Những câu hỏi liên quan
Tvyy
Xem chi tiết
animepham
7 tháng 5 2022 lúc 21:33

tham khảo-1-Cấu trúc da. Là cơ quan luôn luôn thay đổi, làn da bao gồm 3 lớp chính- biểu bì, hạ bì và mô dưới da - mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Các phần phụ của da như các nang và các tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn cũng đóng những vai trò khác nhau trong chức năng tổng thể của da.----Da là một cơ quan phức tạp giúp bảo vệ cơ thể tránh những tác hại từ môi trường xung quanh và cho phép có sự tương tác với môi trường xung quanh. Chức năng chính của da là duy trì môi trường bên trong cơ thể, cho phép sinh vật có thể bảo vệ và tái tạo DNA một cách chính xác.                                                      2   Tủy sống là nơi dẫn truyền hưng phấn từ các đường thần kinh cảm giác đến các cơ quan vận động. Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.                                                            3      Chất xám là một thành phần chính của hệ thần kinh trung ương, bao gồm các neurone tế bào thân, vùng kết thần kinh (sợi nhánh và sợi thần kinh trục có hoặc không có bao myelin), các tế bào thần kinh đệm (tế bào hình sao và tế bào thần kinh đệm ít gai), synapse (Phần kết nối giữa các neurone), và các mao mạch.                      

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Tố Uyên
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
30 tháng 4 2021 lúc 20:52

Tuyến yên:

- Vị trí: nằm ở vùng sộ

- Vai trò:

   + Tiết hoocmôn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác

   + Tiết hoocmôn ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, trao đổi glucozơ, trao đổi khoáng, nước, co thắt các cơ ở tử cung

Tuyến giáp

- Vị trí: nằm trước sụn giáp

- Vai trò:

   + Hoocmôn của tuyến giáp là trộn có vai trò quan trọng và chuyển hóa các chất trong tế bào

   + Tuyến giáp cùng với tuyến cận giáp có vai trò trong trao đổi Canxi và Phôtpho

Bình luận (0)
NamEs
Xem chi tiết
NamEs
Xem chi tiết
Donquixote Rocinante
Xem chi tiết
Ngọc Thảo Phạm
6 tháng 7 2016 lúc 18:23

4. *Tính chất của hoocmôn : 
- Hoocmôn có tính đặc hiệu: mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định ( cơ quan đích) 
- Hoocmôn có hoạt tính sinh học cao, chỉ một lượng nhỏ cũng có ảnh hưởng rõ rệt 
- Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài 
* Vai trò của hoocmôn 
- Duy trì ổn định môi trường bên trong cơ thể 
- Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường 
*Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết : 
-giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết 
- khác nhau : 
+Tuyến nội tiết : 
Cấu tạo :  Kích thước rất nhỏ 
                  Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích. 
                  Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh 
Chức năng:  Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan 
+ Tuyến ngọai tiết : 
Cấu tạo :  Kích thước lớn hơn 
                 Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động 
                 Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh 
Chức năng : Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt… 

Bình luận (0)
Ngọc Thảo Phạm
6 tháng 7 2016 lúc 18:16

1.Chức năng của da và những đặc điểm giúp da thực hiện được những chức năng đó là:

- Bảo vệ cơ thể chống các yếu tố gây hại của môi trường do đặc điểm cấu tạo từ các sợi mô liên kết, lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn.

- Điều hoà thân nhiệt nhờ sự co, dãn của mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi, cơ co chân lông. Lớp mỡ dưới da góp phần chống mất nhiệt.

- Nhận biết các kích thích của môi trường nhờ các cơ quan thụ cảm.

- Tham gia hoạt động bài tiết qua tuyến mồ hôi.

- Da và các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp cho con người.

*Biện pháp giữ vệ sinh da:

+ Dùng xà phòng tắm cần lựa chọn loại có độ kiềm thấp để tránh tẩy hết chất nhờn trên da, giúp bảo vệ da.

+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch để tránh bệnh ngoài da.

+ Thường xuyên rèn luyện thân thể để nâng cao dần sức chịu đựng của cơ thể và da.

+ Tránh làm cho da bị xây xát hoặc bỏng để không cho vi khuẩn đột nhập vào cơ thể gây nên các bệnh viêm nhiễm.

+ Giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và nơi công cộng để phòng tránh bệnh ngoài da, tạo môi trường sống trong lành.

 

Bình luận (0)
Ngọc Thảo Phạm
6 tháng 7 2016 lúc 18:19

3.Não người tiến hóa hơn não thú ở điểm

_ Về cấu tạo:

+ Khối lượng não người so với khối lượng cơ thể người lớn hơn thú.

+ Não người có nhiều khúc cuộn não => tăng diện tích bề mặt, tăng noron (là trung tâm của các phản xạ có điều kiện)

_ Về chức năng: Não người có những vùng chức năng mà thú không có:

+ Vùng vị giác

+ Vùng hiểu tiếng nói

+ Vùng hiểu chữ viết

+ Vùng vận động ngôn ngữ

=> Đại não người tiến hóa hơn hẳn so với lớp thú.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
animepham
23 tháng 7 2023 lúc 5:40

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

                   (I-Hệ thần kinh , 1.Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh sgk/151)

-Chức năng của hệ thần kinh : Hệ thần kinh có chức năng điều khiển , điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất .

- Cấu tạo của hệ chức năng : 

+ Bộ phận trung ương ( não và tủy sống ) 

+ Bộ phận ngoại biên ( dây thần kinh và hạch thần kinh )

 Trong đó , bộ phận trung ương đóng vai trò chủ đạo

 

 Vị trí của mỗi bộ phận : 

Não - nằm trong hộp sọ 

Tủy sống - nằm trong cột sống 

Hạch thần kinh - nằm ở khoang bụng và có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan

Dây thần kinh - khắp cơ thể 

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Anh Tuấn
Xem chi tiết
Hưng Nguyễn
9 tháng 5 2023 lúc 22:23

* Cấu tạo: - Hệ thần kinh được cấu tạo bởi các tế bào thần kinh (nơron).

- Hệ thần kinh bao gồm:

+, Phần trung ương: Não và tủy sống.

+, Phần ngoại biên: Các dây thần kinh và hạch thần kinh.

* Chức năng: - Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thành một thể thống nhất, giúp cơ thể luôn thích nghi với những thay đổi của môi trường.

- Hệ thần kinh gồm hai phân hệ:

+, Hệ thần kinh vận động: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của hệ cơ-xương, liên quan đến hoạt động của cơ vân (hoạt động theo ý muốn ).

+, Hệ thần kinh sinh dưỡng: Điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan nội tạng liên quan đến hoạt động của cơ trơn, cơ tim (hoạt động không theo ý muốn ).

Bình luận (0)
Vy Vy
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:44

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:46

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


Bình luận (0)
Võ Hà Kiều My
9 tháng 5 2017 lúc 12:49

2a/

Ống tiêu hóa gồm 3 phần có nguồn gốc khác nhau: phần trước ( khoang miệng, thực quản, dạ dày) có nguồn gốc nội bì, chức năng lấy, nghiền, chuyển thức ăn. Phần giữa là ruột non( gồm các đoạn tá tràng, hồi tràng, gan , tụy) bắt nguồn từ nội bì, có chức năng biến đổi hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần cuối ( manh tràng, ruột già, trực tràng) có nguồn gốc ngoại bì, chức năng thải các chất cặn bả.

he tieu hoa nguoi

Thành ống tiêu hóa có cấu tạo như sau :

1. Lớp niêm mạc ( tunica mucosa ) lót ở mặt trong của ống tiêu hóa

Ở mỗi phần của ống , thượng mô có hình dạng khác nhau . Ở miệng , thượng mô có nhiều tầng . Ở dạ dày và ruột là thượng mô có một tầng . Hình thái của các tế bào thượng mô cũng khác nhau . Ở ổ miệng là thượng mô dẹt , ở ruột non là thượng mô trụ để thích ứng với các chức năng tương ứng .

2. Tấm dưới niêm mạc ( tele submucosa ) là tổ chức liên kết xơ , trong đó có các mạch máu , các sợi thần kinh và các mạch bạch huyết .

Giữa lớp niêm mạc và tấm dưới niêm mạc là một lớp mỏng các sợi cơ trơn tạo thành mảnh cơ niêm mạc ( lamina muscularis mucosae ) . Khi co rút , cơ niêm mạc có thể làm cho lớp niêm mạc gấp lại thành các nếp .

Trong các tế bào thượng mô của niêm mạc còn có thượng mô biệt hóa thành các tuyến tiết ra dịch tiêu hóa đổ vào lòng ruột qua các ống tiết . Có các tuyến đơn giản là tuyến một tế bào , có các tuyến phức tạp hơn gồm có nhiều tế bào hoặc có phân nhánh thành nhiều ống tuyến .

Các đám tổ chức lympho nằm trong lớp niêm mạc gồm một tổ chức lưới mà trong các mắt lưới có tế bào lympho sinh sản tại chỗ . Ở một số nơi , tổ chức này hợp thành các hạch gọi là nang thường nằm trong tấm dưới niêm mạc , hoặc các nang tụ lại thành đám gọi là mảng tổ chức lympho ( có nhiều ở hồi tràng )

3. Lớp cơ trơn ( tunica muscularis ) chia thành hai tầng , tầng ngoài gồm các sợi cơ dọc và tầng trong là các sợi cơ vòng . Trong phần trên của thực quản có các sợi cơ vân phù hợp với chức năng co thắt thật nhanh ở phần trên của thực quản khi nuốt . Từ dạ dày đến ruột non , tầng cơ vòng và cơ trơn là một lớp liên tục . Ở ruột già , các sợi cơ dọc tập trung thành ba dải có thể nhìn thấy khi quan sát đại thể . Ngoài ra , trong dạ dày còn có lớp cơ trơn thứ ba là lớp cơ chéo .

4. Tấm dưới thanh mạc (tela subserosa):

Là tổ chức liên kết thưa nằm giữa lớp cơ bên trong và lớp thanh mạc bên ngoài. Nhờ lớp này mà có thể bóc thanh mạc dễ dàng ra khỏi các cấu trúc bên dưới.

5. Lớp thanh mạc (tunica serosa):

Tạo bởi thượng mô dẹt của phúc mạc. Mặt tự do của thanh mạc có chất thanh dịch làm cho các tạng trượt lên nhau dễ dàng. Thanh mạc có hai phần: lá phủ thành ổ bụng gọi là phúc mạc thành, lá phủ các tạng gọi là phúc mạc tạng.

Bình luận (0)