Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Xem chi tiết
đỗ văn thành
6 tháng 12 2016 lúc 21:06

Bệnh dịch, chiến tranh, … đều là những nỗi lo lớn của toàn xã hội. Và biến đổi khí hậu luôn là vấn đề nóng hổi được đưa ra để tranh luận. Nó không là vấn đề của riêng một quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn xã hội.

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, tác động đến môi trường sống của nhiều sinh vật trên Trái Đất. Nó có thể là sự nóng lên của trái đất, sự dâng cao mực nước biển do tan băng, sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên …

 

nghi-luan-xa-hoi-ve-bien-doi-khi-hau

 

Nghị luận về vấn đề biến đổi khí hậu

 

 

 

Nguyên nhân dẫn tới việc biến đổi khí hậu vô cùng đa dạng. Nó có thể là do sự thay đổi của môi trường thiên nhiên, hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở mức độ cao… Tuy nhiên nguyên nhân có tác động lớn nhất chính là do con người. Vì mật độ dân số gia tăng nhanh chóng, nhu cầu nhà ở, lương thực tăng cao, các nhà máy xí nghiệp được xâ dựng nhiều … Trong khi đó, rừng bị khai thác và phá hủy, nhiều loài động vật hoang dã gần như rơi vào tuyệt chủng… Sự mất cân bằng trong hệ sinh thái đã dẫn đến những thay đổi trong khí hậu trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tác động rộng lớn trên toàn thế giới. Từ vài năm trở lại đây nhân loại phải đứng trước những đe dọa của thiên nhiên, thiên tai và dịch bệnh gây nguy hại cho đời sống con người. Băng tan hai cực, sóng thần, … lần lượt các thảm họa thiên tai diễn ra trên diện rộng trên nhiều quốc gia. Ngay như ở Việt Nam, bão lũ cũng xảy ra với tần suất cao và cường độ mạnh, ngày càng có nhiều làng “ung thư” xuất hiện,…

Việt Nam là một nước dễ bị thiên tai và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi các rủi ro liên quan đến khí hậu nên cần có những biện pháp để làm thay đổi những biến đổi khí hậu. Dự án phủ xanh đồi trọc được đưa ra và triển khai trên nhiều vùng miền đất nước. Ngoài ra, Việt Nam cũng đưa ra nhiều biện pháp, chính sách nhằm bảo vệ các loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng chính là ý thức của người dân. Chúng ta cần nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu đồng thời tuyên truyền các biện pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường.

Biến đổi khí hậu không phải là vấn đề của riêng ai. Quan tâm và chung tay hành động, chúng ta sẽ giúp cho Trái Đất ngày một xanh tươi, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Han Ynnie
Xem chi tiết
⭐Hannie⭐
4 tháng 1 2023 lúc 23:40

Em nghĩ đây là thực trạng đáng buồn trong học tập và rèn luyện. Điều đó sẽ chia rẽ mất đoàn kết và đặc biệt là vô cùng thù địch khi có nhiều phe phái cạnh tranh

Nguyễn An Thuận
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
5 tháng 2 2022 lúc 21:14

Tham khảo:

Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.

『ʏɪɴɢʏᴜᴇ』
5 tháng 2 2022 lúc 21:16

Tham khảo :

Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.

Vũ Quang Huy
7 tháng 2 2022 lúc 7:46

tham khảo:

Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau rằng: trẻ em là những mầm xanh tương lai cho đất nước. Nhưng những ngày qua chúng ta đều thấy trên tivi, báo đài đưa rất nhiều những thông tin về vấn nạn bạo hành trẻ. Đây thực sự đã trở thành vấn nạn nhức nhối gây ra sự bức xúc trong dư luận. Như thế nào thì gọi là bạo hành ? Bạo hành đó là những hành động và lời nói mang tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Cụ thể đối tượng bị bào hành ở đây là trẻ em. Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án, Bác Hồ đã từng viết: “Trẻ em … là bầy con cưng”, “trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan”. Vậy mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng, mà còn bị rẻ rúng, khinh thường. Chúng ta có thể thấy bạo hành trẻ đang không chỉ len lỏi ở đường phố mà còn len lỏi vào học đường, gia đình. Những nơi đó đáng nhẽ phải là nơi mà trẻ được yêu thương, nâng niu nhất thì giờ đây lại trở thành một nơi ám ảnh xấu tới tuổi thơ của các em.Không thể mãi để vấn nạn này tiếp tục nếu như không muốn những mầm non tương lai của đất nước bị hủy hoại, tương lai của đất nước bị ảnh hưởng. Mỗi người chúng ta phải chúng ta lên án những hành động bạo hành trẻ, mạnh dạn tố giác và không dung thứ cho hành động đó. Pháp luật phải nghiêm minh trừng trị thật nặng đối với những kẻ có hành vi bạo hành. Bên cạnh đó nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới chính sách bảo vệ trẻ, hệ thống giáo dục cần quan tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp ứng xử đối với học sinh.

Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Xem chi tiết
Phạm Đăng Phúc
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
23 tháng 12 2016 lúc 8:22

Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.

- Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.

nguyễn quốc khánh
25 tháng 12 2016 lúc 10:05

Đối với loài người, không thể có cái gì quí giá bằng ngôi nhà chung của mình là trái đất. Trái đất là một hành tinh độc đáo và vô cùng hiếm hoi trong vũ trụ, điều đó được thể hiện ở chỗ: trái đất tồn tại ở một tọa độ không gần mặt trời hơn (như sao Kim), cũng không xa mặt trời hơn (như sao Hỏa) như nó đang tồn tại trong Thái Dương hệ, và chính nhờ tồn tại ở vị trí đó, trái đất mới hội đủ các điều kiện đưa đến một hiện tượng kỳ diệu là hình thành sự sống, rồi con người xuất hiện.

Thành tựu khoa học từ lâu đã xác định: Trong chín hành tinh Thái Dương hệ thì chỉ trái đất có sự sống, có con người. Các phương tiện nghiên cứu hiện đại nhất của ngành thiên văn đã “sục sạo” trong nhiều thập kỷ vẫn chưa phát hiện được một dấu hiệu nào khác của sự sống sơ khai trong không gian thuộc “thiên hà của chúng ta”. Như thế đủ thấy trái đất của chúng ta quý giá đến nhường nào.

Từ thế kỷ thứ XIV, các nhà khoa học đã nghiên cứu về nguồn gốc trái đất. Đến thời đại ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí với lý thuyết cho rằng, trái đất cùng hệ mặt trời được hình thành cách nay 5 tỷ năm từ sự nguội lạnh và co lại của đám mây bụi và khí trong vũ trụ. Trái đất có diện tích 510 triệu km2, khối lượng 5977.1018 tấn, chu vi xích đạo 40.000 km, đường kính 12.700 km, tốc độ chuyển động không gian 900.000 km/h. Cùng một lúc, trái đất có ba hình thức vận động: tự quay quanh trục (tưởng tượng) của mình, quay quanh mặt trời, và cùng mặt trời quay trong quĩ đạo của thiên hà.

