Những câu hỏi liên quan
Ngư Song
Xem chi tiết
Long Nguyen
6 tháng 8 2016 lúc 17:10

Hầu hết những tác phẩm truyện và kí đã học trong chương trình Ngữ văn 6 – tập 2 là những bài ca ngợi ca đất nước, con người và cuộc sống của nhân dân Việt Nam. Thông qua những văn bản đã học, chúng ta thêm yêu đất nước, yêu cuôc sống mà yêu mỗi người ở quanh ta. Giúp ta hiểu biết hơn về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước và cuộc sống con người ở mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vẻ đẹp của những người dân lao động; những vấn đề gần gũi với đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của người dân Việt Nam ta.

 

Bình luận (0)
レリ刀ん
Xem chi tiết

TK#

Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

Bình luận (1)

Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.

Bình luận (0)
Dat Nguyễn hữu
Xem chi tiết
Dat Nguyễn hữu
Xem chi tiết
Trần ngọc Mai
Xem chi tiết
Chó Doppy
25 tháng 3 2016 lúc 9:32
Giúp em hiểu rõ hơnThêm yêu đất nước hơn
Bình luận (0)
TRINH MINH ANH
16 tháng 4 2017 lúc 17:12

-Các tác phẩm truyện, kí đã học để lại cho em những cảm nhận về cuộc sống, đất nước và con người Việt Nam:

+ Thấy được cảnh sắc thiên nhiên phong phú tươi đẹp về cảnh sắc sông nước bao la chằn chịt của vùng Cà Mau đến cảnh sông Thu Bồn ở Miền trung lắm thác nhiều ghềnh, rồi đến vẻ đẹp trong sáng rực rỡ của vùng biển CôTô, vẻ đẹp thanh bình êm ả của làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim...

+ Vẽ đẹp của con người trong cuộc sống, lao động, tình cảm và mối quan hệ của họ

Bình luận (0)
lê bảo ngọc
16 tháng 4 2017 lúc 21:55

Sau khi đã học những tác phẩm, kí ở sách ngữ văn 6, trong mỗi chúng ta sẽ có cảm giác khác nhau về quê hương, cuộc sống và con người Việt Nam. Nhưng trong lòng em đất nước này thật tuyệt vời và làm sao nơi đây có bao nhiêu cảnh đẹp như đảo Cô Tô, mảnh đất tận cùng phía Nam của Tổ Quốc - sông nước Cà Mau, hình ảnh làng quê thân thương, mộc mạc làm cho ta cảm thấy gần gũi. Con người mơi đây phải lao đọng vất vả, cực nhọc, chiến đấu để bảo vệ mảnh đất thân thương này. Nhưng trong khó khăn, nhọc nhằn ấy nhưng vẩn tỏ ra sự dũng cảm và kiên cường để nhìn về tương lai tươi sáng. Đó chính là lí do em yêu đất nước, yêu cuộc sống, yêu những con người cần cù lao động. Dù có phải rời xa mảnh đất quê hương này nhưng hình ảnh tuyệt đẹp sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em.

(TICK CHO MÌNH NHA)

Bình luận (0)
LiLyUwU
Xem chi tiết
LiLyUwU
19 tháng 12 2022 lúc 5:20
Bình luận (0)
Ngoc Anhh
Xem chi tiết
Sẵn sàng để có một người...
10 tháng 10 2018 lúc 19:56

"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ"

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã được đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

"Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng "Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi!", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận.

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương "Chuyện người con gái Nam Xương".

Tục ngữ có câu "Gái có công thì chồng chẳng phụ" thế nhưng công lao của Vũ Nương chẳng những không được biết đến mà chính nàng còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh. Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người.

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao:

"Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài"

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn. Với chế độ nam quyền: "Trọng nam khinh nữ", người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt như đạo "tam tòng", hay các quan niệm lạc hậu như "nữ nhân ngoại tộc"... Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng.

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn rơi rớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu.

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc.

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòng người đọc.

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng.

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt - đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du.

Viết "Chuyện người con gái Nam Xương" và "Truyện Kiều", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ.

​** Chúc bạn học tốt **

Bình luận (0)
❤️Hoài__Cute__2007❤️
10 tháng 10 2018 lúc 19:56

Đất nước Việt Nam — đất nước của những câu hát ru ngọt ngào, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tần tảo qua bao năm tháng… và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trong nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương."Phận đàn bà” trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
25 tháng 2 2020 lúc 16:57

Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.

Câu 9 :

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

II. Thân bài

Miêu tả chung về ngôi trường

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.

Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

Bài viết:

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.

Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ. 

Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương. 

Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Dương
25 tháng 2 2020 lúc 18:15

câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.

câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…Tên trường mang tên phó chủ tịch nướcTượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của emVun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

hok tốt/skr

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa