa đọc của người Việt Nam Suy nghĩ về lý tưởng của thanh niên trong đời sống hiện nay Suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay

Việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực trong giao tiếp làm nảy sinh bạo lực trong xã hội .Chỉ vì lời nói mà làm nảy sinh mâu thuẫn ,dẫn đến nhiều cuocj xung đọt quyết liệt để lại hậu quả đáng tiếc. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, hơn 60 ssos vụ đánh nhau hiện nay có liên quan đến vấn đề lời nói.

Tóm lại, trước trào lưu sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài hiện nay ở giới trẻ, tiếng Việt đang có nguy cơ bị xâm hại xét về phương diện văn hóa ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo…làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn.

* Nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Do các phương tiện thông tin đại chúng, trước hết là truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng phổ biến nhất trong xã hội ảnh hưởng lớn nhất đối với sự hình thành các giá trị, thế giới quan, đạo đức của thế hệ trẻ nhưng có biểu hiện lệch chuẩn trong việc dùng từ phổ biến. Việc tiếp cận các văn hóa phẩm lệch lạc dễ dàng khiến cho giwois trẻ mất kiểm soát bản thân.

Một số báo cũng đang ra sức cổ xúy cho sự lệch lạc văn hóa ngôn ngữ ở giới trẻ qua những bài viết lạm dụng một cách có ý thức nhằm câu khách, gây ấn tượng đối với độc giả trẻ. Đặc biệt là hiện tượng ăn theo sự kiện, vụ lợi của các kênh truyền hình vô tình biến một hình tượng lệch lạc trở thành trào lưu nóng, thu hút giới trẻ quan tâm và bắt chước.

Mặt khác, các nhạc phẩm của các ban nhạc, lời của các bài hát có khả năng gây sosk ở bất kỳ một người có học vấn nào. Các nhà quảng cáo bán hàng cũng lợi dụng tiếng lóng, tiếng bồi, tiếng ghép để thu hút người tiêu dùng, từ đó tạo nên xu thế ngôn ngữ lệch chuản này.

Sự buông lỏng, thiếu sự quản lý chặt chẽ các trang báo mạng xã hội và các thông tin quảng cáo. Tình trạng chung: người tham gia không cần biết người đối thoại là ai vẫn sẵn sàng văng lời tục tĩu, thô thiển để thóa mạ, dìm “hàng” người khác.

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin là mảnh đất để lệch chuẩn văn hóa ngôn ngữ có cơ hội phát triển (Internet, điện thoại…). Bởi giao tiếp gián tiếp nên người nói rất mạnh miệng, không hề nể sợ, tôn trọng hay giữ phép lịch sự đúng mức nên ngôn ngữ có phần quá đáng.

Trào lưu, “mốt” sử dụng tiếng lóng, tiếng nhại, ngoại ngữ, ngôn ngữ @ để giao tiếp trở thành yếu tố để muốn tự khẳng định đẳng cấp của mình đang xâm nhập và lan tỏa ở giới trẻ hiện nay.

* Giải pháp khắc phục hiện tượng sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp của giới trẻ:

Trước hết, bố mẹ phải làm gương trong việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như tiếng nước ngoài; những lệch lạc trong văn hóa ngôn ngữ (viết, nói, giao tiếp) trẻ tiếp thu, bắt chước rất nhanh.

Nhà trường giáo dục học sinh thức bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt khi giao tiếp qua điện thoại, mạng xã hội, tự trau dồi và làm phong phú vốn ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để nâng tầm văn hóa trong giao tiếp và tư duy; dạy đúng chuẩn tiếng Việt; không sử dụng tiếng lóng khi giao tiếp với học sinh…Không sử dụng sách giáo khoa, từ điển kém chất lượng và có nhiều sai sót; nghiêm cấm các hành vi chửi bậy, nói bậy trong nhà trường.
Ngành Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp cứng rắn để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Kiên quyết loại bỏ những chương trình phát sóng trên truyền hình không đảm bảo chất lượng và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Kiểm soát chặt chẽ thông tin mạng, sàng lọc thông tin kĩ lưỡng trước khi người đọc tiếp cận.

