Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 11 2018 lúc 2:14

Lê Đình Nguyên
24 tháng 3 lúc 17:37

đần

 

bảo an trần
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
13 tháng 2 2023 lúc 13:13

 Con có … như măng ấp bẹ.

`=>` Mẹ

`->` Con có ..mẹ. như măng ấp bẹ.

nguyễn lê khánh băng
Xem chi tiết
Minh Đức Nguyễn
Xem chi tiết
Long Sơn
18 tháng 2 2022 lúc 8:48

 Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

tuấn anh
18 tháng 2 2022 lúc 8:49

 

 Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

Hoàng Ngân Hà
18 tháng 2 2022 lúc 8:57

Trl: Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

๖ۣۜNɢυуễи тυấи αин
Xem chi tiết

Kho tàng ca dao tục ngữ đã có nhiều câu ghi lại những kinh nghiệm quý báu đó. Câu tục ngữ Con hơn cha là nhà có phúc là một trong những câu tiêu biểu và có ý nghĩa sâu sắc.

Câu tục ngữ rất ngắn gọn nhưng nội dung ý nghĩa thật phong phú. Con và cha ở đây ngoài việc nêu mối quan hệ máu thịt trong gia đình, còn có ý nghĩa tượng trưng cho thế hệ trước và thế hệ kế cận trong xã hội. Do đó nhà ngoài nghĩa đen là một gia đình, còn có nghĩa rộng là đất nước, dân tộc. Vì hơn ở đây là hơn về mặt năng lực, hơn về trình độ, hơn về cách sống, cách làm ăn. Cách diễn đạt của câu tục ngữ mang tính khẳng định rõ rệt: Con phải hơn cha thì nhà mới ấm no sung sướng, thế hệ sau phải hơn thế hệ trước thì xã hội mới tiến bộ, dân tộc mới hạnh phúc phồn vinh.

Trước tiên, ta thấy câu tục ngữ đã khái quát được một vấn đề xã hội hoàn toàn đúng. Con hơn cha, thế hệ sau hơn thế hệ trước là một hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Trong cuộc sống, mỗi thế hệ đều học tập quá khứ và tích lũy thêm những kinh nghiệm của thế hệ mình Vì vậy trình độ thế hệ sau thường cao hơn thế hệ trước và cứ như thế xã hội phát triển không ngừng. Trong lịch sử phát triển, xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, từ thô sơ mông muội tiến dần lên trình độ văn minh như hiện nay. Quá trình phát triển đó đã khẳng định thế hệ sau ngày càng tiến bộ hơn thế hệ trước và làm cho xã hội con người tiến bộ.

Ngược lại ta thử đặt một giả dụ, nếu thế hệ sau không hơn thế hệ trước, chỉ bằng thế hệ trước thôi thì xã hội sẽ như thế nào? Chắc chắn xà hội sẽ dậm chân tại chỗ, thời gian trước như thế nào, thời gian sau vẫn y nguyên như vậy và xã hội loài người vẫn chìm trong tối tăm lạc hậu mà thôi. Còn nếu thế hệ sau lại kém thế hệ trước? Một tai họa sẽ đến, xã hội loài người sẽ lùi dần về thời kì đồ đá cũ. Trong một gia đình cũng vậy, con giỏi hơn cha tức là con đã học tập hết được những kinh nghiệm do cha truyền dạy và đúc kết thêm được những kinh nghiệm của bản thân mình. Con hơn cha như vậy thì con sẽ lao động tốt hơn cha, làm việc đạt hiệu quả hơn cha và do đó cuộc sống của gia đình sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn. Trái lại, nêu con kém cha thì chẳng những con không làm được gì hơn cha mà những thành quả cha làm được cũng có nguy cơ bị con phá tan. Rõ ràng nội dung câu tục ngữ đã là một chân lí phù hợp với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, phù hợp với thực tế trong từng gia đình nói riêng.

Như vậy câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí để làm bài học cho mọi người mọi thời. Có lẽ bài học đó là: muốn nhà có phúc thì phải làm cho con hơn cha, muốn xã hội phồn vinh thì phải làm cho thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. Để đạt được điều đó, cha phải dạy bảo, rèn luyện con, đồng thời khuyến khích, động viên con nỗ lực phát triển. Nói rộng ra trong xã hội, thế hệ đi trước phải chăm lo giáo dục thế hệ kế cận, thế hệ tương lai, đồng thời phải tin tưởng, giúp đỡ thế hệ kế cận, thế hệ tương lai suy nghĩ, sáng tạo. Mặt khác, thế hệ con phải trân trọng học tập, tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm và toàn bộ kho tàng văn hóa của thế hệ cha, đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo do nâng cao, bổ sung và phát triển những kiến thức kinh nghiệm của các thế hệ trước. Câu tục ngữ đã phản đối thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của thế hệ cha anh đối với việc giáo dục thế hệ con em, đặc biệt phản đối tâm lí và thái độ coi thường hoặc tị hiềm của thế hệ trước đối với thế hệ sau, không muốn thế hệ sau vượt mình. Câu tục ngữ cũng không đồng tình với hiện tượng thế hệ con em coi thường, phủ nhận thế hệ cha anh, đặc biệt không đồng tình với thái độ lười biếng, dựa dẫm vào thế hệ đi trước để đến nỗi cửa nhà tan nát. Rõ ràng câu tục ngữ đã là bài học sâu sắc cho mọi thế hệ, cả thế hệ cha anh và thế hệ con em trong việc làm cho con hơn cha để nhà có hạnh phúc.

