Nêu giá trị nghệ thuật của vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Vở chèo Quan Âm Thị Kính được chia làm mấy phần ?
A. Hai phần
B. Ba phần
C. Bốn phần
D. Năm phần
Vở chèo Quan âm thị kính thuộc thể loại kịch gì?
A. Kịch hát
B. Kịch nói
C. Kịch thơ
D. Kết hợp giữa ca kịch và múa
Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Tóm tắt:
Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm
Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản Quan âm thị kính
Nội dung và nghệ thuật bvăn bản Quan âm thị kính
- Nội dung: Vở chèo Quan âm thị kính nói chung và đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống
-Nghệ thuật: Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phâm chất tốt đẹp cùng nỗi bi thảm,bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình ,hôn nhân trong xã hội phong kiến.
Trong các dòng sau, dòng nào không phải là nội dung chính của vở chèo Quan Âm Thị Kính ?
A. Thị Kính bị đổ oan là gái giết chồng.
B. Thị Kính chịu án hoang thai
C. Thị Kính giả trai lên chùa bị Thị Mầu chòng ghẹo.
D. Oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen.
Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?
Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày. Cuộc đời Thị Kính là sự chồng chất của những nổi oan. Tiếng xấu hại chồng là nỗi oan đầu tiên, cũng là khởi đầu của cuộc đời đầy oan nghiệt.
Thiện Sỹ là chồng của Thị Kính. Một lần đọc sách mệt, chàng ngủ thiếp đi từ lúc nào. Thấy trên cằm chàng có sợi râu mọc ngược, nghĩ là điềm gở. Nhân lúc chồng đang ngủ, Thị Kính dùng dao cắt sợi râu đó đi. Giật mình thức giấc, chẳng hiểu thực hư ra sao, chàng lu loa rằng vợ dùng dao định giết mình. Thế là nàng mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Nỗi oan này, nàng không sao giãi bày được. Oan ức, đau khổ quá, nàng cắt tóc giả trai đi tu. Những tưởng nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Với vai chú tiểu, Thị Kính đã làm say lòng Thị Mầu lẳng lơ. Bao lần tán tỉnh, nhưng Thị Mầu không sao làm siêu lòng "chú tiểu". Bỗng nhiên, Thị Mầu bụng mang dạ chửa, vu vạ cho "chú tiểu" ăn nằm với chị. Một lần nữa, Thị Kính mang tội, bị đuổi ra khỏi chùa. Suốt mấy năm ròng, Thị Kính bồng bế đứa con Thị Mầu đi xin từng giọt sữa và chịu bao tai tiếng nhục nhã. Cho đến khi nàng chết, sự thật mới sáng rõ. Dẫu rằng, nàng được về cõi Niết bàn, nhưng nỗi oan của nàng là một cái gì đó quá nặng nề với người đời.
"Oan Thị Kính" là thành ngữ được dùng để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không giãy bày được.
Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.
Tóm tắt chèo “Quan Âm Thị Kính”
Thị Kính xinh tươi, là con gái của Mãng ông nhà nghèo. Thị Kính lấy Thiện Sĩ một nho sinh hơi đần, con trai của Sùng ông, Sùng bà giàu có. Một đêm khuya, Thiện Sĩ đọc sách rồi nằm lên kỉ thiu thiu ngủ, Thị Kính phe phẩy quạt cho chồng. Chị nhìn thấy một chiếc râu mọc ngược dưới cẳm chồng, Thị Kính bèn lấy con dao khâu xén chiếc râu ấy đi. Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức, hốt hoảng túm lấy con dao hô hoán lên: “Hỡi cha! Hỡi mẹ! Hỡi làng! Đêm khuya khoắt bổng làm sao thấy bất thường!”...Thị Kính bị Sùng bà vu cho tội định giết chồng, chửi mắng, nhiếc móc, vùi dập thậm tệ, rồi đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ.
Đau khổ và bế tắc, Thị Kính cắt tóc, cải dạng con trai, vào tu ờ chùa Vân Tự, Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau dó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm.
Suốt ba năm trời Kính Tâm âm thầm chịu đựng và nhẫn nhục đi xin sữa nuôi con cho Thị Mầu. Trời Phật độ lòng, cho Kính Tâm được hoá thành Phật Bà Quan Âm lên toà sen (cõi Phật). Bấy giờ mọi người mới biết tiểu Kính Tâm là gái và hiểu rõ lòng nhẫn nhục, đức hi sinh cực độ của Thị Kính.
Vẽ bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo “Quan Âm Thị Kính”.
Vẽ một bức tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.
- Dự đoán tính cách hai nhân vật như sau:
+ Thị Mầu: Tính tình lẳng lơ, mắt nói miệng nói, tính cách táo bạo
+ Thầy sư (Thị Kính): Có chừng mực, tôn kính.