Bộ mặt trái đất luôn luôn biến đối do chính cấu trúc của nó gây ra. Trái đất có một vỏ bọc ngoài vô cùng cứng rắn, còn lớp bên trong thì nóng chảy ở hàng ngàn độ C. Vật chất cấu thành vỏ trái đất gồm 108 nguyên tố, trong đó 8 nguyên tố sau đây chiếm gần hết trọng lượng (98%): 0xy 47%, silic 28%, nhôm 9%, sắt 5%, can xi 3,6%, kali 2,4%, magiê 2,1%, hyđrô 0,9%; 100 nguyên tố còn lại chỉ chiếm 2% trọng lượng vỏ trái đất. Hàm lượng sắt và niken khá nhiều, lại luôn ở trạng thái nóng chảy và chuyển dịch không ngừng trong lòng trái đất nên phát sinh ra dòng điện và đó chính là nguyên nhân tạo nên từ trường của trái đất, có tác dụng ngăn những tia bức xạ chết người được phát đi từ mặt trời suốt ngày đêm với khoảng một triệu tấn một giây. Các cực của từ trường đã làm cho kim la bàn hoạt động, giúp con người xác định dễ dàng phương hướng.
So với đường bán kính trái đất 637 km thì cấu trúc lớp vỏ trái đất tỏ ra rất mong manh: lớp vỏ ở đáy đại dương chỉ dày 5 km, còn lớp vỏ trên lục địa chỉ dày 35 km. Lớp vỏ trái đất bị các vết nứt sâu chia cắt thành bảy mảng lớn, được gọi là bảy mảng nền và khoảng mười mảng nhỏ khác. Các mảng nền trôi trên lớp dung nham nóng của lớp bao nên khi chúng va chạm vào nhau, trượt chồng lên nhau gây ra hiện tượng động đất hay núi lửa. Có khi chúng lại trôi cách xa nhau, hình thành nên hiện tượng để từ đó các nhà địa chất học đề xướng lên học thuyết kiến tạo mảng hay còn gọi là thuyết lục địa trôi. Cách đây khoảng 250 triệu năm, trên mặt đất chỉ có một lục địa duy nhất là đại lục Pangiêa và chính nhờ có hiện tượng lục địa trôi mà trái đất hôm nay có 5 châu và 4 biển.

Các mảng nền có xát, va đập mạnh với nhau sẽ tạo nên hiện tượng dữ dội là động đất và núi lửa. Vết nứt mảng nền vùng Đông Phi lớn nhất thế giới, trong một khu vực có chiều dài 6.000 km, chiều rộng 50-60 km. Còn vết nứt tại vùng giáp ranh bang California với bang Nêvađa (Mỹ) có chiều dài 225 km, chiều rộng từ 6 đến 26 km. Thường có đến 92% số vụ động đất xảy ra ở những nơi tiếp xúc giữa hai mảng nền. Các vụ động đất với cường độ mạnh bao giờ cũng gây thảm họa cho loài người. Động đất mạnh ngoài đại dương bao giờ cũng gây nên hiện tượng sóng thần, có khi tốc độ lan tỏa của sóng đạt đến 700-800 km/giờ, sức tàn phá thật khủng khiếp. Nhật Bản và vùng Xan Phơraxicô (Mỹ) là những nơi nằm trong vòng “vành đai lửa” Thái Bình Dương, thường xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần.

Nói đến trái đất hẳn phải nói ngay đến nước, bởi nước là một trong những thành phần cơ bản bảo đảm cho con người tồn tại. Nước bao phủ 7/10 bề mặt trái đất và chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể người. Tổng lượng nước trên trái đất không đổi, khoảng 1.368 triệu km3; trong đó, nước mặn các đại dương chiếm 94%, 6% nước ngọt được phân chia: 4,34% nước ngầm, 1,65% nước dạng băng tuyết, 0,01% nước sông hồ, 0,001% nước bốc hơi trong khí quyển và ở trong cơ thể sinh vật. Ngày nay, tình hình diễn biến của nước ngày càng xấu đối với sự sống con người và sinh vật. Nhiều vùng rộng lớn bị hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát làm cho con người lâm vào tình trạng mất an ninh về lương thực. Nguồn nước bị nhiễm bẩn, ô nhiễm nghiêm trọng – Liên Hiệp Quốc đã đưa ra con số cảnh báo: Trên thế giới, cứ mỗi ngày có một tỷ người thiếu nước sạch, và 5.000 người chết vì dùng nước bẩn.

Quanh trái đất có bầu khí quyển bao bọc. Lớp khí quyển này gồm nhiều chất khí hợp thành, có chiều dày gần 1.000 km. Tỷ lệ các lớp khí như sau: khí nitơ 78% (lớn nhất), khí ôxy 21%, khí ác gông 40: 0,93%, các chất khí khác 0,07%. Thành phần không khí và tỷ lệ giữa các thành phần không khí nêu trên đã được hình thành và ổn định hàng triệu năm nay, thích hợp với sự sống muốn loài, nếu thành phần và tỷ lệ đó thay đổi thì chắc chắn sẽ là hiểm họa khôn lường. Hiện nay, diễn biến tình hình bầu khí quyển đang trượt nhanh theo hướng tiêu cực. Bầu khí quyển đã thật sự bị ô nhiễm, trong đó nổi lên hai hiện tượng được theo dõi nhiều nhất là nguy cơ tầng khí Ôzôn bị phá hủy và hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Tầng khí ôzôn bị phá hủy, các tia tử ngoại của mặt trời lọt xuống trái đất càng nhiều, là một hiểm họa cho sự sống. Còn hiệu ứng nhà kính càng trầm trọng, khiến trái đất ngày một nóng lên, khí hậu sẽ biến động xấu, nhất là các núi băng hai cực tan ra, nước biển tràn ngập các vùng lục địa thấp khiến cho hàng triệu người khốn đốn.

Có thể nói, nếu loài người cứ giữ các hoạt động cuộc sống như lâu nay, mà không tỉnh táo điều chỉnh theo mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất thì chẳng bao lâu nữa, các điều kiện sống của con người sẽ rơi vào tình thế “lâm nguy”. Như vậy, để bảo vệ trái đất, con người cần hướng hoạt động của mình đến các nội dung sau: bảo vệ nguồn nước (không để nước bị ô nhiễm và sử dụng hợp lý); bảo vệ bầu khí quyển (có giải pháp chấm dứt tình trạng tầng khí ôzôn bị phá hủy và bầu khí quyển nóng lên); bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất; phát triển dân số phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội.
Việc nhận thức các nội dung trên chắc không phải khó khăn lắm nhưng hành động để biến nó thành hiện thực thì quả là gian nan, bởi đây là công việc yêu cầu tính đồng bộ trên vi phạm toàn cầu, của cả loài người, chứ không phải là việc của một quốc gia, một cá nhân nào.

Có điều không mấy ai để tâm tới là khi đề cập đến việc bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trái đất, ta thường quan tâm đến ý nghĩa kinh tế-xã hội của nó, mà quên cái hệ lụy không tránh khỏi là, khi trái đất đã bị rút hết các khoáng sản rắn, các nhiên liệu lỏng và khí thì sẽ bị rút bớt nhiệt lượng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc và diễn biến các vận động lý – hóa vốn đã được ổn định suốt nhiều tỷ năm của trái đất.

Con người có mặt trên trái đất đã gần ba triệu năm, đến nay lịch sử vận động mãnh liệt của con người đang đối mặt với nhiều thử thách lớn lao, trong đó sứ mạng bảo vệ trái đất được đặt vị trí hàng đầu, hết sức nặng nề và vô cùng cao cả.

  
Đoàn Lâm Tuấn ANh
Xem chi tiết
Minh Hồng
14 tháng 12 2021 lúc 9:15

Tham khảo

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở trong trường thì em sẽ cố gắng khuyên can,can ngăn mấy bạn nếu mà ko đc thì em sẽ báo với thầy cô để thầy cô ra ngăn.

+ Nếu chứng kiến cảnh các bạn đánh nhau mà ở bên ngoài trường thì em sẽ gọi những người lớn ở xung quanh khu vực đó ra ngăn mấy bạn ấy lại.

Đại Tiểu Thư
14 tháng 12 2021 lúc 9:16

Hành động đó là sai trái, chúng ta nên tìm ra nguyên nhân sự việc rồi tìm cách giải quyết không nên chỉ có việc nhỏ mà động chân động tay.

๖ۣۜHả๖ۣۜI
14 tháng 12 2021 lúc 9:17

Do cách ứng xử của những bạn nhỏ k đúng . Nếu làm sai điều gì trái với lời của bạn đó nói sẽ gây gỗ đánh nhau tìm mọi chuyện dù chỉ là nhỏ nhất cũng gây gỗ đánh nhau . Em sẽ phê phán những hành động như thế

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 1 2019 lúc 5:32

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

Khang
Xem chi tiết
Tran Minh Hue
Xem chi tiết