Tả cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng
Hãy lập dàn ý về 1 cảnh đẹp ở thành phố Đà Nẵng thơ mộng.
Tham khảo!
1. Mở bài
Dòng sông quê em chạy qua làng, uốn lượn mang nhiều phù sa màu mỡ.Đây là con sông gắn bó với em, nơi vui đùa, sinh hoạt của người dân trong làng.2. Thân bài
a. Tả bao quát
Con sông thuộc nhánh sông lớn, len lỏi bên trong làng.Nhìn từ xa con sông uốn lượn quanh co như một con rắn đang bò.b. Tả con sông theo trình tự thời gian
- Buổi sáng:
Con sông hiền hòa, chảy êm đềm nhẹ nhàng qua làng.Tia nắng mặt trời chiếu xuống mặt nước phản chiếu thật lung linh.Từng cơn gió nhẹ thổi qua làm mặt nước gợn sóng.Thỉnh thoảng có những con cá nhảy vọt lên trên mặt nước.Con người bắt đầu ra sông đánh bắt cá, tiếng nói cười phá tan sự yên ắng của buổi sáng.Những cánh bèo trôi dạt từ thượng nguồn nổi lềnh bềnh.- Buổi trưa:
Dòng sông như chuyển mình thức giấc.Nước bắt đầu chảy mạnh hơn, kèm theo cả bọt trắng xóa.Thưa thớt hơn những bóng người trên sông.- Buổi chiều:
Ánh nắng dịu nhẹ chiếu xuống mặt nước thật đẹp.Dòng sông trở nên lặng lẽ, hiền hòa hơn.Những đứa trẻ thi nhau chạy ra sông tắm mát, bắt cá.Trên bờ nhiều cụ già ra ngồi bờ sông hóng mát, trò chuyện vui vẻ.Gió thổi nhè nhẹ, dịu mát làm ai cũng thấy thoải mái, dễ chịu.c. Vai trò của dòng sông
Dòng sông mang lại nguồn nước sinh hoạt cho người dân, phù sa bồi đắp giúp cây trái tốt tươi.Nguồn lợi các loài như cá, cua, tôm, . . .3. Kết bài
Dòng sông quê em gắn bó với tuổi thơ.Dù sau này có đi đâu về đâu nhưng với em dòng sông mãi là kỉ niệm đẹp.mở bài:giới thiệu qua loa
thân bài:kể về đà nẵng
->kể về các địa điểm đẹp
->kể về ẩm thực
->miêu tả các nơi có thể du lịch ở đó
kết bài:nêu cảm nghĩ
nhóm zalo vô chat._.https://zalo.me/g/eglkxf199
hãy tả cảnh đẹp ở đà nẵng
Năm học vừa qua kết thúc, được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường và các cô các bác trong hội phụ huynh mà cả lớp em được đi biển Đà Nẵng chơi.
Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng nên biển đã quá quen thuộc đối với em nhưng mỗi lần ra biển chơi là mỗi lần trong em lại dâng lên những cảm xúc khác nhau, chẳng hạn khi đi cùng bố mẹ sẽ khác so với khi đi cùng bạn bè mình.
Biển vẫn vậy, vẫn trong trí nhớ của em về một vùng biển rộng lớn như chẳng thể thấy được điểm dừng, ngoài khơi là những con sóng bạc đầu, thi thoảng có vài ngọn sóng sẽ vỗ vào bờ và tạo nên một bản nhạc của đại dương. Trên bờ biển là những dải cát vàng mịn, chúng em tha hồ nô đùa mà chẳng sợ ngã bị thương. Cách một khoảng nhất định người ta sẽ trồng một cây dừa, loài cây đặc trưng thường thấy trên tại bất cứ bãi biển nào. Lúc nào biển cũng đông kín người, nào là những du khách đến nghỉ dưỡng, nào là những người sống ở gần biển mà ra biển tản bộ hay những người bán hàng rong bán quanh bãi biển.
Biển rất đẹp nhưng cũng rất nguy hiểm bởi những con sóng và độ sâu của nước nên cô giáo không cho chúng em xuống tắm biển mà chỉ cho chúng em ở trên bờ và tổ chức một bữa tiệc nhỏ với các loại bánh trái. Chúng em còn được các cô và các bác đại diện hội phụ huynh tổ chức cho chơi các trò chơi như ai nhanh hơn, đố vui,…Dù có hơi tiếc nuối vì không được xuống nước nhưng tất cả chúng em đều rất vui vì đã có những phút giây vui vẻ bên bạn bè mình.
