Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần vinh
Xem chi tiết
︵✰Ah
21 tháng 1 2022 lúc 15:34

Tham Khảo 
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác

TN2k10
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 9 2021 lúc 21:57

Em tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân vật Thánh Gióng là biểu tượng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Gióng được sinh ra trong một gia đình nghèo khó, là con của một người nông dân bình thường. Khi nghe sứ giả rao tìm người tài cứu nước, tiếng nói đầu tiên của cậu là đòi đi đánh giặc điều đó cho thấy tinh thần yêu nước mạnh mẽ của các thế hệ dù là già hay trẻ đều có một chí vững vàng là bảo vệ tổ quốc. Và chàng được bà con góp gạo nuôi lớn nên sức mạnh của chàng cũng chính là sức mạnh của toàn dân . Thánh Gióng không chỉ đánh giặc bằng roi sắt mà chàng còn sử dụng vũ khí thô sơ là cây tre. Truyền thuyết cũng như một thực tế khẳng định rằng ta không chỉ sử dụng vũ khí hiện đại đánh giặc mà ta có thể bất cứ thứ gì có thể làm vũ khí đều có thể được. Qua đó đã cho em hiểu được nguồn gốc của vị anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và làm thế nào để thể hiện tình yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kì chiến đấu.

Từ láy: In đậm nghiêng

nthv_.
21 tháng 9 2021 lúc 21:59

Tham khảo:

Từ láy: in đậm.

Có vô vàn truyền thuyết trong kho tàng dân gian Việt Nam nhưng để lại cho em nhiều lưu luyến nhất có lẽ là Thánh Gióng. Gióng tựa như một hình tượng tiêu biểu, người anh hùng chống giặc ngoại xâm sống mãi trong lòng nhân dân ta. Gióng chiến đấu bằng cả tấm lòng yêu nước, với sức mạnh phi thường của mình. Gióng không chỉ đại diện cho tinh thần đoàn kết của toàn dân mà còn tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên. Gióng là một người rất dũng cảm, khỏe mạnh và có nhiều sức mạnh nhiệm màu. Không những vậy Gióng còn là một vị anh hùng không màng danh lợi một lòng vì nước vì dân. Đánh thắng giặc Gióng bay về trời về với cõi bất biến nhưng sẽ sống mãi trong lòng nhân dân ta. Bản thân em là học sinh, em cần quyết tâm học giỏi, rèn luyện thể lực để xứng đáng với người anh hùng Thánh Gióng.

 

Loan Nguyenloan
Xem chi tiết
FT Island
19 tháng 12 2018 lúc 19:57

Vừ A Dính là một anh hùng nhỏ tuổi . Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây...Đến năm 1949 anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp vây bắt được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh. Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì. Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản Chăn. Anh hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi. Anh đã giúp đất nước ta thắng lợi bao nhiêu trận chiến tuy anh không phải là người trực tiếp ra trận . Anh luôn là một người con Việt Nam dũng cảm , hi sinh vì đất nước . ................

Link : Anh hùng liệt sĩ Vừ A Dính

Tự viết tiếp

_Hồ Ngọc Ánh_
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 6 2021 lúc 20:29

Tham khảo nha em:

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Ħäńᾑïě🧡♏
12 tháng 6 2021 lúc 20:32

#Tham_khảo!

 

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

 

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

@a01900420005
Xem chi tiết
ArcherJumble
Xem chi tiết
Quách Duy Anh
23 tháng 9 2021 lúc 20:37

??????????????????

Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Hồng Phúc
Xem chi tiết
tominhvu
25 tháng 12 2017 lúc 15:14

Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung ( Nguyễn Huệ). Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.

