Hòa tan 21.6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu trong 122.5 gam dung dịch H2SO4 80% đặc nóng dư.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,thấy thoát ra 8.96 lít khí SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch B
Tính C% mỗi chất trong dung dịch.
Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (dư), thu được dung dịch Y và thoát ra 10,752 lít H2 (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,112 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và thoát ra V lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong Z là?
A. 82,34 gam.
B. 54,38 gam.
C. 67,42 gam.
D. 72,93 gam.
Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Cu, Fe3O4 và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,24 mol H2SO4 loãng, đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Nhúng thanh Mg vào dung dịch X thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc), đồng thời khối lượng thanh Mg tăng 4,08 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị đúng của m gần nhất với:
A. 13 gam
B. 14 gam
C. 15 gam
D. 16 gam
Hòa tan 52,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 trong H2SO4 đặc nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 131,2 gam hỗn hợp muối sunfat và 3,36 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Phần trăm khối lượng O trong X gần nhất với
A. 20%.
B. 22%.
C. 25%.
D. 28%.
Cho 18 gam hỗn hợp Cu và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy thoát ra 8,4 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. c. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.
\(n_{SO2}=\dfrac{8,4}{22,4}=0,375\left(mol\right)\)
Pt : \(Cu+2H_2SO_{4đặc}\underrightarrow{t^o}CuSO_4+SO_2+2H_2O|\)
1 2 1 1 2
a 0,15 1a
\(2Fe+6H_2SO_{4đặc}\underrightarrow{t^o}Fe_2\left(SO_4\right)_3+3SO_2+6H_2O|\)
2 6 1 3 6
b 0,075 1,5b
a) Gọi a là số mol của Cu
b là số mol của Fe
\(m_{Cu}+m_{Fe}=18\left(g\right)\)
⇒ \(n_{Cu}.M_{Cu}+n_{Fe}.M_{Fe}=18g\)
⇒ 64a + 56b = 18g (1)
Theo phương trình : 1a + 1,5b = 0,375(2)
Từ(1),(2), ta có hệ phương trình :
64a + 56b = 18g
1a + 1,5b = 0,375
⇒ \(\left\{{}\begin{matrix}a=0,15\\b=0,15\end{matrix}\right.\)
\(m_{Cu}=0,15.64=9,6\left(g\right)\)
\(m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\)
b) 0/0Cu = \(\dfrac{9,.6.100}{18}=53,33\)0/0
0/0Fe = \(\dfrac{8,4.100}{18}=46,67\)0/0
c) Có : \(n_{Cu}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_{CuSO4}=0,15\left(mol\right)\)
\(n_{Fe}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_{Fe2\left(SO4\right)3}=0,075\left(mol\right)\)
\(m_{CuSO4}=0,15.160=24\left(g\right)\)
\(m_{Fe2\left(SO4\right)3}=0,075.400=30\left(g\right)\)
Chúc bạn học tốt
Hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Đem hòa tan 14,4 gam hỗn hợp X trong lượng dư dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 6,72 lít khí SO2 duy nhất thoát ra (đktc). Sau khi kết thúc phản ứng, đem cô cạn dung dịch, thu được m gam muối khan. Trị số của m là:
A. 48.
B. 44.
C. 40.
D. 5
Đáp án A
Quy hỗn hợp X về dạng Fe và O.
=> mX = 56nFe + 16nO = 14,4g (1)
- Khi X + H2SO4: Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 2nSO2
=> 3nFe – 2nO = 2.6,72: 22,4 = 0,6 mol (2)
Từ (1,2) => nFe = 0,24; nO = 0,06 mol
Vậy muối trong dung dịch sau phản ứng sẽ là: 0,12 mol Fe2(SO4)3
=> mFe2(SO4)3 = 0,12.400 = 48g
Cho hỗn hợp A gồm Cu và Fe. Cho m gam A vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2( đktc). Cũng m gam A cho tan hết vào axit H2SO4 đặc, nóng dư thu được 10,08 lít( đktc) khí SO2( sản phẩm khử duy nhất). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính thành phần % theo khối lượng các kim loại trong A.
b) Tính khối lượng FeS2 cần thiết để điều chế được lượng axit H2SO4 đặc ở trên. Biết rằng axit H2SO4 đặc đã được lấy dư 10% so với lượng phản ứng và quá trình sản xuất làm hao hút 4%.
