- Những chuyển biến về kinh tế:
+ Nhờ sự tiến bộ của thuật luyện kim, đến thời Đông Sơn, từ nửa đầu thiên niên kỷ I TCN, công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến, ngoài ra con người còn biết rèn sắt.
+ Từ việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau mà cư dân Đông Sơn tiến hành khai khẩn đất đai, mở rộng địa bàn sinh sống đến vùng châu thổ sông Hồng , sông Mã , sông Cả, sống định cư lâu dài. Nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày, có sức kéo của trâu bò đã thay thế cho nông nghiệp cuốc đá trước đó.
+ Cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã hình thành.
- Những chuyến biến về xã hội:
+ Thời Phùng nguyên mới bắt đầu phân hóa giàu nghèo.
+ Đến thời Đông Sơn, phân hóa giàu nghèo trở nên rõ rệt.
+ Xã hội phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước.
- Kết luận:
+ Nhờ sự phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. Đó là hai điều kiện cần thiết để đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn lang.
+ Sự chuyển biến xã hội thời Đông Sơn cùng với sự ra đời của công xã nông thôn đã đưa đến sự ra đời của Nhà nước Văn lang.