Sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ lớp cá đến lớp thú
ACE giúp vs:giải thích về sự tiến hóa, về cơ quan tuần hoàn từ cá đến lớp thú
Trong các lớp động vật sau, lớp nào có tổ chức cơ thể tiến hóa cao nhất?
A.
Lớp bò sát
B.
Lớp Giáp xác
C.
Lớp Thú
D.
Lớp lưỡng cư
cấu tạo và sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp cá đến lớp thú
Lớp cá 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn (1TN, 1TT), máu đi nuôi cơ thể làm máu đỏ tươi-->lớp Lướng cư có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (2TN, 1TT), máu đi nuôi cơ thể là máu pha--> lớp Bò sát có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (2TN, 1TT), tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha hơn--> lớp Chim và Thú đều có 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn (2TN, 2TT), máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Cấu tạo và sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ lớp Cá đến lớp Thú :
- Tim :
+ 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất ở lớp Cá.
+ 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất ở lớp Lưỡng cư; 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất có vách ngăn hụt ở Bò sát.
+ 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất ở lớp Chim, lớp Thú.
- Máu chứa trong tim: từ máu pha đến máu riêng biệt.
- Máu đi nuôi cơ thể: từ máu pha đến máu đỏ tươi.
- Vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn hở: ở Chân đốt và Thân mềm.
+ Vòng tuần hoàn kín:
• 1 vòng tuần hoàn: ở lớp Cá.
• 2 vòng tuần hoàn: ( cá) đến 2 vòng tuần hoàn chưa hoàn chỉnh ( Lưỡng cư và Bò sát), đến 2 vòng tuần hoàn riêng biệt ( Chim và Thú).
- Hồng cầu: từ hồng cầu có nhân, hình bầu dục đến hồng cầu không nhân, hình đĩa lõm 2 mặt để tăng diện tích tiếp xúc với khí ôxi và cacbônic.
CÂU 1 : biểu hiện sự tiến hóa về sinh sản của động vật từ lớp cá như thế nào ?sự tiến hóa về tổ chức cá thể của động vật từ lớp cá đến lớp thú thể hiện ở hai cơ quan sau:hệ tuần hoàn; hệ hô hấp như thế nào?
Động vật lưỡng cư (danh pháp khoa học: Amphibia) là một lớp động vật có xương sống máu lạnh. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này. Động vật lưỡng cư phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm. Da được dùng như cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào da. Động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát, nhưng bò sát, cùng với chim và động vật có vú, là các loài động vật có màng ối và không cần có nước để sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây, đã có sự suy giảm số lượng của nhiều loài lưỡng cư trên toàn cầu.
Các động vật lưỡng cư đầu tiên phát triển trong giai đoạn từ kỷ Devon từ cá vây tay với phổi và vây tay, đây là đặc điểm hữu ích trong việc thích nghi với đất khô. Chúng phát triển đa dạng và trở thành nhóm thống trị trong suốt kỷ Cacbon và kỷ Permi, nhưng sau đó đã được thay thế bằng các loài bò sát và động vật có xương sống khác. Theo thời gian, động vật lưỡng cư đã giảm kích thước và mức độ đa dạng, chỉ để lại lớp hiện đại Lissamphibia
Ba bộ hiện đại của động vật lưỡng cư là Anura (ếch và cóc), Caudata / Urodela (kỳ giông), và Gymnophiona / Apoda (bộ không chân). Số lượng các loài động vật lưỡng cư được biết đến là khoảng 7.000, trong đó gần 90% là các loài ếch nhái. Các động vật lưỡng cư nhỏ nhất (và có xương sống) trên thế giới là loài ếch ở New Guinea (Paedophryne amauensis) với chiều dài chỉ 7,7 mm (0,30 inch). Các động vật lưỡng cư còn tồn tại lớn nhất là kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus), dài đến 1,8 m (5 ft 11 inch), nhưng vẫn còn rất nhỏ so với loài tuyệt chủng Prionosuchus ở kỷ Permi tại Brazil, dài 9 m (30 ft). Các nghiên cứu về động vật lưỡng cư được gọi là batrachology, trong khi các nghiên cứu của cả hai loài bò sát và lưỡng cư được gọi là herpetology.
Nêu đặc điểm tiến hóa về hình thức sinh sản từ lớp cá cho tới lớp thú.Nêu đặc điểm tiến hóa về hình thức sinh sản từ lớp cá cho tới lớp thú.
( giúp em với ạ! em sắp thi rồi )
SS cá:
+Thụ tinh ngoài.
+Đẻ trứng.
+...............................
SS ếch:
+Thụ tinh ngoài.
+Đẻ trứng.
+............................
SS thằn lằn:
+Thụ tinh trong.
+Đẻ trứng.
+.........................
SS chim:
+Thụ tinh trong.
+Đẻ trứng.
+....................