Có lẽ nhờ chính những kỉ niệm đẹp ấy mà em càng thấy yêu biển Đà Nẵng nơi quê hương mình hơn.
Đó là vào dịp nghỉ hè của em năm ngoái, nhân lúc công việc của bố mẹ không quá bận rộn và em được nghỉ hè nên cả nhà em cùng đi biển Đà Nẵng nghỉ mát. Khi đứng từ ban công khách sạn nhìn ra, em có thể thấy bao quát một phần cảnh biển trên bờ và ngoài khơi xa. Cảnh tượng ấy rất đẹp làm em phấn khích và chẳng thể rời được mắt, mãi cho đến khi mẹ gọi em xuống ra biển chơi.
Từ trên bờ biển nhìn ra ngoài khơi xa, biển như được kéo dài mãi chẳng thể nhìn thấy điểm kết thúc, dù trời có nắng thì cũng chỉ thấy một màn mờ ảo, không rõ ràng ngoài khơi. Xa xa ngoài khơi em có thể thấy những chiếc thuyền đánh cá của các bác ngư dân và cả những chiếc thuyền hay ca nô của mọi người đang dạo chơi, tham quan trên biển. Điều em thích nhất ở biển nơi đây là làn nước trong xanh và mát lành, thổi bay cái nóng, cái khó chịu ngày hè. Dù không biết bơi nhưng em vẫn cùng bố mẹ xuống nước tắm và nghịch nước. Để đảm bảo an toàn thì mẹ thuê cho em một chiếc phao hình con vịt rất xinh, nhờ vậy mà em vô tư xuống nước mà chẳng sợ gì.
Khi kết thúc chuyến du lịch, em phải tạm biệt Đà Nẵng và bãi biển xinh đẹp để về nhà nhưng trong lòng vẫn nhớ mãi chuyến du lịch và bãi biển Đà Nẵng xinh đẹp ấy.
#Châu's ngốc
hãy tả lại cảnh đẹp ở Đà Nẵng
Ta đã từng mê mẩn trước những thảo nguyên xanh trong bộ phim cổ trang đầy ma mị, và rồi ta lại càng ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng một nơi chốn đẹp tựa tranh như thế trên chính dải đất Việt dấu yêu. Đó là lúc ta lạc bước khung trời mộng mơ ở hồ Hòa Trung, Đà Nẵng, nơi có những đồng cỏ xanh miên man, có hồ nước nước trong veo dịu ngọt và có ánh nắng vàng ươm réo rắt rải mật ngọt lúc thu về. Ta cứ ngỡ nơi ấy là chốn thần tiên mà ta đã từng gặp trong giấc mơ êm, để rồi mải mê phiêu du theo cơn gió nhẹ, tìm kiếm những khoảnh khắc tuyệt vời của thời tuổi trẻ, cho ngày xanh thêm trọn vẹn những ước mong.
Có một thảo nguyên xanh như miền cổ tích ở hồ Hòa Trung - Ảnh: Sưu tầm
Hồ Hòa Trung tọa lạc ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng chừng 20km về phía Tây. Đây là một hồ nước nhân tạo được tạo nên để cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt cho bà con các vùng lân cận, tuy nhiên dường như vượt ra ngoài sức tưởng tượng của con người, nơi ấy bỗng trở thành một cái tên không thể bỏ lỡ cho những ai đã một lần ghé thăm Đà Nẵng.
Mặc dù chỉ là một hồ nước nhân tạo - Ảnh: Monki1804
Nhưng nó đẹp vượt quá sức tưởng tượng của con người - Ảnh: Sưu tầm
Để tới hồ Hòa Trung, bạn có thể chạy xe máy theo đường Âu Cơ, men theo hướng Bà Nà, rồi tìm về giáo xứ Hòa Ninh. Từ đó, bạn rẽ tay trái, đi theo một con đường nhỏ bằng bê tông phẳng lỳ, cứ chạy mãi cho tới khi nhìn thấy một con đường mòn nho nhỏ, ấy là lúc bạn đã gần hồ Hòa Trung lắm đó, chỉ cần hỏi những người dân địa phương là bạn có thể dễ dàng di chuyển ra thăm thú mặt hồ xinh.
