Cách đổi động từ từ chủ động sang dạng bị động.
Các hình thức bị dộng đặc biệt
Câu hỏi :Hãy viết công thức của câu chủ động , câu bị động , các chuyển từ câu chủ động sang câu bị động và cách chuyển đổi các thì của câu chủ động sang câu bị động ( bao gồm V , tobe ,..)
Mình sẽ tick cho bạn nào đúng và trả lời nhanh nhất nhé
Công thức chuyển câu chủ động sang câu bị động các bạn học theo bảng dưới đây nhé!
Thì | Chủ động | Bị động |
Hiện tại đơn | S + V(s/es) + O | S + am/is/are + P2 |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing + O | S + am/is/are + being + P2 |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + P2 + O | S + have/has + been + P2 |
Quá khứ đơn | S + V(ed/Ps) + O | S + was/were + P2 |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing + O | S + was/were + being + P2 |
Quá khứ hoàn thành | S + had + P2 + O | S + had + been + P2 |
Tương lai đơn | S + will + V-infi + O | S + will + be + P2 |
Tương lai hoàn thành | S + will + have + P2 + O | S + will + have + been + P2 |
Tương lai gần | S + am/is/are going to + V-infi + O | S + am/is/are going to + be + P2 |
Động từ khuyết thiếu | S + ĐTKT + V-infi + O | S + ĐTKT + be + P2 |
và ngược lại
Hãy nêu đầy đủ các kiến thức môn anh 8
vd;cấu điều kiện,câu bị dộng chủ động,trục tiếp gián tiếp,so sánh,sau những gì thì cộng với danh từ,tính từ,trạng từ,động từ.....và các trường hợp bị động đặc biệt
Nêu cách chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động?
✅ Tóm tắt:
Công thức bị động: to be + V3/V-ed
trong đó, to be chia theo thì của động từ chủ động, V3/V-ed là dạng quá khứ phân từ của động từ chủ động
Thể bị động là gì?
💡 Thể bị động là thể động từ ngược lại với thể chủ động: chủ ngữ "bị" làm gì đó thay vì chủ ngữ làm gì đó.
Trong tiếng Việt, chúng ta có thể tạo ra thể bị động bằng cách thêm từ "bị" hoặc "được" vào trước động từ:
viết → được viếtphạt → bị phạtThể bị động của tiếng Anh thì phụ thuộc vào dạng (form) hay thì (tense) của động từ đó, ví dụ:
Dạng V-ing của động từ: writing → being writtenDạng To Infinitive của động từ: to write → to be writtenThì hiện tại hoàn thành: have written → have been writtenThì quá khứ tiếp diễn: was writing → was being writtenNếu bạn chưa biết về 4 dạng và 12 thì của động từ, bạn có thể học ở đây.
Vậy làm sao để chúng ta chuyển từ thể chủ động sang thể bị động? Đơn giản lắm:
Trước hết, bạn xem động từ ở thể chủ động:
Xác định động từ đang ở dạng nào hay thì nào?Động từ này có dạng nguyên mẫu là gì?Sau đó, chuyển sang thể bị động:
Chia động từ to be theo dạng hoặc thì của thể chủ động.Động từ thì đổi từ dạng nguyên mẫu sang dạng V3/V-ed.Sau đó ghép to be (đã chia động từ) và V3/V-ed lại với nhau, chúng ta có thể bị động.Cách chuyển đổi này áp dụng cho tất cả các dạng và các thì động từ, vì vậy bạn không cần phải nhớ công thức bị động cho từng dạng hay từng thì đâu!
Chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ để hiểu rõ hơn cách tạo thể bị động ở trên nhé:
Ví dụ 1: writing
Động từ đang ở dạng V-ing.Động từ nguyên mẫu là write.Chuyển sang thể bị động:
Động từ to be chia ở dạng V-ing: being.Động từ write đổi sang dạng V3/V-ed: written.Ghép lại với nhau: being written.Ví dụ 2: was eating
Động từ đang ở thì quá khứ tiếp diễn (cho danh từ số ít).Động từ nguyên mẫu là eat.Chuyển sang thể bị động:
Động từ to be chia ở thì quá khứ tiếp diễn (cho danh từ số ít): was beingĐộng từ eat đổi sang dạng V3/V-ed: eaten.Ghép lại với nhau: was being eaten.Ví dụ 3: will have finished
Động từ đang ở thì tương lai hoàn thành.Động từ nguyên mẫu là finish.Chuyển sang thể bị động:
Động từ to be chia ở thì tương lai hoàn thành (cho danh từ số ít): will have been.Động từ finish đổi sang dạng V3/V-ed: finished.Ghép lại với nhau: will have been finished.Dưới đây là ví dụ cách chuyển từ thể chủ động sang thể bị động cho tất cả 4 dạng và 12 thì của động từ write nếu bạn cần tham khảo thêm:
Dạng / Thì | Thể chủ động | Thể bị động |
---|---|---|
Dạng nguyên mẫu | write | written |
Dạng To + Verb | to write | to be written |
Dạng V-ing | writing | being written |
Dạng V3/V-ed | (không có) | (không có) |
Thì hiện tại đơn | write/writes | am/is/are written |
Thì hiện tại tiếp diễn | am/is/are writing | am/is/are being written |
Thì hiện tại hoàn thành | have/has written | have/has been written |
Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn | have/has been writing | have/has been being written |
Thì quá khứ đơn | wrote | was/were written |
Thì quá khứ tiếp diễn | was/were writing | was/were being written |
Thì quá khứ hoàn thành | had written | had been written |
Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn | had been writing | had been being written |
Thì tương lai đơn | will write | will be written |
Thì tương lai tiếp diễn | will be writing | will be being written |
Thì tương lai hoàn thành | will have written | will have been written |
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn | will have been writing | will have been being written |
✅ Tóm tắt:
2 lý do phải dùng câu bị động:
Nhấn mạnh vào đối tượng bị tác độngChủ thể thực hiện hành động không rõ ràng, không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến.Công thức câu bị động: [Đối tượng bị tác động] + [Động từ bị động] + by [Chủ thể thực hiện hành động]
Khi nào dùng câu bị động?Vì sao chúng ta cần dùng câu bị động trong tiếng Anh khi đã có thể dùng câu chủ động? Lý do là bởi vì có 2 trường hợp mà câu chủ động không diễn đạt được:
Trường hợp 1: Dùng để nhấn mạnh vào đối tượng bị tác động bởi một hành động, thay vì chủ thể gây ra hành động.
Chủ động: A dog bit my son. → chủ thể gây ra hành động là "a dog" → Một con chó đã cắn con trai tôi.
Bị động: My son was bitten by a dog. → nhấn mạnh đối tượng bị tác động "my son" → Con trai tôi đã bị chó cắn.
Chủ động: Mark has tricked me. → chủ thể gây ra hành động là "Mark" → Mark đã lừa tôi.
Bị động: I have been tricked by Mark. → nhấn mạnh đối tượng bị tác động "I" → Tôi bị Mark lừa.
My son was bitten by a dog.
Trường hợp 2: Khi chủ thể gây ra hành động trong câu không rõ là ai, không quan trọng hoặc không muốn đề cập đến.
My credit card has been stolen! → Thẻ tin dụng của tôi bị trộm. → Ta không biết ai là người lấy trộm.
A mistake was made. → Có một lỗi sai phạm. → Người nói không biết hoặc không muốn chỉ rõ ai là người gây lỗi.
My credit card has been stolen!
Tuy nhiên chúng ta cũng nên lưu ý là, ngoài 2 trường hợp này ra thì chúng ta vẫn nên ưu tiên dùng câu chủ động cho các trường hợp bình thường, bởi vì nếu dùng câu bị động sẽ không tự nhiên bằng.
Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị độngBước 1: Tìm tân ngữ của câu chủ động, viết lại thành chủ ngữ.