SS Thú:
+Thụ tinh trong.
+Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
+.......................
- Sinh sản cá:
+ Thụ tinh ngoài.
+ Đẻ trứng (15-20 vạn trứng)
+ Trứng→phôi
- Sinh sản ếch:
+Thụ tinh ngoài.
+ Đẻ trứng, trứng ít noãn hoàng
+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Sinh sản của thằn lằn
+ Thụ tinh trong
+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng, phát triển trực tiếp
- Sinh sản chim:
+ Thụ tinh trong.
+ Đẻ trứng (2 trứng/lứa), trứng nhiều noãn hoàng, vỏ đá vôi
- Sinh sản thỏ:
+ Thụ tinh trong.
+ Thai phát triển trong bụng mẹ.
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
trình bày sự tiến hóa về cơ quan di chuyển, tổ chức cơ thể, sinh sản? Và ý nghĩa sự tiến hóa đó đối với dộng vật? Sắp xếp các đại diện theo thứ tự tiến hóa về di chuyển, sinh sản và lí giải thứ tự sắp xếp đó: biến hình, cá rô, cá sấu, cá cóc Tam Đảo, thủy tức, vịt , khỉ
1. Phân tích sự tiến hóa của một số hệ cơ quan ( tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh ) từ lớp thú đến lớp cá?
2. So sánh cung phản xạ và vòng phản xạ? lấy vd minh họa
Mọi người giải giúp em với
Cảm ơn ạ
Câu 2
Cung phản xạ | Vòng phản xạ |
Trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về tủng ương thần kinh để trung ương điều chỉnh phản ứng cho chính xác. VD: Sờ tay vào vật nóng, rụt tay lại | Vòng phản xạ gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. |
Bắt đầu từ nhóm phân ngành nguyên thủy nhất là Sống Đầu và Sống Đuôi : tiến hóa theo chiều hướng thụ động, vùi mình trong cát, phụ thuộc vào môi trường sống nên hệ hô hấp của chúng có cấu tạo rất đơn giản, nhập chung với ống tiêu hóa. Từ đó hiệu suất hô hấp rất thấp. Do vậy chúng đều cạnh tranh không hiệu quả đối với các phân ngành khác, sớm tiến sâu vào ngõ cụt trong hệ thống tiến hóa của động vật.
-Cơ quan hô hấp là mang, tùy vào từng nhóm đại diện mà có nắp mang hay không có nắp mang, thích nghi với trao đổi khí hòa tan trong nước.
Vì: hô hấp bằng cách trao đổi khí trong môi trường nước
(hàm lượng khí hòa tan ít) làm khả năng trao đổi khí trong cơ thể bị hạn chế.
Mặc dù số lượng loài lớn, chiếm lĩnh thế giới dưới nước, hệ hô hấp đã phân hóa hoàn toàn về chức phận và cấu trúc nhưng hiệu suất hô hấp vẫn con thấp.
Trước yêu cầu của sự phát triển liên tục trong sinh giới đòi hỏi Lớp Cá phải biến đổi hệ hô hấp của mình để tăng diện tích trao đổi khí từ đó hô hấp với hiệu suất cao hơn, giúp con vật có thể vận động tích cực hơn. Trước khi hình thành nên lớp động vật có cơ quan hô hấp tiến bộ hơn thì lớp Cá đã trải qua quá trình hình thành nên các hình thức hô hấp trung gian: bóng hơi, da, cơ quan trên mang, phổi.
-Lớp Thú là lớp có tổ chức cao nhất trong các lớp động vật có xương sống.
Hệ hô hấp có cấu trúc tương tự như Bò Sát nhưng phức tạp hơn: phổi có nhiều phế nang phân nhánh, động tác hô hấp cũng đa dạng với sự tham gia của cơ gian sườn, cơ hoành.
Xu thế tiến hóa theo hướng làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích
- Hô hấp của cơ thể đầu là sự thẩm thấu chưa có cơ quan hô hấp riêng . Hô hấp dưới nước. Sau đó đến các lớp cá hô hấp bằng mang và đến các loài lưỡng cư như ếch nhái có thể hô hấp cả dưới nước và trên cạn nhưng noc chưa có cơ quan hô hấp riêng.tiếp đến là các loài bò sát đã có cơ quan hô hấp riêng biêt đó là phổi tiếp đến là những loài chim chung còn có thêm nhứng túi khí để thích hợp cho trao đổi khí khi bay lượn sau đó là sự hô hấp bằng phổi ở người có sự phân hóa và chuyên môn hóa cao. Nói chung sự tiến hóa của hệ hô hấp là sự hoàn thiện cơ thể và phân hóa chức năng phù hợp với điều kiện từ dưới nước lên trên cạn.
chứng minh sự tiến hóa về tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng hoàn thiện. Có ai giúp mình với :<
Có ai trả lời giúp mình với. mình đang cần gấp ạ.