Do có ý nghĩa lớn lao như vậy nên câu tục ngữ đã được lưu truyền từ nhiều đời nay và đã có tác dụng to lớn đến từng gia đình và đến toàn xã hội ta trong trường kì lịch sử. Hiện tượng cha mẹ hi sinh tất cả cho con, chịu vất vả gian lao để con được học hành, để con khôn lớn hơn mình là hiện tượng phổ biến trong các gia đình Việt Nam. Hiện tượng con cái trong nhà chăm chỉ học tập rèn luyện theo lời khuyên bảo, dạy dỗ của bố mẹ để nối nghiệp nhà, để làm vẻ vang cho dòng họ cũng không hiếm ở khắp nơi. Rộng ra trong phạm vi cả nước và toàn xã hội, ngay từ ngày xưa, việc chăm lo bồi dưỡng cho thế hệ trẻ, thế hệ kế cận cũng được đặt ra thường xuyên và cấp thiết. Nếu không có điều đó thì làm sao trong triều Trần, các thế hệ kế tiếp nhau ba lần đánh thắng được giặc Nguyên hùng mạnh? Và liên tiếp các thời đại về sau, các thế hệ sau đã kế thừa và phát huy được trí tuệ và kinh nghiệm của thế hệ trước, liên tiếp đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn? Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tư tưởng của Bác Hồ. Việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau được đặt ra một cách toàn diện và đồng bộ. Thế hệ cha anh để vừa làm tấm gương chói sáng về tinh thần chiến dấu, lao động để bảo vệ và xây dựng đất nước, vừa hết lòng chăm lo giáo dục bồi dưỡng thế hệ mai sau để thế hệ mai sau có đủ đức đủ tài tiếp tục sự nghiệp cách mạng mà mình đã suốt đời theo đuổi. Và các thế hệ kế cận cũng không phụ lòng tin của lớp người đi trước, đã không ngừng học hỏi, tu dưỡng đạo đức và tài năng, tiếp nối con đường các thế hệ trước đã đi và đã lập được những chiến công thần kì trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc. Có được điều đó, phải chăng ít nhiều do câu tục ngữ đã thấm vào nếp nghĩ, nếp làm của các thế hệ chúng ta.

Tóm lại, câu tục ngữ đã là một hạt ngọc quý trong kho tàng châu báu các kinh nghiệm sống và chiến dấu của dân tộc ta. Câu tục ngữ cũng như cả kho tàng kinh nghiệm quý đó đã giúp dân tộc ta sống, tồn tại và phát triển trước trăm ngàn khó khăn và thử thách. Học tập vốn quý của người xưa, chúng ta quyết tâm làm hết sức mình để con hơn cha, để thế hệ sau trưởng thành hơn thế hệ trước, để đất nước XHCN muôn quý ngàn yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh, dân tộc bất diệt của chúng ta ngày càng hạnh phúc tự do

Đoàn Việt Vương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
15 tháng 2 2022 lúc 9:07

Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

Như Nguyệt
15 tháng 2 2022 lúc 9:08

Câu cuối 

Mỹ Hoà Cao
15 tháng 2 2022 lúc 9:08

 Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

Nguyễn Mai Dung
Xem chi tiết
✞ঔৣ۝⒝ố⒩⒢۝ঔৣ✞
2 tháng 10 2021 lúc 21:01

Con có cha sẽ được sống và trưởng thành trong yên vui hạnh phúc. Con có cha như nhà có nóc là vậy. Sẽ bất hạnh và đau khổ vô cùng khi con mồ côi cha, hoặc vì lí do nào đó vắng bóng cha. Người con phải sống trong tình cảnh thiếu thốn tình phụ - tử, không được chăm sóc, bị hẫng hụt nhiều bề.

Khách vãng lai đã xóa
Mai Thị Quỳnh Mai
Xem chi tiết
#Unrequited_Love#
6 tháng 4 2019 lúc 8:48

Con có cha như nhà có nóc

Con không có cha như nòng nọc đứt đuôi.

~Hailey~

#Ngốc#2k8#
6 tháng 4 2019 lúc 8:52

con có cha như nhà có nóc con không cha như nòng nọc đứt đuôi

Trúc Anh
6 tháng 4 2019 lúc 8:57

Con có cha như nhà có nóc

Con ko có cha như nòng nọc đút đuôi

33.Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
25 tháng 2 2022 lúc 9:09

Câu1:

Những dòng thơ miêu tả hai cha con. Ví dụ:

+ Hai cha con bước đi trên cát

+ Bóng cha dài lênh khênh

+ Bóng con tròn chắc nịch

+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

+ Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

- Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con

- Hình ảnh “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha, Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.

c2:

Qua hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm, cách nhìn của Lãn Ông về danh lợi và nhân nghĩa. Công danh chỉ là những cái phù phiếm, sẽ trôi đi như dòng nước, chỉ có tấm lòng nhân đức cao cả mới đáng quý, đáng trân trọng ở đời.