Trước hết chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua khi tâu với bà Hoàng Thái Hậu . Mặc dù vẫn xem Nguyện Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn” nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ.Đoạn trích hồi thứ 14 đã miêu tả khá rõ tài năng phi thường của vua Quang Trung và bộ mặt đê hèn nhục nhã của bọn bán nước và cướp nước. Bằng những chi tiết hết sức sống động chân thực. Kết hợp với việc đứng trên lập trường chình nghĩa đoạn trích đạ làm sống lại hình ảnh vị vua tài năng cả về đạo đức lẫn quân đội.
Trước tiên ta thấy rằng mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.Khi được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long Nguyễn Huệ giận lắm , định cầm quân đi ngay.Nhưng ông đã nghe lời khuyên của mọi người: cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi rồi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Lễ xong mới hạ lện xuất quân.Hành động đó đã tạo được niềm tin uy tín đối với nhân dân đồng thời dễ thu phục binh lính tạo nên 1 thói vững chắc trong lực lượng của nghĩa quân . Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác là bước đầu của sự thành công.
Việc Nguyễn Huệ tự mình dốc xuất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm tết Nguyên Đán cũng chứng tỏ tàu năng quân sự của ông.Đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là mất cảnh giác. Và ông còn rất hiểu sức mạnh tinh thần đối với quân sĩ : trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm cho tướng sĩ:”…Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các người đã biết chưa?…Người phương Bắc không phải nòi bũng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyễn có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các Ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuần lòng người, đấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc…”Từ những lời động viên trên ta thấy Quang Trung quả là 1 vị vua không chỉ giỏi võ nghệ mà còn là vị tướng rất giỏi tâm lí. Ông đã khơi gợi được lòng căm thù giặc và tự hào về trang sử vàng của dân tộc để khích lệ binh sĩ.
Nguyễn Huệ còn dự đoán chình xác những sự việc sắp xảu ra.Ông là một người đầy tự tin :”Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược chiến tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh”.Nhưng ông cũng luôn luôn đề phòng hậu hoạ:”Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù.Như thế việc binh đao không bao giờ dứt”.Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ để dẹp việc binh đao-đó cũng chính là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn người dân phải chịu cảnh binh đao sương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách đánh tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất” Vua truyền lấy sáu chục tấm ván cứ ghép liền ba tấm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín.Quân Thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả”.Quang Trung là vị vua rất thông minh tiên đoán chính xác và còn là 1 người hết lòng yêu thương dân tránh những hậu quả cho nhân dân, binh lính.
Ông còn là người có tài điều binh khiển tướng, ra quân đánh thắng như chẻ tre.Bắt sống toàn bộ quân Thanh đi do thám tại Phú Xuyên, dùng mưu để gọi loa vây kín làng Hà Hồi, quân Thanh “rụng rời sợ hãi” phải đầu hành. Vua Quang Trung cỡi voi dốc chiến. Sáng mồng năm dồn Ngọc Hồi bị tiêu diệt.Sâm Nghi Đống phải thất cổ tự tử hàng ngàn giặc bị giết “thây chất đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại. Hàng vạn giặc phải bỏ mạng ở đầm Mực.Tôn Sĩ Nghị”sợ mất mặt, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp…nhắm hướng Bắc mà chạy. Quân tướng “hoảng hồn, tan tác bỏ chạy”.Thừa thắng, vua Quang Trung tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long đúng trưa mồng năm tháng giệng năm Kỉ Dậu. Chiến thắng Đống Đa 1789 đã làm cho tên tuổi người anh hùng dân tộc sáng mãi ngàn thu. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã góp vào một trang sử Vàng của dân tộc một chiến công vẻ vang hiếm hách.
Bằng lối văn biền ngẫu kết hợp với những chi tiết hết sức chân thật sống động với quan niệm đứng trên lập trường chính nghĩa.Hồi 14 đã thuật lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh người đọc đã hình dung chân dung người áo vải:Quang Trung- Nguyễn Huệ. Ông không chỉ là nhà quân sự thiên tài mà còn là một vị vua giàu lòng yêu nước.
“Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình”

k mk na

Thắng  Hoàng
25 tháng 12 2017 lúc 15:16

Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.

Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?

Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...

Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:

Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!

Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.

Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.

Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.

