Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 4 2018 lúc 17:01

Chủ đề: Tinh thần thơ Mới

- Mục đích nghị luận: phản ánh tinh thần thơ Mới, sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân

   + Phần mở đầu: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần Thơ mới

Phần thân:

- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới, xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có

- Biểu hiện cái “tôi” trong cá nhân Thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người

- Tình yêu, lòng say mê với tiếng mẹ đẻ

KB: Nâng cao tinh thần thơ Mới

Thơ mới không đề cập đến đấu tranh cách mạng, trong thơ mới có nỗi buồn của cả một lớp người trong xã hội. Bao trùm thơ mới là nỗi ủy mị. Như nỗi buồn trong nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi buồn trong Tràng giang là tình yêu quê hương đất nước.

Nhược điểm của Thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng đây là phong trào thơ với nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu sự sống... Tựu chúng lại đều yêu tiếng Việt- biểu hiện tình yêu đất nước.

Thơ Mới đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước. Thơ mới trau dồi tiếng Việt làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển, biến đổi mọi cảm xúc. Có Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ vừa cô đọng, vừa súc tích. Có thể nói Thơ mới là một thời đại dồi dào, sức sáng tạo

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
27 tháng 6 2023 lúc 10:02

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

     Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

     Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

     Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").THAM KHẢO
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 12:21

* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:

Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

- Biện pháp liệt kê: liệt kê tên các loài chim ("các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,...").

* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.

- Biện pháp liệt kê: cung cấp thông tin về những trước tác của Nguyễn Trãi được Mơ Bâu kể ra ("Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.").

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 1 2018 lúc 18:22

Chọn đáp án: C

Phượng Nguyễn
16 tháng 11 2021 lúc 19:08

C nhé

 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Trịnh Hoàng Duy Khánh
31 tháng 8 2023 lúc 14:38

- Thông tin tác giả:

+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

+ Trước cách mạng:

·       Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

·       Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

- Phong trào Thơ Mới:

Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

+ Giai đoạn 1936-1939

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

+ Giai đoạn 1940-1945

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
31 tháng 8 2023 lúc 15:32

Phương pháp giải:

- Chọn một trong hai đề.

- Tóm tắt các văn bản đã học.

Lời giải chi tiết:

- Một văn bản thần thoại hoặc sử thi:

Tóm tắt sử thi Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây:

     Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn đã cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây thách đọ đao. Lúc đầu, Mtao Mxây vẫn giữ thái độ hống hách, ngạo mạn nhưng sau khi thấy thái độ quyết liệt cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà thì Mtao Mxây dần trở nên sợ hãi. Cuộc chiến giữa hai người bắt đầu diễn ra và có thể thấy rõ sự đối lập giữa hai người. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô, bước thấp bước cao. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, chạy nhanh vun vút. Cảm thấy tình thế không ổn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được nó và sức mạnh tăng lên gấp bội. Cuộc chiến lại tiếp tục. Cây giáo của Đăm Săn nhắm thẳng vào đùi và người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ thì mơ thấy ông Trời bày cho cách lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Đăm Săn bừng tỉnh, làm theo đúng lời dặn của ông Trời và kết quả chàng đã giành chiến thắng. Sau chiến thắng đó, Đăm Săn càng trở nên giàu có, tiếng tăm vang lừng và cùng mọi người trong làng mở tiệc liên hoan kéo dài suốt cả mùa khô.

- Một văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghéo yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Tóm tắt văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

1. Đề tài dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh

     Những hình ảnh quen thuộc, bình dị trong đời sống hằng ngày như gà, lợn, trâu, bò,...; những góc khuất của đời sống nông thôn là đề tài quen thuộc, chủ yếu và được sáng tạo trong các bức tranh Đông Hồ.

2. Chất liệu tự nhiên, sắc màu bình dị, ấm áp

- Chất liệu: giấy điệp, chổi lá thông để quét lên.

- Màu sắc: màu đen từ than xoan hay than lá tre; màu xanh từ gỉ đồng, lá chàm; màu vàng từ hoa hòe; màu đỏ từ sỏi son, gỗ vang; ... => 4 gam màu chủ đạo.

3. Chế tác khéo léo, công phu

- Vẽ mẫu.

- Can lại rõ ràng từng nét, bảng mày bằng mực nho lên giấy bản mỏng rồi xếp vào bản khắc gỗ.

- Khi in, đặt xấp giấy in trước mặt; tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, úp ván xuống “bìa” để quét đẫm màu; úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt giấy; lật ngửa ván khắc lên.

- Thợ in lấy xơ mướp xoa đều lưng mặt giấy để màu mực thấm đều; bóc từ giấy khỏi ván in; số màu của tranh tương ứng với số lần in.

4. Rộn ràng tranh Tết

- Khoảng tháng 7, tháng 8 hằng năm là dịp để chuẩn bị cho mùa tranh Tết.

- Chợ tranh họp vào tháng Chạp trong các ngày 6, 11, 16, 21, 26.

5. Lưu giữ và phục chế

- Vào khoảng cuối thế kỉ XIX đến những năm 40 của thế kỉ XX là thời kì hưng thịnh. Xu thế thương mại hóa thời kinh tế thị trường đã làm chúng dần mai một, thất truyền.

- Ở Đông Hồ vẫn có những nghệ nhân tâm huyết với nghề, cố gắng để duy trì, nuôi dưỡng nghề tranh Đông Hồ này.

Vĩnh Lý
Xem chi tiết
Phạm Thu Uyên
21 tháng 12 2016 lúc 20:17

- Chú bé Hồng có một tuổi thơ đầy bất hạnh- Một hôm, bà cô gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hoá với mẹ không. Nhận ra vẻ mặt rất kịch và tâm địa độc ác của bà cô, Hồng nén lại niềm thương nhớ mẹ và trả lời không muốn vào.
- Nhưng bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng khốn khổ, đã có con với người khác làm cho Hồng đau đớn, thương mẹ và căm phẫn những cổ tục đã đầy đoạ mẹ mình.
- Gần đến ngày giỗ bố, trên đường đi học về, Hồng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ. Chú đã đuổi theo và khi nhận ra mẹ, Hồng đã oà khóc nức nở.
- Hồng cảm thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng khi được ở trong lòng mẹ. Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Chú đã quên hết mọi lời xúc xiểm của bà cô.
hihi ,tick cho mk nhá. :D

Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 20:42

Truyện được bố cục theo mạch tự truyện của nhân vật ''tôi''. Gần đến ngày giỗ cha, người mẹ của cậu bé Hồng đi tha hương cầu thực ở Thanh Hóa vẫn chưa về. Người cô cứ xoáy vào đầu cậu những lời cay độc. Nhưng rồi mẹ cậu bé cũng về. Cậu nghẹn ngào sung sướng lăn vào lòng mẹ, cảm nhận được hạnh phúc của tình mẫu tử.

Ngọc Nguyễn Minh
21 tháng 12 2016 lúc 20:45

Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
 

Cầu hiền chiếu

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca.

Luận đề

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ

Tinh thần của Thơ mới

Luận điểm

- Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

- Lời bố cáo

- Thực trạng cuộc sống người da đen.

- Cuộc đấu tranh của những người da đen.

- Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

- Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới.

- Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới.

- Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.

Các yếu tố bổ trợ

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.

- Từ ngữ giàu sức gợi.

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự…

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

- Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.

Hải Đăng Phạm
Xem chi tiết
Hải Đăng Phạm
25 tháng 4 2022 lúc 23:10

giúp zới