Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Việt Hà
Xem chi tiết
Lóp Lép Líp
Xem chi tiết
My Sói
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Gia Bảo
14 tháng 6 2016 lúc 8:13

Trong quá trình tiến hóa của động vật các hệ cơ quan được hình thành và hòan chỉnh dần thông qua quá trình phức tạp hóa nghĩa là ở các hệ cơ quan có sự hình thành các bộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo cho chức năng sinh lí phức tạp thích nghi được với những điều kiện sống đặc trưng ở mỗi nhóm động vật

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 3 2018 lúc 7:41

Sự phân hóa và chuyên hóa các hệ cơ quan của các ngành động vật được thể hiện ở bảng sau :

Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7Giải bài tien hoa ve to chuc co the sgk Sinh 7 | Để học tốt Sinh 7

 

Tom Mi
Xem chi tiết
ncjocsnoev
2 tháng 5 2016 lúc 17:12

Cơ quan sinh sản của cây thông là nón ( nón đực và nón cái ).

Có Lẽ Nào
2 tháng 5 2016 lúc 21:02

Trần Việt Hà ơi, bạn nhầm lớp 7 với lớp 6 rồi nhé

 

Kiều Oanh
16 tháng 5 2016 lúc 20:37

_Hệ tuần hoàn từ chưa phân hóa => Tim chưa có ngăn => Tim 2 ngăn => Tim 3 ngăn => Tim 3 ngăn có vách ngăn hụt => Tim 4 ngăn

câu tl mik ko bt là cok chắc chắn đúng ko nha bạn !!!

Minh Thư
Xem chi tiết
Doraemon
6 tháng 4 2017 lúc 20:36
Ngành Tên động vật Hệ tuần hoàn
Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học
Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học
Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học
Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học
Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học Hỏi đáp Sinh học

Nguyễn Ích Thắng
Xem chi tiết
Võ Hà Kiều My
12 tháng 5 2017 lúc 16:09

Câu 9:

- Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

Võ Hà Kiều My
12 tháng 5 2017 lúc 16:11

Câu 2:

hà cẩm nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
11 tháng 5 2016 lúc 18:38

Tiến hóa về hô hấp:

- Hệ hô hấp có chức năng lấy khí oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể và thải khí cacbonic từ cơ thể ra ngoài môi trường

- Hệ hô hấp đc tiến hóa từ những loài cơ quan hô hấp chưa phân hóa (trùng biến hình, thủy tức..) đến những loài có cơ quan hô hấp đơn giản qua da (giun đất ), nhờ hệ ống khí ( châu chấu), hô hấp bằng phổi và da ( ếch đồng) và hoàn chỉnh hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi ( các loài thú, các loài động vật có vú)

Tiến hóa về tuần hoàn:

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng: khí oxi, hooc môn, enzim đến các mô và tế bào, đông thời vận chuyển các chất tiết, khí cacbonic do tế bào và mô tiết ra

- Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm tim, động mạch và tĩnh mạch

+ Ở các động vật chưa có xương sống chưa xuất hiện hệ tuần hoàn

+ Các loài cá tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

+ Các loài động vật có xương sống trên cạn có 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn (lưỡng cư) và 3 ngăn có vách hụt như bò sát, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

+ Ở chim và thú tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Đặng Phan Khánh Huyền
11 tháng 5 2016 lúc 19:19

Sự tiến hoá của hệ tuần hoàn qua các ngành động vật:

 

Từ chỗ hệ tuần hoàn chưa được phân hoá( Động vật nguyên sinh, Ruột khoang) đến chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ( Giun đốt, chân khớp)  đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm thất và tâm nhĩ (Động vật có xương sống).

Ở động vật có xương sống có tim 2 ngăn ( Cá), tim 3 ngăn( Lưỡng cư), tim 3 ngăn tâm thất có vách hụt ( Bò sát), tim 4 ngăn ( Chim, Thú).

 

chúc bạn học tốt !!

ngọc hà
Xem chi tiết
PHẠM THỊ LÊ NA
2 tháng 5 2016 lúc 17:38

Chim bồ câu có cấu tạo thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ, xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh.
- Chi sau có chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
- Tuyến phao câu tiết dịch nhờn.

Lan Thanh
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
27 tháng 10 2016 lúc 8:53

Trong giới động vật, sự xuất hiện của giun đốt mà điển hình là giun đất đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình tiến hóa ở động vật đa bào:
- Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, mỗi vùng của ống tiêu hóa có sự chuyên hóa đặc biệt, ống tiêu hóa có lớp cơ vòng làm tăng cường hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
- Sự phân đốt của cơ thể cũng là một đặc điểm quan trọng trong sự tiến hóa. Sự xuất hiện của các giun đốt cỗ xưa cách nay khoảng hơn 500 triệu năm là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa giun đốt và chân khớp sau này.
- Sự hình thành xoang cơ thể thứ sinh chứa đầy dịch thể xoang, đặc điểm này xuất hiện và được phát hiện sớm ở các ngành động vật có miệng sinh trước.
Các đặc điểm trên giun đũa chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh