Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Trân
Xem chi tiết
Dragon
22 tháng 9 2016 lúc 22:08

1/Chương I. Khái quát về cơ thể người

Cơ vân gắn vào xương,  tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Khả năng co giản lớn nhất. Nhiều xương và vân ngang tăng khả năng chịu lực

Cơ trơn tạo thành nội quan dạ dày,  ruột,  ..  hình thoi đầu nhọn chỉ 1 nhân.  Khả năng co giãn nhỏ nhất

Cơ tim tạo nên thành tim. Có vân ngang,  tế bào phân nhánh , có 1 nhân. Khả năng co giản vừa phải

 

Bình luận (0)
Phùng Thị Thu Hải
Xem chi tiết
_silverlining
11 tháng 3 2017 lúc 21:02

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.

Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim.

* Tim động vật có 4 ngăn : tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định.
* Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim).
* Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động.

Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.

Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán nguyệt), còn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất.

Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn chung(0,4 giây)

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
12 tháng 3 2017 lúc 1:11

a/ Cấu tạo tim

* Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt.

+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể.

+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg)

Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều

+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái.

+ Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim).

+ Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein.

+ Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim

* Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp

* Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim

Bình luận (0)
Trần Ngọc Hà
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
24 tháng 11 2021 lúc 18:57

1.Nêu cấu tạo và chức năng chính của tế bào - Nguyễn Hoài Thương

Bình luận (1)
Nguyễn Thu Thủy
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
4 tháng 11 2016 lúc 16:56

-Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp, gồm một số lớp có đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ cho cây

-
 

Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.



 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Chi Trần
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 5 2017 lúc 11:53

Đáp án D

Đặc điểm cấu tạo của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ là

- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nôi liền nhau.

- Mỗi đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày, tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
1 tháng 6 2018 lúc 4:08

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là:

    - Mỗi bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.

    - Tế bào cơ được cấu tạo từ các tơ cơ gồm các tơ mảnh (trơn) và tơ dày (có mấu sinh chất) xếp song song và xen kẽ nhau.

    - Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
2 tháng 1 2017 lúc 17:50

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan cây xanh có hoa :

- Gồm vỏ quả và hạt => Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.

- Những tế bào vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có những lỗ khỉ đóng mở được => Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí và môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.

- Mang các hạt phấn chứa tế bào sinh dục đực và noãn chứa tế bào sinh dục cái => Thực hiện thụ phẩn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

- Gồm nhiều bó mạch gỗ và mạch rây => Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.

- Gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ => Nảy mầm thành cây con. duy trì và phát triển nòi giống.

- Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút => Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây

Bình luận (2)