Thắng  Hoàng
25 tháng 12 2017 lúc 15:18

Tấm gương Anh hùng La Văn Cầu

Khoảng 6 giờ sáng ngày 16.9.1950, ta buộc phải dùng quả bộc phá nặng 12 kg để phá hủy một lô cốt địch trên cao với sự yểm trợ của pháo binh. Tuy nhiên hỏa lực của địch quá mạnh nên đến đêm 16.9 ta vẫn chỉ chiếm được một phần ba trận địa. Chừng nửa đêm 17.6, ông Cầu được lệnh dùng bộc phá đánh vào lô cốt lớn. Trong lúc đang chuẩn bị thì ông bị hai viên đạn trúng người. Một viên trúng má phải và viên kia trúng vào cổ tay khiến ông ngã xuống ngất lịm.

 Anh hùng La Văn Cầu. Nguồn ảnh: Internet

Tỉnh lại, ông nghĩ ngay tới nhiệm vụ phải phá bằng được lô cốt nên nhổm dậy định chạy thì cảm giác chỉ còn cánh tay trái cử động, tay phải không có cảm giác. Trong đêm tối, ông cảm nhận được cánh tay phải của mình bị thương nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn cố gắng để tìm quả bộc phá rồi ôm chặt vào ngực và trườn lên phía trước. Lúc này, cánh tay phải bị thương cứ lủng lẳng, vướng víu. Không phút suy nghĩ, ông nhờ người đồng đội Nông Văn Thêu (là tiểu đội trưởng) giúp mình chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng.

Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1932 ở huyện Trùng Khánh – Cao Bằng. Tên thật của ông là Sầm Phúc Hướng, người dân tộc Tày. Khi ông 3 tuổi, bố ông bị Tây bắt đi làm phu xây dựng rồi bị bệnh và chết. Mấy năm sau, mẹ ông đi bước nữa với một người đàn ông họ Lã nên sau đó cậu bé Sầm Phúc Hướng được gia đình đổi tên là Lã Văn Cầu. 12 tuổi, cha dượng ông qua đời, vậy là một lần nữa, mẹ ông trở thành người phụ nữ góa chồng.


Bước vào tuổi 16, Lã Văn Cầu làm đơn xin đi bộ đội bởi lòng căm thù giặc luôn ngự trị trong đầu. Do sơ suất, người ta ghi nhầm họ “Lã” của ông thành họ “La”. Sau này, ông là một trong những người đầu tiên của trung đoàn 174 Cao – Bắc – Lạng.

Nông Văn Thêu lắc đầu bảo: "Cậu bị thương rồi, về tuyến sau đi. Đưa bộc phá đây cho mình", nhưng La Văn Cầu quả quyết: "Đằng nào cũng hy sinh, để tôi lên". Nông Văn Thêu nhắm mắt rút thanh kiếm Nhật chặt phăng cánh tay phải của đồng đội rồi băng bó qua loa. Sau đó, La Văn Cầu ôm bộc phá bằng tay trái và chạy nhanh về phía các lô cốt. Ông giật một lúc hai nụ xòe rồi lăn xuống ngất xỉu. Sau đó, một đồng đội trẻ tên Lý Văn Mưu thay ông ôm bộc phá giật kíp và lao vào lô cốt thứ hai, tiếng nổ vang lên. Lý Văn Mưu hy sinh anh dũng.

Trước sức tiến công quyết liệt của bộ đội ta, địch phải lui về khu nhà chỉ huy cố thủ. 4 giờ 30 phút ngày 18.9, quân ta thọc sâu chiếm Sở chỉ huy, buộc số địch còn lại xin hàng, bắt Đại úy An-li-úc, chỉ huy trưởng cứ điểm Đông Khê và sĩ quan tham mưu, đến 10 giờ cùng ngày, ta làm chủ trận địa, trận đánh kết thúc.

Xem bài 1 >> Chiến dịch biên giới và trận mở màn quyết tử Đông Khê 
“Nhử thú dữ vào tròng”

Sau 54 giờ chiến đấu vô cùng anh dũng và quyết liệt, ta đã đập tan cụm cứ điểm mạnh của địch, tiêu diệt và bắt sống 300 tên giặc, bắn rơi 1 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.

 tam guong la van cau va tran dai thang, nhu “thu du vao trong“ hinh anh 1Bộ đội ta xung phong đánh chiếm cứ điểm Đông Khê, Chiến dịch Biên giới 1950. Nguồn ảnh: Báo Cao bằng.