Từ trung tâm thành phố bạn có thể chạy xe máy về hồ Hòa Trung - Ảnh: MIn.mi.nhon
Rồi từ đó có thể thoải mái mà thăm thú mặt hồ xinh - Ảnh: Sưu tầm
Hồ Hòa Trung mùa nào cũng đẹp. Nhưng người ta nói nếu đi vào mùa cạn bạn sẽ được chiêm ngưỡng một chốn thảo nguyên đẹp như tranh vẽ. Đó là thời điểm tháng 10, 11 mỗi năm, lúc ấy, nước dường như rút đi gần hết, cả lòng hồ bỗng chốc biến hình, được bao phủ bởi những thảm cỏ xanh mươn mướt, trải dài từ bờ bên này tới bờ bên kia, khiến người ta liên tưởng tới những bình nguyên bao la trong những bộ phim đầy mơ mộng.
Hồ Hòa Trung mùa cạn đẹp như một thảo nguyên xanh - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng
Khiến người ta liên tưởng đến những bình nguyên bao la trong một bộ phim đầy mơ mộng - Ảnh: Sưu tầm
Hồ còn được bao quanh bởi các đảo nổi nhân tạo, xếp thành những triền dốc nhấp nhô, cỏ xanh um bốn phía, thấp thoáng đâu đó là hình ảnh những đàn cò trắng đang tung cánh rợp trời, như một điểm nhấn đầy mê hoặc trên cái nền xanh, xanh của cỏ, xanh của trời và xanh của nước miên man.
Bao quanh hồ là những đảo nổi nhân tạo nhấp nhô - Ảnh: nanaa.pn25
Mùa nước cạn là thời điểm tuyệt vời cho những buổi cắm trại trên thảo nguyên xanh. Chỉ cần chuẩn bị đồ ăn thức uống, cùng cả nhóm bạn kéo nhau đến hồ Hòa Trung, dựng lều, tổ chức tiệc nướng BBQ hay nghỉ đêm bên hồ để ngắm non nước hữu tình nơi chốn thần tiên ấy ắt hẳn là một kỷ niệm không thể nào quên.
Tả cảnh biển Đà Nẵng – Rất nhiều tỉnh thành ở nước ta giáp biển và vùng biển của mỗi tỉnh thành lại có đặc điểm khác nhau. Đối với riêng em, dù chưa được đi hết tất cả những bờ biển ấy nhưng trong số những bờ biển mà em đã có cơ hội được đi thì biển Đà Nẵng là nơi em thích nhất.
Đó là vào dịp nghỉ hè của em năm ngoái, nhân lúc công việc của bố mẹ không quá bận rộn và em được nghỉ hè nên cả nhà em cùng đi biển Đà Nẵng nghỉ mát. Khi đứng từ ban công khách sạn nhìn ra, em có thể thấy bao quát một phần cảnh biển trên bờ và ngoài khơi xa. Cảnh tượng ấy rất đẹp làm em phấn khích và chẳng thể rời được mắt, mãi cho đến khi mẹ gọi em xuống ra biển chơi.
Từ trên bờ biển nhìn ra ngoài khơi xa, biển như được kéo dài mãi chẳng thể nhìn thấy điểm kết thúc, dù trời có nắng thì cũng chỉ thấy một màn mờ ảo, không rõ ràng ngoài khơi. Xa xa ngoài khơi em có thể thấy những chiếc thuyền đánh cá của các bác ngư dân và cả những chiếc thuyền hay ca nô của mọi người đang dạo chơi, tham quan trên biển. Điều em thích nhất ở biển nơi đây là làn nước trong xanh và mát lành, thổi bay cái nóng, cái khó chịu ngày hè. Dù không biết bơi nhưng em vẫn cùng bố mẹ xuống nước tắm và nghịch nước. Để đảm bảo an toàn thì mẹ thuê cho em một chiếc phao hình con vịt rất xinh, nhờ vậy mà em vô tư xuống nước mà chẳng sợ gì.
Khi kết thúc chuyến du lịch, em phải tạm biệt Đà Nẵng và bãi biển xinh đẹp để về nhà nhưng trong lòng vẫn nhớ mãi chuyến du lịch và bãi biển Đà Nẵng xinh đẹp ấy.
