Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
- Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch vụ cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản xạ xu hướng phát triển kinh tế như thế nào?
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ: giảm giá trị tương đối của ngành công nghiệp, tăng giá trị công nghiệp và dịch vụ.
- Xu hướng phát triển kinh tế: xây dụng nên kinh tế tự chủ, xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
Quan sát bảng số liệu dưới đây, em hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế nào?
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành của Ấn Độ qua các năm
(Đơn vị %)
Năm Ngành | 1995 | 1999 | 2001 | 2014 | 2017 |
Nông – lâm – ngư nghiệp | 28.4 | 27.7 | 25.0 | 17.4 | 17.2 |
Công nghiệp – xây dựng | 27.1 | 26.3 | 27.7 | 30.0 | 29.2 |
Dịch vụ | 44.5 | 46.0 | 48.0 | 52.6 | 53.6 |
Dựa vào bảng 11.2( Sgk địa 8 - trg 39) hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước ( GDP) của Ấn Độ thời kì 1995, 2001 Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Ấn Độ
Trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Việc chuyển dịch theo định hướng đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế vùng ?
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xu hướng chung của cả nước.
- Đồng bằng sông Hồng là một trong hai vùng kinh tế phát triển nhất cả nước.
- Nhằm giải quyết những hạn chế của vùng về tài nguyên.
- Nhằm phát huy các thế mạnh vốn có của vùng về vị trí địa lí, về tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như các nguồn lực bên ngoài.
a) Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng
- Chuyển dịch giữa các khu vực của nền kinh tế : giảm tỉ trọng của khu vữ I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II ( công nghiệp - xây dựng) và khu vực III ( dịch vụ)
- Chuyển dịch trong nội bộ ngành :
+ Phương hướng chung : trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa
+ Khu vực I : giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản; trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, ăn quả.
+ Khu vực II : Chuyển dịch gắn với hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (lương thực, thực phẩm, dệt, may, da giày, vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử, kĩ thuật điện)
+ Khu vực III : Khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển du lich và các ngành dịch vụ khác (tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,..)
b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triển kinh tế của vùng
- Về kinh tế : cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng
- Về xã hội : Tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống
- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường : cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triển bền vững.
c1 Nêu những nét chính về tình hình kinh tế của ấn độ
c2 Dựa vào bangr 11.2, trang 39 SGK, hãy nêu nhận xét và giải thích về sự dịch chuyển cơ cấu ngàng kinh tế của ấn độ giai đoạn 1995-2001
- Nhận xét: cơ cấu ngành kinh tế Ấn Độ có sự chuyển dịch theo hướng
+ Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ (từ 44,5% lên 48%).
+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp (từ 28,4% xuống 25%).
+ Tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng có giảm nhẹ và chưa ổn định, nhưng nhìn chung không đáng kể (27,1% xuống 27%).
⟹ Sự chuyển dịch trên thể hiện những thành tựu trong sự phát triển kinh tế Ấn Độ, đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, nền công nghiệp hiện đại.
Trình bày thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Việc chuyển dịch theo định hướng đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng?
a) Thực trạng và các định hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
* Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng: giảm nhanh tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ).
- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
* Các định hướng chính
- Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp), tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
- Chuyển dịch trong nội bộ ngành:
+ Phương hướng chung: trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn liền với nhu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá.
+ Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+ Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực - thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kì thuật điện - điện tử.
+ Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục - dào tạo... cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.
b) Ý nghĩa của việc chuyển dịch đối với sự phát triên kinh tế của vùng
- Về kinh tế: cho phép khai thác tốt hơn các lợi thế, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng.
- Về xã hội: tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống,...
- Ý nghĩa đối với tài nguyên môi trường: cho phép khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, bảo vệ môi trường tạo sự phát triến bền vững.
Dựa vào bảng 30.1, hình 30.1 và thông tin trong bài hãy trình bày khái quát sự phát triển kinh tế cộng hòa Nam Phi thông qua nhận xét về:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP của cộng hòa Nam Phi, giai đoạn 2000-2021.
- Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của cộng hòa Nam Phi giai đoạn 2000 - 2021.
Tham khảo!
Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:
+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.
+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.
+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động
+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%
+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.
+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%
Ai trả lời đầu tiên cho 5k ăn tết ...
1,Nêu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở Tây nam á(5k)
2,Nêu đặc điểm địa hình của nam á??Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố lượng mưa ,khí hậu ở nam á??(5k)
3,Đặc điểm tự nhiên ở đông á???(5k)
4,Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ qua bảng 11.2 sách giáo khoa?Sự chuyển dịch đó phản ánh xu thế kinh tế như thế nào??(5K)
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
(Nguồn: Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2014)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010.
b) Nhận xét về cơ cấu và sự dịch chuyển cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ trong giai đoạn 1990 – 2010. Giải thích tại sao lại có sự chuyển dịch như thế?
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
+ Tính cơ cấu:
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010
+ Tính bán kính hình tròn ( r 1990 , r 2010 ) :
r 1990 = 1 , 0 đvbk
r 2010 = 1711 327 = 2 , 3 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (%)
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (44,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm – thủy sản (29,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (26,5% ).
+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ân Độ năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (54,4%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (27,6%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản (18,0%).
- Sự chuyển dịch cơ cấu:
Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng:
+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 29,0% (năm 1990) xuống còn 18,0% (năm 2010), giảm 11,0%.
+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,5% (năm 1990) lên 27,6% (năm 2010), tăng 1,1%.
+ Tỉ trong khu vực dịch vụ tăng từ 44,5% (năm 1990) lên 54,4% (năm 2010), tăng 9,9%.
* Giải thích
- Sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách Đổi mới của Ấn Độ.
- Do giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng tăng, còn giá trị nông – lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trường tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng giảm.
- Do Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ấn Độ đã trở thành nước công nghiệp mới. Do có dân số đông, mức sống được nâng cao nên như cầu tiêu dùng lớn, các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng và đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.