Chọn Đông Khê là trận mở màn là một quyết định sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chỉ huy Chiến dịch. Chiến thắng Đông Khê đã tiếp nối truyền thống "đánh thắng trận đầu" của quân đội ta, và mở ra một phương thức tác chiến mới, hiệu quả "đánh điểm, diệt viện". Trận đánh then chốt Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn.

Ngay sau chiến thắng Đông Khê, Bác Hồ và Bộ Chỉ huy Chiến dịch nhận định: địch có thể sẽ chiếm lại Đông Khê  giữ Cao Bằng hoặc phải đánh lên để đón quân ở Cao Bằng rút lui. Do vậy, ý đồ tác chiến của ta là “nhử thú dữ vào tròng” để “khép vòng lưới thép” tiêu diệt chúng. Đúng như dự đoán của ta, thực dân Pháp mất Đông Khê, tuyến phòng thủ đường số 4 của Liên khu Biên giới lung lay mạnh, Cao Bằng hoàn toàn bị cô lập, phân khu Thất Khê bị uy hiếp. 

Trước tình hình đó, ngày 18.9.1950, Các-păng-chi-ê, Tổng Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương quyết định rút quân khỏi thị xã Cao Bằng bằng cách chiếm lại Đông Khê làm nơi đón quân từ thị xã Cao Bằng về, đồng thời cho quân đánh lên thị xã Thái Nguyên, hòng phân tán chủ lực của ta, cứu nguy cho biên giới. 

Đêm 30.9.1950, binh đoàn ứng cứu của Lơ-pa-giơ từ Thất Khê kéo lên đã bị quân ta chặn đánh tơi bời. Nghe tin đó, ở hướng thị xã Cao Bằng, tên quan năm Sác-tông càng hoang mang cực độ. Sáng 3.10.1050, binh đoàn Sác-tông gồm 2.000 lính và tên Tỉnh trưởng Nông Ngọc Tu cùng một số tay chân đắc lực của chúng đã rút khỏi thị xã theo quốc lộ số 4 hy vọng hợp quân được với Lơ-pa-dơ tại Cốc Xả. 

Được nhân dân báo tin, 9 giờ sáng ngày 3.10.1950, đại đội bộ đội địa phương huyện Hòa An và lực lượng công an xung phong vào chiếm giữ ngay đầu cầu sông Hiến; thị xã Cao Bằng và tỉnh Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng.

Cuộc rút chạy của binh đoàn Sác-tông bị quân và dân ta chặn đánh. Sau nhiều trận chiến đấu ác liệt, 17 giờ ngày 7.10.1950, binh đoàn Sác-tông bị tiêu diệt, Sác-tông cùng toàn bộ sĩ quan chỉ huy và tên Tỉnh trưởng Nông Ngọc Tu phải đầu hàng. Chiều ngày 8.10.1950, Lơ-pa-dơ bị bắt cùng Bộ tham mưu - binh đoàn Lơ-pa-dơ hoàn toàn bị tiêu diệt. Những ngày tiếp theo, quân địch rút chạy khỏi các vị trí: Thất Khê, Na Sầm, Lạng Sơn… Đến ngày 15.10.1950 địch rút hết khỏi hành lang biên giới; Hệ thống phòng thủ của địch trên đường số 4 bị phá vỡ. Sau 29 ngày đêm chiến đấu anh dũng, Chiến dịch Biên Giới toàn thắng. Trong chiến dịch, ta đã tiêu diệt và bắt sống 8.300 tên địch, gồm 10 tiểu đoàn, Âu - Phi và ngụy,  bằng 41% lực lượng cơ động chiến lượng toàn Đông Dương, giải phóng 5 thị xã, 12 thị trấn, nhiều vùng đất đai quan trọng trên giải biên giới dài 750 km, gồm 35 vạn dân. Từ đó, Việt Nam đã "mở con đường" nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa.