Tả cầu rồng ở thành phố Đà Nẵng
Đến với Đà Nẵng không chỉ được ngắm nhìn những dòng sông lấp lánh, những ánh hoàng hôn, những bãi cát với những bờ biển dài, ghé qua những quán ăn nổi tiếng và nức mũi, dạo quanh những ngôi chùa được coi là cõi linh thiêng, ngồi đâu đó thưởng thức những tách café yên bình mà còn được tận hưởng những khoảng lặng bình dị ở những cây cầu, lãng mạn và giản dị. Thành phố Đà Nẵng còn được biết đến với những danh thoại về những cây cầu, pha chút truyền thống, điểm thêm mới lạ, sáng tạo. Và cầu Rồng chính là nơi hội tụ tất cả những vẻ đẹp đó. Cầu Rồng cũng chính là nhân chứng lịch sử cho sự kiện kỉ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng, cầu Rồng chính là niềm tự nào của người dân Đà Nẵng. Là cây cầu hình con rồng phun lửa và nước lên cao, là cây cầu huyền thoại bắc qua dòng sông Hàn để mọi người có thể lưu thông thuận tiện hơn. Cầu Rồng được rất nhiều khách du lịch kỳ tượng đó là biểu tượng tượng trưng cho nghệ thuật kiến trúc mới của Đà Nẵng.
Đồng hành với sự hình thành của cây cầu này đó chính là cuộc thi giữa các nhà thiết kế lớn với mục đích mang lại bản thiết kế cầu Rồng độc đáo và đặc biệt nhất. Những thí sinh tham gia cuộc thi này ở cả trong và ngoài nước và bất giờ nhà thiết kế người Mỹ đã chiến thắng.
Ý tưởng mới lạ của chiếc cầu Rồng này chính là hình ảnh một con Rồng đang bay lượn trên dòng sông Hàn, là bước đột phá hấp dẫn chưa từng có trong những công trình kiến trúc của Việt Nam.
Cầu Rồng có dáng Rồng vươn ra biển, điểm đặc biệt của chiếc cầu Rồng đó là hình dáng của cây cầu được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý với dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông, với nhịp thép có tổng chiều dài 568m và nặng lên đến gần 9000 tấn. Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen. Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn. Sự to lớn và hoành tráng của cầu Rồng được thể hiện qua phần đầu có trọng lượng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn còn phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn…
Cầu có chiều dài lên tới 666m trong đó gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng là 37,5m có thể chia cho 6 làn xe chạy song song một lúc lên cầu. Công trình được thiết kế và xây dựng bền vững có sức chịu đựng với sự hao mòn của thời gian.
Điều đặc biệt là toàn bộ cầu được những người thợ sơn tới 5 lớp để chống sự ăn mòn, tác động của điều kiện tự nhiên, vừa tạo màu sắc cho thân rồng. Hình ảnh rồng phun ra biển Đông cùng với đài phun nước, hiệu ứng chiếu sáng hiện đại tạo nên một hiệu ứng đẹp về đêm
Cầu Rồng như một viên ngọc tỏa sáng trong đêm, cây cầu được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, Bạch Đằng tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các đường chính của Đà Nẵng và đâm thẳng tới bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa của thành phố.
Cầu Rồng được nhận giải thưởng về công trình kiến trúc như thế nào?
Cây cầu bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) với mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng con rồng bay ra hướng biển vừa được trao giải thưởng lớn của Hội đồng các công ty kỹ thuật Mỹ.
Thân “rồng” có kết cấu vòm bằng tổ hợp 5 ống thép vừa có tính năng nâng các nhịp cầu vừa làm nền cho các vảy rồng. Hệ thống chiếu sáng cầu gồm 15.000 đèn LED. Cầu có khả năng phun lửa, nước vào dịp cuối tuần.
Cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách. Nét đặc trưng của cầu dễ phân biệt đó là mô hình hệ thống kết cấu dầm thép dưới dạng một con rồng bay qua sông Hàn, hướng ra biển. Đây được cho là thiết kế độc đáo chưa từng có trên thế giới về kết cấu chịu lực là sự kết hợp giữa dầm thép, vòm thép và dầm bê tông.
Với vẻ đẹp tuyệt vời đó là cầu Rồng tô điểm thêm cho các khu biệt thự ven sông gần đó. Nổi bật đó là khu biệt thự làng châu Âu Đà Nẵng – khu biệt thự ven sông đẹp nhất Đà Nẵng. Các chuyên gia chiếu sáng thế giới đánh giá thiết kế chiếu sáng cầu Rồng đó là một giải pháp cho công trình kiến trúc độc đáo.