nH2=4,48/22,4=0,2 mol
Fe +2HCl -->FeCl2+H2
0,2 0,2 mol
=>mFe=0,2*56=11,2 g
nSO2=10,08/22,4=0,45 mol
gọi số mol của Cu là a mol
bảo toàn e ta có
Cu\(^0\)-->Cu\(^{+2}\)+2e
a 2a S\(^{+6}\) + 2e -->S\(^{+4}\)
Fe\(^0\)--> Fe\(^{+3}\)+3e 0,45 0,9
0,2 0,6
=>a=0,15=>mCu=0,15*64=9,6 g
=>mhh=9,6+11,2=20,8g
=>%Cu=9,6*100/20,8=46,15%
Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 17,92 lít khí NO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH 3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 21,95%.
B. 36,36%.
C. 42,12%.
D. 78,05%.
Hoà tan hoàn toàn x gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 98%, đun nóng, thu được 22,4 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất) . Mặt khác nếu cho x gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thấy thoát ra 11,2 lít khí . Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a, Tính x
b, Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (D=1,84g/cm3) đã đem dùng . Biết lượng axit trên được lấy dư 10% so với lượng cần thiết
c, Cho toàn bộ khí SO2 thu được ở trên hấp thụ vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M . Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.
a, \(Fe+H_2SO_{4\text{loãng}}\rightarrow FeSO_4+H_2\)
\(n_{Fe}=n_{H_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
\(Fe+H_2SO_{4\text{đặc}}\rightarrow Fe_2\left(SO_4\right)_3+SO_2+H_2O\)
\(Cu+H_2SO_{4\text{đặc}}\rightarrow CuSO_4+SO_2+H_2O\)
Bảo toàn e:
\(2n_{Cu}+3n_{Fe}=2n_{SO_2}\)
\(\Leftrightarrow n_{Cu}=\dfrac{2n_{SO_2}-3n_{Fe}}{2}=0,25\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow x=m_{Cu}+m_{Fe}=0,25.64+0,5.56=44\left(g\right)\)
a) Đặt \(\left\{{}\begin{matrix}n_{Cu}=a\left(mol\right)\\n_{Fe}=b\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)=b=n_{Fe}\\n_{SO_2}=\dfrac{22,4}{22,4}=1\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Bảo toàn electron: \(2a+3b=2\) \(\Rightarrow2a+3\cdot0,5=2\) \(\Rightarrow a=n_{Cu}=0,25\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow x=m_{Cu}+m_{Fe}=0,25\cdot64+0,5\cdot56=44\left(g\right)\)
b) Ta có: \(n_{H_2SO_4\left(p/ư\right)}=\dfrac{1}{2}n_{e\left(traođổi\right)}+n_{SO_2}=\dfrac{1}{2}\cdot2+1=2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\Sigma n_{H_2SO_4\left(đặc\right)}=2\cdot110\%=2,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{2,2\cdot98}{98\%}=220\left(g\right)\) \(\Rightarrow V_{H_2SO_4}=\dfrac{220}{1,84}\approx119,57\left(ml\right)\)
c) Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{SO_2}=1\left(mol\right)\\n_{Ba\left(OH\right)_2}=0,4\cdot1,5=0,6\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\) Tạo 2 muối
PTHH: \(2SO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow Ba\left(HSO_3\right)_2\)
2x x x (mol)
\(SO_2+Ba\left(OH\right)_2\rightarrow BaSO_3\downarrow+H_2O\)
y y (mol)
Ta lập được hệ phương trình: \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=0,6\\2x+y=1\end{matrix}\right.\) \(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=n_{Ba\left(HSO_3\right)_2}=0,4\left(mol\right)\\y=0,2\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow C_{M_{Ba\left(HSO_3\right)_2}}=\dfrac{0,4}{0,4}=1\left(M\right)\)
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt Fe x O y (trong điều kiện không có không khí) thu được 34,8 gam chất rắn Y. Hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy có 3,36 lít khí H 2 (ở đktc) thoát ra và còn lại phần không tan Z. Hòa tan 1/2 lượng Z bằng dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng (dư) thấy có 5,04 lít khí SO 2 (ở đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. công thức oxit sắt lần lượt là
A. FeO
B. Fe 3 O 4
C. Fe 2 O 3
D. FeO 2