Tran Nguyen
Xem chi tiết
dang thi khanh ly
Xem chi tiết
Đạt Trần
9 tháng 5 2019 lúc 22:18

1

1. Mở bài

Tác giả: Đại thi hào Nguyễn Du, là danh nhân văn hóa Việt Nam.

Tác phẩm: Trích truyện Kiều nói lên tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải.

2. Thân bài

* Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

- Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn.

- “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi.

- “Trượng phu” là để chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hàm hàm nghĩa khâm phục, ca ngợi.

– “Thoắt” sự mau chóng trong việc thay đổi tâm trạng, dáng vẻ của Từ Hải.

-> Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

- “Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn.

- “Trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt.

- Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

- Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

* Lời hứa của Từ Hải với Kiều:

- Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

- Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

* Sự dứt khoát của Từ Hải:

- Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.

- “Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

* Nghệ thuật:

- Tính chất ước lệ tượng trưng theo lối văn học cổ trung đại, lời thơ sâu sắc.

3. Kết bài

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

Tường Vy
9 tháng 5 2019 lúc 22:56

1,

Sập bẫy của Tú Bà, Thúy Kiều phải vào lầu xanh với tâm trạng:

“Vui là vui gượng kẻo là,

Ai tri âm đó mặn mà với ai?”

Tại đây, Kiều gặp Thúc Sinh, người được xem là “tri âm” đối với Kiều. Nhưng vì nhu nhược, Thúc Sinh không giữ được Kiều khiến nàng lại rơi vào yay Bạc Bà, Bạc Hạnh, và phải làm gái lầu xanh lần nữa.

Cuộc đời Kiều tưởng như bế tắc hoàn toàn thì Từ Hải bỗng xuất hiện và đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người sống hạnh phúc “Trai anh hùng gái thuyền quyên - Phỉ quyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng Kiều tài sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm đã từ biệt Kiều ra đi. Đoạn trích (từ câu 2213 đến câu 22300 bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại cho thấy chí khí của Từ Hải.

Trong “Truyện Kiều”, nếu nhân vật Thúy Kiều được Nguyễn Du xây dựng như một biểu tượng cho cái đẹp tinh túy, lí tưởng của hiện thực cuộc sống thì nhân vật Từ Hải, qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, lại được Nguyễn Du xây dựng như một hình tượng đầy tính chất lãng mạn, chất anh hùng ca. Mở đầu đoạn thơ.

Nửa năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang,

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

Bốn câu thơ là lời của tác giả miêu tả về tâm trạng và hành vi của Từ Hải. Nhà thơ gọi Từ Hải là “trượng phu” - người đàn ông có tài, đáng trọng là đã thể hiện sự yêu quý trân trọng của ông với nhân vật này. Tình yêu và sự nghiệp, cả hai đều có trong con người của Từ Hải. Tình yêu ấy là “nửa năm hương lửa đương nồng”, sự nghiệp ấy là “động lòng bốn phương”. Những ngôn từ ước lệ ấy giúp người đọc nhận ra cả hai thứ tình ấy Từ Hải đều quý. Và chỉ ở bôn câu thơ trên mà xét thì “động lòng bốn phương”, muốn lập công danh sự nghiệp mạnh hơn “hương lửa đương nồng”. Cứ tưởng tượng ra hình ảnh của một tráng sĩ “râu hùm, hàm én, mày ngài” đứng khoanh tay lặng hướng tầm mắt vào cõi xa xăm thì người đọc sẽ hiểu phần nào tâm trạng lúc này của con người:

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chào”.

Những hình ảnh ước lệ, thậm xưng, đặc tả, kết hợp với các từ Hán Việt trang trọng, cùng với cách ngắt nhịp cân xứng, mạnh mẽ trong các dòng thơ chứa tầm vóc, tài năng, chí hướng nêu trên như đã khẳng định và in sâu tính cách một nhân vật phi thường với tâm hồn chứa chan lãng mạn ước mơ, tung hoành ngang dọc, muốn đổi thay thời thế nhân sinh... Trong ý nghĩa đó, phải chăng hình ảnh Từ Hải đã thành ước mơ khát vọng trong tâm hồn Nguyễn Du: Ông muốn cứu vớt đời Kiều, một tâm hồn, một vẻ đẹp, một tài năng tiêu biểu cho một tinh hoa của hiện thực cuộc đời?