Sự khác biệt ngay từ cái tên gọi: Xuất phát từ hình ảnh và biểu tượng là con Rồng phun nước và lửa, đương nhiên nó được mang tên là cầu Rồng.
Cầu Rồng được thiết kế do chính tay một kỹ sư người Mỹ mà không phải là Việt Nam, sự sáng tạo và giao lưu đã tạo nên một công trình kiến trúc vĩ đại.
Thiết kế và thi công khác biệt so với những cây cầu khác trên thành phố Đà Nẵng, thi công có độ khó và kết cấu chịu được áp lực.
Người dân và du khách đều có mong muốn được chứng kiến cảnh cầu Rồng phun nước, phun lửa theo nhạc với 3 kịch bản âm thanh kết hợp với hiệu ứng ánh sáng. Cầu Rồng Đà Nẵng với hệ thống ánh sáng hiện đại cùng với đó là sự lắp đặt âm thanh và ánh sáng cộng hưởng trong bán kính 300m ở khu vực đầu Rồng phun lửa với các kịch bản và được lựa chọn có chủ đề như: huyền thoại Ngũ Hành Sơn, huyền diệu sông Hàn, nơi Rồng về khai hoa..đan xen và biểu diễn với nhau tạo nên một vũ điệu đặc sắc và mới lạ.
Nếu muốn trực tiếp ngắm nhìn những tia nước, những tia lửa đan xen nhau thì du khách hãy đến đây vào hai ngày cuối tuần, thứ 7 hoặc chủ nhật từ 9h tối sẽ có một sự kiện 18 ngọn lửa và 3 ngọn nước bay ra từ miệng của Rồng. Mỗi lần sẽ phun lửa trước, nước sau. Lửa sẽ được phun 2 lượt, mỗi lượt 9 lần, nước sẽ được phun 3 lượt, mỗi lượt 1 lần hòa vào cùng với những âm thanh nhạc điệu.
Cầu Rồng Đà Nẵng là nơi không chỉ có ý nghĩa về văn hóa du lịch mà nó còn mang ý nghĩa về giao thông. Sự hòa quyện đa dạng và đặc sắc này đã tạo nên sức hút kì lạ và đã nhanh chóng lọt vào top những cây cầu đẹp, ấn tượng nhất hành tinh mới đây trên trang Viralnova . Và trong top 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới thì Cầu Rồng Đà Nẵng Việt Nam đã được vinh danh và sướng tên ở vị trí số 19- tựa như tuổi đẹp nhất của con gái bởi vẻ đẹp hiện đại và khả năng phun ra những tia lửa, tia nước kỳ lạ. Hãy đến Đà Nẵng và trải nghiệm, đừng bỏ lỡ…
Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.
Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.
Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.
Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.
Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.
Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.
BÀI LÀM :
Cầu Rồng được khởi công vào ngày 19/7/2009 với tổng kinh phí đầu tư trên 1.500 tỷ đồng. Trước đó, từ cuối năm 2005, để chuẩn bị cho công trình cầu Rồng mang nhiều kỳ vọng, UBND thành phố đã tổ chức cuộc thi thiết kế kiến trúc cầu Rồng với sự tham gia của 8 đơn vị tư vấn thiết kế đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Đức, Mỹ. Cuối cùng, phương án thiết kế cầu Rồng do công ty tư vấn Louis Berger Group, Inc.(Mỹ) trên ý tưởng thể hiện hình dáng rồng đang bay qua sông Hàn hướng ra biển lớn đã vượt qua 17 thiết kế khác và được lãnh đạo thành phố chọn lựa.
Thiết kế của cầu Rồng đã được Hiệp hội Cầu đường thế giới công nhận là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, mới lạ, tạo nên nguồn cảm hứng đặc biệt về một thành phố đang chuyển mình mạnh mẽ, là biểu tượng mới của Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Cầu Rồng được xây dựng với quy mô vĩnh cửu, có tổng chiều dài 666,0 m, gồm 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn, chiều rộng 37,5m, có 6 làn xe chạy, mỗi làn 3,75 m, 2 làn đường dành cho người đi bộ. Cây cầu có kết cấu nhịp thép độc đáo nhất từ trước đến nay với hình dáng một con rồng dài 568m, nặng lên đến gần 9.000 tấn. Trong đó, phần đầu rồng dài 18,24m, nặng 194,1 tấn; phần thân rồng dài 530m, nặng 8.405,1 tấn; phần đuôi rồng dài 19,37m, nặng 183,9 tấn; phần vảy rồng 118,9 tấn.