Và trên hết là mỗi học sinh phải biết tự trau dồi và rèn luyện tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài để có vốn từ phong phú và sử dụng đúng chuẩn mực. Không nên chạy theo lối giao tiếp dễ dãi, lệch lạc mà làm mất đi văn hóa giao tiếp của chính mình.

* Phê phán: Nhiều học sinh dù được nhắc nhở nhiều nhưng vẫn cố chấp sử dụng Tiếng Việt lệch chuẩn, thiếu trong sáng trong giao tiếp. Xem việc nói tục chửi thề, tiếng lóng, tiếng ngoại là bình thường và vận dụng những kiểu nhại âm, cắt âm một cách tối nghĩa làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và lệch lạc trong giao tiếp. Những người như thế thật đáng chê trách.

* Bài học: Luôn rèn luyện ngôn ngữ giáo tiếp, vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi HS, khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp, tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Kết bài:

Như vậy, vấn đề văn hóa ngôn ngữ và giáo dục văn hóa ngôn ngữ cho thế hệ trẻ nhất là cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, trong đó bản thân giới trẻ – chủ thể của nhận thức và hành động đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…

Bình luận (3)
Đạt Trần
22 tháng 8 2017 lúc 17:25

Trong tác phẩm nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu viết con người hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên mình. Anh chị trình bàv suy nghĩ của mình vẽ hiện tượng, tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.
Vượt hành trình gian nan để đổ về đại dương, dòng sông luôn khởi nguồn từ đất liền, chảy qua bao vùng miền để hoà vào biển lớn. Dòng sông văn hóa Việt Nam cũng khởi nguổn từ quá khứ 4000 năm lịch sử, chảy trong thời gian qua các miền văn hoá kế thừa và sáng tạo kết tụ lại thành những giá trị văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự tạo tác của chính dân tộc đó mà còn trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị hoá bên ngoài"- quan điểm đó của Trần Đình Hượu đã đặt ra trong lòng độc giả những trăn trở, đặc biệt trong hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.

Văn hoá Việt Nam hình thành sớm, xuất hiện từ những ngày công xã nguyên thuỷ, phát triển qua nền văn minh lúa nước, hình thành những nền hình văn hoá dân gian từ sự chạm khắc của miền truyền thuyết, ca dao, cổ tích với những tập tục ăn trầu, búi tóc từ thủa cổ xưa:

"Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể

Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn



Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu…."