Bước 2: Xác định động từ chia ở thì (tense) của câu, rồi chuyển nó thành thể bị động như đã học ở trên mục 1.
Bước 3: Xác định chủ ngữ của câu chủ động, chuyển ra cuối câu và thêm by vào phía trước.
Lưu ý là chúng ta có thể bỏ những chủ ngữ mơ hồ, chẳng hạn như by people, by someone, by a woman, by him, vân vân...
Ví dụ chuyển từ câu chủ động sang câu bị động:
Annalise ate the cheese cake. = Annalise đã ăn cái bánh phô mai.
→ The cheese cake was eaten (by Annalise). = Cái bánh phô mai đã bị (Annalise) ăn.
Patrick is using Tim's computer. = Patrick đang sử dụng máy tính của Tim.
→ Tim's computer is being used (by Patrick). = Máy tính của Tim đang được (Patrick) sử dụng.
Mary hasn't read his letter yet. = Mary chưa đọc thư của anh ấy.
→ His letter hasn't been read (by Mary) yet. = Thư của anh ấy chưa được (Mary) đọc.
He will finish the report soon. = Anh ấy sẽ làm xong bản báo cáo sớm.
→ The report will be finished soon. = Bản báo cáo sẽ được làm xong sớm.
Ngay cả câu hỏi (câu nghi vấn) cũng có thể áp dụng cách chuyển trên:
How many languages do people speak in Canada? = Người ta nói bao nhiêu ngôn ngữ ở Canada?
→ How many languages are spoken in Canada? = Có bao nhiêu ngôn ngữ được nói ở Canada?
Should they print this out for you? = Họ có nên in cái này ra cho bạn không?
→ Should this be printed out for you? = Cái này có nên được in ra cho bạn không?
Từ công thức câu bị động trên, ta thấy được là Tân ngữ của câu chủ động sẽ được chuyển thành Chủ ngữ của câu bị động. Do đó, trong trường hợp câu ở chủ động KHÔNG có tân ngữ thì KHÔNG THỂ chuyển được thành câu bị động. Ví dụ:
The sun rises in the East. = Mặt trời mọc ở hướng đông.
→ không có tân ngữ nên không chuyển được.
She arrived late for the meeting. = Cô ấy đến buổi họp trễ.
→ không có tân ngữ nên không chuyển được.
Học thêm về các động từ không có tân ngữ ở bài học Nội Động Từ - Ngoại Động Từ.
Ngữ văn bạn ơi chứ ko phải tiếng anh bạn giúp mk vs
Chuyển từ chủ dộng sang bị động : some teachers teach a lot of nonsense
A lot of nonsense is taught by some teachers.
A lot of nonsense is taught by some teachers.
cách đổi từ câu chủ động sang bị động do they study math well at school
Viết công thức tổng quát của câu bị động và vẽ sơ đồ cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động?
Cách đổi từ câu chủ động sang câu bị động.
* Chú ý: Ghi rõ 3 bước.
https://giasutoeic.com/ngu-phap-tieng-anh/cau-bi-dong/
Đây là link vào để học phần bạn hỏi
Exercise 4-1. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-2. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-3. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
Exercise 4-4. Change these sentences from ACTIVE to PASSIVE. (Chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động) *
1. Computers were repaired yesterday by Salim at the shop (lưu ý: Adverbs of time + By O + Adverbs of place)
2. Chess is played all over the world (những chủ ngữ ko xác định như they, people,... thì ko cần thêm vào cuối câu bị động)
3. The first Iphone was made by Steve Jobs
4. Rice is grown in Vietnam
Chuyển từ chủ dộng sang bị động
1. Thieves broke into the house
- The house
Chuyển từ chủ dộng sang bị động
1. Thieves broke into the house
- The house was broken into by thieves.
Chuyển từ chủ dộng sang bị động
1. Thieves broke into the house
- The house was broken by the thieves.
->The house was broken by thieves
Chúc bn hc tốt hơn *^w^*