Sau lời của nhà thơ viết về tâm trạng và quyết định của “trượng phu” là lời đối thoại của đôi vợ chồng. Kiều thì muốn hành động theo luân lí đạo Nho truyền thống nên đã tâm sự với Từ Hải:

Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Kiều một lòng xin được theo Từ trên từng bước chàng đi cho tròn luân lí mà Nho giáo đã định ra: Là phận nữ nhi thì “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Ca dao ta cũng có câu:

Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam

Đây là về lí luận. Thật ra có lẽ Kiều xin theo Từ Hải là vì tình, là vì sau bao năm bị vùi dập bởi sóng gió lầu xanh Kiều đã tìm được người bạn tri âm.

Nhưng với Từ Hải thì khác. Chàng đã đáp lại:

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

Từ Hải đã có ý trách Kiều, nhưng đó là lời trách đầy yêu thương: Đã là người hiểu biết nhau sâu sắc đến vậy sao cứ giữ mãi nếp suy nghĩ nông cạn của người phụ nữ bình thường!

Sau lời trách nhẹ nhàng đầy tình thương yêu ấy, Từ Hải mới giải thích rõ ràng. Từ phải chiêu mộ binh sĩ giỏi, làm những việc xuất chúng. Người đọc có thể suy ra là Từ chiêu mộ tướng giỏi binh hùng để lập nước, trị quốc. Với ông việc như thế thì

Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đấy là một hiện thực trong đời của con nhà lính. Từ đã trình bày cho Kiều hiểu rõ ngọn nguồn. Đó là về lí, mà cái lí ấy Từ nêu ra cũng vì tình. Từ đã khuyên Kiều:

Đành lòng chờ đó ít lâu,

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

Cùng với lời hứa:

Làm cho rõ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Với lí lẽ và lời hứa rõ ràng ấy chắc Kiều chẳng nói thêm được điều gì. Và dù có nói điều gì chăng nữa thì Từ Hải cũng:

Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bàng đã đến kì dặm khơi.

Mạnh dạn, dứt khoát và nhanh nhạy là vì nghĩa cùa hai câu thơ mang hình ảnh ước lệ trên. Đã một lần người đọc biết hành động cao đẹp nhanh gọn dứt khoát không tính toán của Từ Hải khi chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh. Nay cũng với tính cách ấy, Từ Hải hành động không chỉ vì tương lai của chàng mà còn vì cả Thúy Kiều. Trước mắt người đọc, hình ảnh Từ Hải cùng tinh binh phóng ngựa tiến về phía trước để lại đằng sau đám bụi mù thay cho hình ảnh ước lệ chim bằng bay lên cùng gió mây.

Đã hơn một lần Nguyễn Du tập trung khác họa chân dung Từ Hải. Một chân dung mà ngoại hình thật khác thường.

“Râu hùm, hàm én, mày ngài

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”.

Một chân dung mà tài năng cái thế:

“Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài".

Một chân dung mà phong thái thật anh hùng, chí hướng bay bổng ước mơ:

“Đội trời, đạp đất ở đời”

Và bây giờ với đoạn trích Chí khí anh hùng, một lần nữa càng chứng tỏ tài miêu tả, khắc họa nhân vật của nhà thơ Nguyễn Du. Cũng với các biện pháp ước lệ, nghệ thuật tượng trưng kết hợp với đối thoại quen thuộc của thể văn cổ nhưng khi Nguyễn Du vận dụng vào việc khắc họa nhân vật Từ Hải. Trong đoạn trích trên thì nghệ thuật ấy lại được phối hợp sáng tạo tuyệt hảo để người đọc đâu thể dễ dàng quên ngay được một nhân vật cái thế anh hùng, một tâm hồn mang bao hoài vọng của nhà thơ.

Tường Vy
9 tháng 5 2019 lúc 22:57

2,

A. Mở bài

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

B.Thân bài

Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:

Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.

C.Kết bài

Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.