Và cùng với sự ra đời của nhà nước quân chủ chuyên chế xã hội phong kiến đã mang đến cho nền văn hoá Việt nam những dấu ân đặc sắc mang đậm tính chất Á Đông. Người Việt Nam có quyền tự hào về vốn văn hoá đậm đà thuần Việt cả trong những lĩnh vực Văn học, nghệ thuật, kiên trúc, hội họa, điêu khắc… Với nền văn học dân gian phong phú thể loại (truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, thơ nôm, sử thi…) mà đỉnh cao là thể thơ lục bát vẫn được sử dụng đên ngày nay. Kiến trúc Việt Nam với những mái đình cổ kính, thấp thoáng ẩn hiện dưới những gốc đa, sau những rặng tre xanh, giếng nước, sân đình… Các làn điệu dân ca như ca trù, quan họ, cải lương. những nghệ thuật hội hoạ dân gian Đông Hồ…. có thể coi là những thành quả đã có làm cơ sở xây dựng một nền văn hoá phong phú đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Nhưng "con đường hình thành bản sắc dân tộc đâu chi trông cậy vào khả năng tạo tác "tức là sáng tác, kế thừa và phát huy những gì đã có mà còn "trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên ngoài". Phải chăng, hành trình phát triển văn hoá từ sông ra biển chính là sự đồng hành của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá – cũng chính là khả năng đôgng biến và chiếm lĩnh những giá trị văn hoá bên ngoài? Khả năng lĩnh và đồng hoá phải chăng là khả năng tiếp thu hội nhập nhiều nền hoá, khả năng đón nhận những ảnh hưởng của nền văn minh văn hoá lớn, khả năng tiếp thu chủ động, biến những cái ngoại lai thành cái của mình và có sàng lọc. Do bối cảnh của lịch sử với bao thăng trầm, trước những dòng chú lưu về văn hoá ồ ạt theo con đường cai trị của phong kiến thực dân xâm nhập vào văn hoá Việt Nam một cách có hệ thống thì việc "chiếm lĩnh" và" đồng hóa" để ko bị chiếm lĩnh và đồng hoá lại là vô cùng cần thiết, nó quyết định tới sự tổn tại riêng rẽ của một nền Văn hoá Việt không thể hoà lẫn. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du cũng là một cách tiếp thu có chọn lọc những giá trị của văn Trung Hoa từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc, sự chuyển thể từ thể loại truyện sang truyện thơ (Nôm) là một sự đồng hóa hết sức sáng tạo và tích cực của đại thi hào Nguyễn Du. Các thể thơ nôm đường luật cũng là hệ quả của quá trình tiếp nhận và lĩnh hội có chọn lọc như thế. Kiến trúc văn hoá đình chùa ảnh hường từ phật giáo từ Trung Quốc hay Ấn Độ nhưng vẫn mang dáng vẻ kiên trúc Việt Nam cũng là một minh chứng diệu kì cho khả nàng "chiếm lĩnh" và "đồng hoá" những giá trị Văn hoá bên ngoài.

Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì nhận định của Giáo sư Trần Đình Hượu đặt ra bao suy tư cho giới trẻ về trách nhiệm của bản thân trong thời đại mới. Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, có thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.

Có một câu hỏi khá phổ biến khi ta đặt chân lên xứ người. "Bạn đến đâu". Hãy tự hào trả lời 2 tiếng "Việt Nam" và giới thiệu cho họ về đất nước hình chữ S – khi bạn đã tự tin về nền văn hoá đậm đà bản sắc của mình!

Bình luận (0)
Giang Hương
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 10 2021 lúc 8:31

Em tham khảo:

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Phan Vũ Lâm Anh
Xem chi tiết
Thanh Nguyễn
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
4 tháng 9 2021 lúc 14:50

Việc tiếp thu văn hóa thế giới trong giới trẻ hiện nay đã có những hướng phát triển tích cực. Bởi ngày nay có những công cụ tìm kiếm, internet,... dễ dàng để chúng ta hòa nhập, trò chuyện, tìm hiểu về nền văn hóa của các nước trên thế giới, điều đó kích thích sự sáng tạo từ những văn hóa ấy thành một cái nhìn riêng biệt không trùng lặp của người Việt.

Bình luận (2)
tiểu long nữ
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
27 tháng 8 2018 lúc 20:51

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện, …Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.

Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và  bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẩn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được.

Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.

Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Bình luận (0)
kimytq2
Xem chi tiết
Trần Thu Uyên
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 10 2016 lúc 21:42

