Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.
Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim.
* Tim động vật có 4 ngăn : tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định.
* Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim).
* Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động.
Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.
Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán nguyệt), còn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất.
Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn chung(0,4 giây)
a/ Cấu tạo tim
* Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt.
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể.
+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg)
Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều
+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái.
+ Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim).
+ Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein.
+ Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim
* Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp
* Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim