Quan sát hình 31.3, mô tả quá trình phát triển phôi.
Quan sát hình 42.1 và:
- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực).
- Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái).
- Quá trình hình thành hạt phấn: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa tiến hành quá trình giảm phân tạo nên 4 tế bào con (n) gọi là các bào tử đơn bội. Tiếp theo, mỗi bào tử đơn bội (n) tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thế giao tử đực). Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào nhỏ là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một thành chung dày.
- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) gọi là bào tử đơn bội. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống sót. Bào tử cái sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân (3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm) gọi là túi phôi.
Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.
Tham khảo!
- Quá trình hình thành hạt phấn: Trong bao phấn, tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n). Mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành tế bào sinh dưỡng (tế bào lớn) và tế bào sinh sản (tế bào nhỏ). Tế bào sinh dưỡng sẽ phát triển thành ống phấn, tế bào sinh sản sẽ nguyên phân tạo thành hai tinh tử (giao tử đực). Cấu trúc hai tế bào có vách dày chung này gọi là hạt phấn.
- Quá trình hình thành túi phôi: Trong bầu nhụy có một hay nhiều noãn chứa tế bào trung tâm lớn. Tế bào trung tâm (2n) giảm phân tạo ra bốn tế bào đơn bội không cân đối, ba tế bào tiêu biến, tế bào lớn (đại bào tử) nguyên phân liên tiếp 3 lần tạo thành 8 nhân. Cấu trúc này gọi là túi phôi chứa tế bào trứng (n) và hai tế bào kèm, nhân lưỡng cực và ba tế bào đối cực.
Quan sát hình 20.8, hãy mô tả quá trình phát triển của thực vật có hoa.
Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết.
Quan sát từ hình 5 đến hình 9 và mô tả quá trình phát triển của cây đu đủ.
Hạt nảy mầm (Hình 5) -> Cây con mọc nhiều lá, ngọn (Hình 6) -> Thân cây phát triển bề ngang, có nụ hoa (Hình 7) -> Đã có quả (Hình 8) -> Tiếp tục có nhiều quả hơn, quả chín vàng (Hình 9)
Quan sát Hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
Tham khảo:
- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).
Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
+ Tế bào bé là tế bào sinh sản
+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn
- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).
Khác nhau :
– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).
Quan sát hình 18.3, mô tả giai đoạn phôi thai ở người.
Tham khảo!
- Giai đoạn phôi thai ở người: Trứng thụ tinh hình thành hợp tử. Hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành phôi. Sau thụ tinh khoảng 5 – 7 ngày, hợp tử di chuyển xuống đến tử cung, giai đoạn này gọi là phôi. Khi tới tử cung, phôi bám vào lớp niêm mạc tử cung dày, xốp, chứa nhiều mạch máu và hình thành tổ ở đó. Phôi phát triển thành thai nhờ quá trình phân hóa tạo thành cơ quan.
Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa.
- Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa:
Hạt nảy mầm \(\rightarrow\) Cây mầm \(\rightarrow\) Cây non \(\rightarrow\) Cây trưởng thành \(\rightarrow\) Cây mang hoa \(\rightarrow\) Cây mang quả non \(\rightarrow\) Cây mang quả già \(\rightarrow\) Cây già, chết
Quan sát Hình 26.5, hãy mô tả quá trình sinh sản ở ong.
Quá trình sinh sản ở ong: Ong đực tạo ra tinh trùng (n), ong chúa đẻ trứng (n). Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.
Quan sát hình 13.5, mô tả quá trình truyền tinh qua synapse hóa học.
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse kích thích \(Ca^{2+}\) đi từ dịch ngoại bào vào trong chùy synapse.
- \(Ca^{2+}\) làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất truyền tin hóa học vào khe synapse theo con đường xuất bào.
- Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse làm xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.
- Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần. Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse để làm nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng.
Quan sát Hình 6.1, mô tả các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bò.
Các bước trong công nghệ cấy truyền phôi:
- Bước 1: Chọn bò cái cho phôi
- Bước 2: Chọn bò cái nhận phôi
- Bước 3: Gây động dục đồng pha
- Bước 4: Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi
- Bước 5: Bò nhận phôi động dục
- Bước 6: Thụ tinh nhân tạo
- Bước 7: Thu hoạch phôi
- Bước 8: Cấy phôi vào bò nhận
- Bước 9: Bò cho phôi trở lại bình thường cho chu kì sinh sản tiếp theo
- Bước 10. Bò nhận phôi mang thai
- Bước 11: Đàn con mang tiềm năng di chuyển tốt của bò phôi