Cuộc sống được nâng lên, miếng cơm manh áo không còn quá chật vật, người ta có điều kiện hơn để chăm sóc trẻ em, trước hết là con em mình, sau đến mọi trẻ em trong xã hội. Người Việt chăm lo cho mình một thì chăm lo cho con cái ba bốn. Chăm cho các em được sống trong hòa bình, được lớn lên bình yên, đời sống vật chất, đời sống tinh thần ngày một tốt hơn.Trẻ em như búp trên cành, Bác Hồ dạy như vậy. Búp non là phần dễ b***** tổn thương nhất nhưng cũng là phần sáng đẹp nhất, giàu sức sống nhất. Cây có xanh tươi, có thân cành vạm vỡ cũng nhờ từ búp.
Chính vì thế mà từ trong đạo lý truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể, chúng ta luôn dành cho trẻ em mọi ưu tiên, mọi sự che chở, bảo vệ cao nhất. Nước ta không chỉ tham gia các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều trong các luật khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Khi đất nước còn chiến tranh, còn thiếu cơm rách áo, chúng ta đề cao gương phụ nữ ”ba đảm đang” tay cày tay súng; trẻ em chăm học chăm làm. Ngày nay, người phụ nữ đang được khuyến khích và tạo điều kiện để trở về với thiên chức chăm lo hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái là chính đồng thời với lao động và tham gia hoạt động xã hội. Trẻ em ngày nay chăm làm là phụ, chính là học hành, vui chơi ngoan ngoãn. Không chỉ Nhà nước đã chi những khoản tiền rất lớn để chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến khi trưởng thành mà việc chăm sóc, giáo dục trẻ em còn là một phong trào xã hội rộng lớn mang lại hiệu quả thiết thực và vô cùng quan trọng. Hàng năm, nhân dân đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc dạy dỗ, bảo vệ sức khỏe cho con em. Các đoàn thể xã hội, cơ quan, xí nghiệp, các nhà hảo tâm đã góp hàng triệu mét vuông đất xây trường, nơi vui chơi cho các em và nhiều trăm tỷ đồng lập quĩ khuyến học, quĩ học bổng, các giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó. Quan trọng hơn cả tiền bạc là công lao dạy dỗ, rèn luyện đạo đức, văn hóa, sức khỏe ...cho các em của hàng triệu con người vì thế hệ tương lai, vì tiền đồ giống nòi, dân tộc. Những cố gắng bền bỉ và vô cùng lớn lao ấy đã mang lại những thành tựu đáng tự hào, Việt Nam được Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm suy dinh dưỡng, có tiến bộ trong nâng cao sức khỏe sơ sinh, phổ cập giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em... 

Nhưng không vì niềm vui trước những thành tựu mà quên những yếu kém, thách thức trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bao trùm lên tất cả là chừng nào chúng ta còn là một nước nghèo thì trẻ em Việt Nam chưa thể coi là đã hoàn toàn sung sướng và quá trình thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu còn rất lâu dài, gian khổ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, không ít những yếu kém, bất cập do chủ quan. Thật đau lòng khi còn nhiều nguy cơ như trẻ em chưa được chăm sóc sức khỏe tốt; trẻ em b***** bóc lột và lạm dụng kể cả lạm dụng tình dục; trẻ em lang thang, nghiện hút, hư hỏng vì b***** bạo hành, ngược đãi và những bất hạnh khác; trẻ em b***** tha hóa đạo đức vì các nguyên nhân xã hội... còn cao, có những nguy cơ đang trong xu hướng tăng lên

Chỗ nào không hiểu thì bạn hỏi lại mk nha! Đây là bài tham khảo ! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Emma Watson
Xem chi tiết
Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:39

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
16 tháng 8 2019 lúc 14:39

Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử.... Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào ? Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.

Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.

Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Kết bài: Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. Bài viết tham khảo Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sôi động hiện nay, đây lại càng là vấn đề quan trọng. ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thế hệ trẻ, một lực lượng đông đảo và hùng hậu đang là điều được quan tâm đặc biệt của xã hội. Hơn bất kì ai, thanh niên, thiếu niên là những đối tượng bén nhạy nhất với các yếu tố văn hoá. Nhìn vào thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thành viên của thế hệ 8X, 9X người ta thấy biểu hiện một ý thức đối với bản sắc văn hoá dân tộc. Thế hệ trẻ bây giờ nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn, đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng tỏ tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, các ca sĩ nổi tiếng. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, lạ mắt, những cử chỉ đầy kiểu cách, những câu nói lẫn lộn Tiếng Anh, Tiếng Việt... đó là biểu hiện của một thứ văn hoá đua đòi phù phiếm. Sự chân phương, giản dị mà lịch lãm, trang nhã vốn là biểu hiện truyền thống của người Việt Nam đã không được nhiều bạn trẻ quan tâm, để ý. Chạy theo những hình thức như vậy cũng là biểu hiện của việc quay lưng lại với bản sắc văn hoá dân tộc. ở một chiều sâu khó thấy hơn là quan niệm, cách nghĩ, lối sống. Rất nhiều thanh, thiếu niên Việt Nam không nắm được lịch sử dân tộc dù đã được học rất nhiều, trong khi đó lại thuộc lòng vanh vách tiểu sử, đời tư của các diễn viên, ca sĩ ; không biết, không hiểu và không quan tâm tới các lễ hội dân gian vốn là sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời của nhân dân trong khi rất sành về "chát", về ca nhạc, cà phê. Ngày lễ, tết họ đến nhà thờ hoặc vào chùa hái lộc nhưng không biết bàn thờ gia tiên đã có những gì. Họ coi sự cần cù, chăm chỉ là biểu hiện của sự cũ kĩ, lạc hậu... Tất cả đều là biểu hiện của một sự thiếu ý thức trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tiếp xúc với nhiều công dân trẻ tuổi, người ta thấy dấu ấn của bản sắc văn hoá Việt Nam là rất mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lại hỗn tạp. Đó là một thực trạng đang khá phổ biến hiện nay. Có hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên : nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Về phía khách quan, đó chính là tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Thời đại đất nước mở cửa giao lưu, hội nhập với thế giới cho nên văn hoá bên ngoài theo đó mà tràn vào Việt Nam. Đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một thứ văn hoá mới, hiện đại và đầy quyến rũ. Trong một không gian chung như vậy, những nét văn hoá cổ truyền của người Việt dường như đang có nguy cơ trở nên yếu thế. Về chủ quan, thế hệ trẻ ngày nay ít quan tâm để ý đến vấn đề bản sắc văn hoá. Họ thiếu ý thức giữ gìn, bởi thực chất là họ không hiểu được bản sắc văn hoá dân tộc là gì và cũng không cần hiểu. Những công dân trẻ Việt Nam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam nhưng lại không giống một người dân nước Việt. Họ có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu, chiều sâu của một tâm hồn Việt, một tính cách Việt. Văn hoá dân tộc là cội rễ bền vững của tâm hồn mỗi con người, không lớn lên và bám chắc vào cội rễ đó, mỗi con người chỉ còn là một cá nhân lạc loài giữa cộng đồng của mình. Đó là hậu quả đầu tiên dành cho chính mỗi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Và hãy tưởng tượng, nếu thế hệ hôm nay quên đi bản sắc văn hoá dân tộc mình thì trong một tương lai không xa chúng ta sẽ còn lại gì ? và những thế hệ tiếp nối sau này sẽ ra sao? Bản sắc văn hoá là linh hồn, là gương mặt riêng của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Đánh mất bản sắc riêng trong nền văn hoá của mình là đánh mất quá khứ, mất lịch sử, mất cội nguồn và chúng ta chỉ còn là một con số không ở giữa nhân loại.

Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Vậy thì cần làm gì để thực hiện được điều đó. Trước hết, là phải từ sự tự giác ý thức của mỗi người. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc - những giá trị được chắt lọc và đúc kết từ ngàn đời, được gìn giữ, kế thừa qua bao thăng trầm của lịch sử, đã và đang ăn sâu trong máu thịt của mỗi người dân để dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Gia đình, cộng đồng xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá đó trong sự trà trộn phức tạp của những luồng văn hoá khác. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, giữ gìn ở đây không có nghĩa là khư khư ôm lấy cái đã có. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan" trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là đóng góp có ý nghĩa đầu tiên cho đất nước mà mỗi thanh thiếu niên có thể làm và hãy làm bắt đầu từ việc điều chỉnh, uốn nắn chính những hành vi, ý thức của bản thân mình.

