Trình bày những chuyển biến về KT XH đưa đến sự hình thành các nhà nước Văn Lang Âu Lạc
Trình bày ý nghĩa sự ra đời các nhà nước đó
Trình bày sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.Nêu một số phong tục tập quán được hình thành thời Văn Lang - Âu Lạc vẫn còn đến ngày nay.
giúp vs ạ
Hãy nêu:
Những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội của nước ta thời kì bắc thuộc
Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí
Vẽ sơ đồ về tổ chức nhà nước Âu Lạc . Nêu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
cần gấpppp
:(
Tham khảo
? Những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội của nước ta thời kì bắc thuộc
* Sự chuyển biến:
- Về kinh tế:
+ Niông nghiệp: Nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thủy lợi được xậy dựng nên năng suất lúa cao hơn trước
+ Thủ công nghiệp: việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống được phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu một số nghề mới từ Trung Quốc như làm giấy, thủy tinh
+ Thương mại: nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thông giao thông thủy, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phát triển hơn trước
- Văn hóa: một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tôn nền văn hóa truyền thông của dân tộc
- Xã hội: do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại Phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ
?Trình bày cuộc khởi nghĩa Lí Bí
- Nguyên nhân: Vì căm ghét bọn đô hộ nhà Lương độc ác, tàn bạo.
- Diễn biến: +Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
+ Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
+ Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân đi đàn áp. Lý Bí chủ động kéo quân lên phía Bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
+ Đầu năm 543, nhà Lương lại tổ chức đàn áp. Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
+ Xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
-Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân
-Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đánh đuổi quân xâm lược của nhân dân ta.
?Vẽ sơ đồ về tổ chức nhà nước Âu Lạc . Nêu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc
-Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư (viết ở thế kỷ 15) và Đại Việt sử lược (viết ở thế kỷ 13), thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào khoảng năm 208 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.
dài quá bn mấy cái này mik hc hết r mà dài quá
Những chuyển biến về kinh tế,văn hóa,xã hội của nước ta thời kì Bắc thuộc:
Kinh tế:
-Cư dân biết trồng lúa và hoa màu,chăn nuôi,đắp đê phòng lũ lụt
-Nhiều nghề thủ công được du nhập vào nước ta,kỹ thuật luyện kim đạt trình độ cao
-Hoạt động buôn bán của cư dân diễn ra ở các chợ và các trung tâm lớn
Về văn hóa,xã hội:
-Xuất hiện trường dạy chữ Hán
Cuộc khởi nghĩa Lí Bí:
-Mùa xuân năm 542 , Lí Bí lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy khởi nghĩa
-Mùa xuân năm 544,Lí Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế ,và đặt tên cho nước ta là Vạn Cuân)
Sơ đồ nhà nước Âu Lạc:
--Bạn lên mạng xem nhé!mình không có máy để chụp bài--
Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc:
-Sau khi giành thắng lợi Quần Tần , năm 208 TCN,Thục Phán lên ngôi (xưng danh là An Dương Vương) .Hai vùng đất của người Âu Việt và Lạc việt hợp lại thành 1 nước và lấy tên là ÂU LẠC
LỊCH SỬ 6
Câu 1 : lịch sử là gì ? Cách tính thời gian trong lịch sử ?
Câu 2 : Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời thuật luyện kim ? Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa gì ?
Câu 3 : Nhà nước Văn Lang , Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 4 : Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Vân Lang ?
Câu 5 : Em hãy trình bày tở chức bộ máy Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ? Vẽ thành sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc .
Mong các bạn làm nhanh và đúng giúp mình , bạn nào làm đúng được 3 tick nha !
Câu 1:Hãy trình bày sự khác biệt về cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang so với cơ sở hình thành Nhà nước cổ đại phương Tây?
Câu 2:Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa các giai đoạn bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc ra đời (văn hóa Sơn Vi) và công xã thị tộc phát triển (Văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn)?
Câu 1: Nhà nước Văn Lang được thành lập và tổ chức như thế nào? Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Câu 2: Trình bày về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang.
Câu 3: Cho biết về sự thành lập và tổ chức của nhà nước Âu Lạc? Nêu nhận xét về tổ chức của nhà nước Âu Lạc.
1.Sử cũ viết: “Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì - Phú Thọ)”. Vua giữ mọi quyền hành trong nước, “các bộ đều thần thuộc". Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương". “Đời đời cha truyền con nối, đều gọi là Hùng Vương”.
Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có chiến tranh, vua Hùng và các Lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại, cùng chiến đấu.
Nhận xét về tổ chức nhà nước đầu tiên :
- Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia - dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
Bạn hk trường j vậy mà sao đề giống hệt mk
Câu 1: Trình bày những biểu hiện chứng tỏ chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thất bại?
Câu 2: Hoàn thành sơ dồ về cơ cấu xã hội thời Văn Lang - Âu Lạc và thời Bắc thuộc. Từ đó, trình bày sự chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc. Theo em, tầng lớp nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khỏi nghĩa độc lập? Vì sao?
Tham khảo:
1. Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại: + Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ. + Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.
2. Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.
Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép
Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc
Theo em, thành phần nông dân công xã trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc
Trình bày và phân tích những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang. Rút ra kết luận về những điều kiện đó?
- Những chuyển biến về kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.
+ Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.
+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
- Những chuyến biến về xã hội:
+ Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.
+ Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.
+ Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.
- Kết luận:
+ Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.
+ Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.
1/trình bày những lí do dẫn đến sự ra đời của nhà nước VĂN LANG?
2/đời sống vật chất của cư dân VĂN LANG như thế nào ?
3/em hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước VĂN LANG?
4/nước ÂU LẠC được thành lập trong hoàn cảnh nào?
5/đất nước thời ÂU LẠC có gì thay đổi?
6/AN DƯƠNG VƯƠNG cho xây dựng thành CỔ LOA ở đâu?-thành CỔ LOA được xây dựng như thế nào?
7/theo em sự thất bại để lại cho đời sống bài học gì?
Câu 1: Trả lời:
Những lí do ra đời nhà nước thời Hùng Vương:
- Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư, sự xuất hiện các làng, chạ, bộ lạc.
- Do yêu cầu bảo vệ sản xuất vùng các sông lớn.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
- Mở rộng giao lưu và tự vệ.
câu 7.sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau một bài học kinh nghiệm xương máu là : đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác vua phải tin tưởng vào các bậc trung thần phải dựa vào dân để đoàn kết chống giặc và bảo vệ đất nước
câu 3.trình bày:đứng đầu nước Văn Lang là Hùng Vương,phục vụ cho vua là Lạc Hầu và Lạc Tướng là cơ quan trung ương,đơn vị hành chính trung gian là bộ,đứng đầu bộ là Lạc Tướng,các làng bản bây giờ gọi là chiềng,cha,đứng đầu chiềng,cha la Bo chính.
- Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Nêu phạm vi và kinh đô của nhà nước Văn Lang
- Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?
- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang?
- Nhà nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời Văn Lang
Mong mn giúp đỡ mình đang cần gấp
Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 TCN
Kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc tỉnh Phú Thọ ngày nay
mình chỉ biết thế thôi
- Theo truyền thuyết ghi chép lại, Nhà nước Văn Lang được hình thành vào khoảng năm 2879 TCN và kết thúc vào năm 258 TCN bởi An Dương Vương Thục Phán.
- Phạm vi của nhà nước Văn Lang: có địa bàn cư trú từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng châu thổ các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - Kinh đô nhà nước Văn Lang: Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ). - Nhu cầu trị thủy, đối phó với lũ lụt, bảo vệ mùa màng đã thúc đẩy sự liên kết giữa các bộ lạc.
-
Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.?
+ Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đóng đô ở Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ).
+ Vua giữ mọi quyền hành trong nước, các bộ đều thần thuộc. Đặt tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng. Con trai vua là Quan lang, con gái vua là Mị nương.
+ Đứng đầu các bộ là Lạc tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ là Bồ chính. Trong chiềng, chạ, những người già được tôn trọng, thường giúp Bồ chính giải quyết việc sản xuất, chia phần ruộng cày cấy, giải quyết các mối bất hòa của dân làng.
- Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
- Về tổ chức nhà nước thời Âu Lạc không có thay đổi nhiều so với nhà nước thời Văn Lang. Tuy nhiên, có sự chặt chẽ hơn nhiều. Nhà vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Đặc biệt, vua lấy hiệu là An Dương Vương.
- Người Âu Việt và Lạc Việt từ lâu sống hòa hợp với nhau ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang. Cho đến năm 218 TCN, quân Tần tràn xuống xâm lược các nước Phương Nam, Thục Phán đã đứng lên lãnh đạo cả người Âu Việt và Lạc Việt đánh lui quân xâm lược sau đó dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương và đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
học tốt!