Hạng mục dầm thép gồm tổng số 34 đốt dầm với khoảng 3.500 tấn thép cường độ cao là phần chiếm giá trị lớn nhất trong dự án xây dựng cầu Rồng. Trong đó, 24 đốt dầm do Công ty CP Cơ khí 121 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 sản xuất và 10 đốt dầm còn lại do Công ty Cơ điện miền Trung đảm nhận. Toàn bộ vật liệu chế tạo dầm thép được nhập từ Hàn Quốc. Đặc biệt, các dầm thép của công trình cầu Rồng có kết cấu hình hộp thay vì hình chữ I như các công trình khác, trong đó đốt dầm thép nặng nhất có trọng lượng lên đến 144 tấn. Để hoàn thành sản xuất một đốt dầm thép này mất trung bình 12 ngày trong điều kiện thời tiết thuận lợi với khoảng 60 kỹ sư, công nhân/dây chuyền/ca và sản xuất theo phương thức gối đầu.
Bên cạnh đó, hệ dầm hộp được liên kết với hệ vòm thép bằng kết cấu cáp dây treo. Đây là kết cấu vòm đặc biệt nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, công nghệ lắp dựng cầu Rồng cũng chưa có công trình nào tương tự nên đòi hỏi phải có những tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng. Toàn bộ công trình được sơn 5 lớp để chống tác động ăn mòn bên ngoài và tạo màu sắc cho thân Rồng, cảnh quan và đài phun nước, cùng hệ thống chiếu sáng hiện đại sẽ góp phần tạo nên một hiệu ứng đẹp cho công trình cầu Rồng vào ban đêm. Cụ thể, khi đêm về, cầu Rồng được thắp sáng với hơn 2.500 điểm đèn LED thông minh. Giải pháp chiếu sáng của cầu do công ty Philips (Hà Lan) đảm nhận, và sẽ chủ động thay đổi ánh sáng phù hợp với từng chủ đề của các sự kiện, lễ hội.
Đặc biệt cứ vào 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần, “Rồng” sẽ phun lửa, phun mưa bằng công nghệ hiện đại, khiến cho sông Hàn thêm phần sống động, thu hút. Lửa sẽ được phun trước với 2 lượt, mỗi lượt 9 lần; và tiếp theo sau là phun nước với 3 lượt, mỗi lượt 1 lần.
Vào tháng 9/2013, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đồng ý cho phép đưa dự án cầu Rồng tham gia cuộc thi kỹ thuật xuất sắc 2013 ACEC New York của Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ. Theo đó, UBND thành phố giao Ban quản lý dự án cầu Rồng phối hợp công ty Louis Berger (Hoa Kỳ) cung cấp hồ sơ dự án trong quá trình dự thi. Cuộc thi kỹ thuật xuất sắc được Hiệp hội các công ty kỹ thuật Hoa Kỳ, thành phố New York tổ chức hàng năm vào mùa xuân ở Waldorf-Astoria để tôn vinh các công ty thành viên cho thành tích thiết kế và giải pháp kỹ thuật và công nghệ.
Có thể nói, công trình cầu Rồng sau khi hoàn thành đã trở thành một trong những sự kiện quan trọng, đáng nhớ của chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng. Trước hết, nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của đội ngũ cán bộ, kỹ sư công nhân Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung trong việc làm chủ công nghệ thiết kế, thi công một dạng kết cấu cầu phức tạp và hiện đại của thế giới, sẵn sàng đảm đương tốt các hạng mục mới, có tính chất khó khăn, phức tạp của ngành xây dựng. Đồng thời với hình dáng con rồng vươn mình ra biển cùng khả năng phun lửa và nước, cầu Rồng được đánh giá là cây cầu có kiến trúc độc đáo, đẹp, hài hòa với cảnh quan xung quanh, phục vụ đắc lực nhu cầu đi lại và tham quan của nhân dân Đà Nẵng và du khách thập phương, góp phần khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là Trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời thúc đẩy ngành du lịch của thành phố ngày càng phát triển.