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 8 2019 lúc 14:53

Tham khaỏ:

Cùng với sự đổi thay của lịch sử, bước sang kỉ nguyên hội nhập với bao thay đổi của nến kinh tế thị trường, trước ngưỡng cửa của sự xâm nhập văn hoá với quy mô toàn cầu thì giới trẻ cần có trách nhiệm cho bản thân trong thời đại mới: tiếp thu văn hóa thế giới . Trước dòng chảy xâm nhập ào ạt của nền văn hoá ngoại lai từ các nền văn minh trên thế giới, một bộ phận thanh niên Việt Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ, phát triển nền văn hoá dân tộc vốn đã giàu đẹp ngày càng văn minh và tiến bộ hơn. Sự tiếp thu có hệ thống các hệ tư tưởng văn hoá tây phương với những phong cách nghệ thuật thơ văn của Pháp, Italia, Anh, hay Đức, các công trình kiến trúc đậm dấu ấn cổ điển hay hiện đại của những quốc gia này cũng được tiếp thu và thiết kế bài bản. Chính sự năng động và sáng tạo đó đã góp phần làm ăn minh hơn, giàu có hơn cho bản sắc văn hoá Việt Nam, tạo nên sự phôi trộn hài hoà giữa cũ và mới, cổ điển và hiện đại, truyền thống và cách tân. Sự giao lưu và tiếp biến được coi là "nguồn gen tiến hoá" cho sự phát triển của văn hoá dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập. Nền văn hoá Internet, văn hoá Online, văn hoá Game, hay sự thay đổi của trào lưu thời trang trên thế giới góp phần lột xác hình ảnh đất nước Việt Nam vốn vẫn được biết đến là nền văn hoá nông nghiệp với hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau". Đế làm được điều đó, không chi đòi hỏi người thanh niên Việt Nam phải năng động, sáng tạo biết nắm bắt du nhập một cách có chọn lọc mà còn đặt ra vấn đề bảo tồn những nét văn hoá truyền thống cũ, hoà nhập nhưng không hòa tan đó cũng là một thách thức đầy khó khăn, là những chướng ngại vật trong hành trình dòng chảy tiếp biến, hội nhập. Bởi bên cạnh những cá nhân, tập thể tích cực cùng tồn tại không ít những thanh niên sống thiếu lí tưởng, không có mục đích rõ ràng, du nhập văn hoá một cách tràn lan, máy móc, cả những nền văn hoá vốn không mang nhiều giá trị nhân văn thẩm mĩ chỉ đê thoả mãn nhịp sống gấp, sống sành điệu của một bộ phận giới trẻ ngày nay. Đó là bộ phận biểu hiện lối sông ngoại lai mất gốc, xa rời văn hoá truyền thống dân tộc, hòa tan một cách hoàn toàn trong dòng lũ hội nhập mà tự đánh mất chính mình. Một số khác lại có tư tưởng bảo thủ, không chiếm lĩnh, đồng hoá văn hóa ngoại lai, chỉ khư khư chăm chút cho cái vốn văn hoá xưa của dân tộc, không chịu du nhập, đổi mới, Bất giác,ở họ gợi lên hình ảnh về biển Chết, suốt đời chi khư khư khép mình, ko nhận nước từ bất kì dòng chảy nào nên chưa có sự sống của các loài sinh vật lại nghèo nàn đến thế, co thê nói, cả 2 điều trên đều có ảnh hưởng tiêu cực, là bước cản trở trên con đường xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân đòi hỏi mỗi thanh niên của thời đại mới cần có thái độ và nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, xác định lập trường tư tưởng vững vàng, để phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt thiếu sót của văn hoá dân tộc, tích cực quảng bá văn hoá dân tộc tới bạn bè quốc tế có thái độ tôn trọng đúng mực và chiếm lĩnh đồng hoá hiệu quả văn hoá ngoại lai. Điều đó là một ẩn số chỉ được giải quyết bằng bất đăng thức hành động của mỗi con người.

Bình luận (0)
Phương Linh
Xem chi tiết