Cho biết diện tích của ba thành phố là:
Hà Nội : 3325 k m 2
Đà Nẵng : 1255 k m 2
TP. Hồ Chí Minh : 2095 k m 2
a) So sánh diện tích của Hà Nội và Đà Nẵng; Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
b) Thành phố nào có diện tihcs lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất?
a) 1255 k m 2 < 2095 k m 2 < 3325 k m 2 . Vậy :
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích TP. Hồ Chí Minh bé hơn diện tích Hà Nội.
b) Đà Nẵng có diện tích bé nhất.
Hà Nội có diện tích lớn nhất.
Nói thêm: Từ năm 2008, Hà nội được mở rộng và trở thành một thành phố có diện tích là 3325 k m 2 .
Cho biết diện tích của ba thành phố là:
Hà Nội : 3325km2
Đà Nẵng : 1255km2
TP. Hồ Chí Minh : 2095km2
a) So sánh diện tích của Hà Nội và Đà Nẵng; Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh; Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
b) Thành phố nào có diện tihcs lớn nhất? Thành phố nào có diện tích bé nhất?
a) 1255km2 < 2095km2 < 3325km2. Vậy :
Diện tích Đà Nẵng bé hơn diện tích TP. Hồ Chí Minh.
Diện tích TP. Hồ Chí Minh bé hơn diện tích Hà Nội.
b) Đà Nẵng có diện tích bé nhất.
Hà Nội có diện tích lớn nhất.
Nói thêm: Từ năm 2008, Hà nội được mở rộng và trở thành một thành phố có diện tích là 3325km2.
Cảm nhận của anh (chị) về một nhân vật, phong trào, sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại (Người viết có thể chọn vấn đề nào mà mình tâm huyết nhất).
cảm nhận á,cảm nhận của mk là:vui,tự hào
Là một công dân nhỏ tuổi của đất nước,tôi vô cùng bùi ngùi và xúc động khi biết đc sự kiện lịch sử hay những đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Lòng trào dâng lên một sự tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp này.Có những lúc,tôi tự hỏi mình,ông cha ta đã làm thế nào để đổi thay có tính đột phá của Đà Nẵng, cho thấy sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng trong 85 năm qua; đồng thời gợi ý một số đề xuất, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.Khi đó ba tôi lại nói:"Ông cha ta là người dùng cảm,kên cường".Tôi hứa sẽ cố gắng học thật tốt để có thể đưa Việt Nam đứng lên phát triển để sánh vai với tầm cao quốc tế
ĐÀ NẴNG QUÊ EM CŨNG THẬT ĐẸP. EM HÃY ĐÓNG VAI MỘT HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH, GIỚI THIỆU VẮN TẮT (KHOẢNG 5 CÂU) VỀ CẢNH ĐẸP CỦA ĐÀ NẴNG CHO KHÁCH THAM QUAN
Tham Khảo
Đà Nẵng rất nổi tiếng với khu du lịch Bà Nà Hill trên đỉnh núi. Trung tâm thành phố này có rất nhiều cây cầu, nổi tiếng nhất là cầu sông Hàn. Đây là cầu đầu tiên ở Việt Nam có thể quay được. Những cây cầu cũng là niềm tự hào của người dân địa phương. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và bãi biển đẹp. Thành phố đáng sống này cũng có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách phải khen ngợi và nhớ về. Bạn nên tới tham quan Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch. Bởi vì thời gian này, Đà Nẵng nhiều nắng, ít mưa, rất thuận lợi để tham quan và hoạt động ngoài trời.
Thảm khảo:
Đến với Đà Nẵng bạn sẽ có cơ hội ngắm bãi biển thơ mộng nhất hành tinh. Chiêm ngưỡng những cây cầu ấn tượng thế giới. Thưởng lãm lễ hội pháo hoa quốc tế. Những công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Và còn nhiều địa điểm ăn, uống, vui chơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn thử một lần.
Tham Khảo : Đà Nẵng rất nổi tiếng với khu du lịch Bà Nà Hill trên đỉnh núi. Trung tâm thành phố này có rất nhiều cây cầu, nổi tiếng nhất là cầu sông Hàn. Đây là cầu đầu tiên ở Việt Nam có thể quay được. Những cây cầu cũng là niềm tự hào của người dân địa phương. Ngoài ra, Đà Nẵng còn có rất nhiều hang động và bãi biển đẹp. Thành phố đáng sống này cũng có rất nhiều món ăn ngon khiến du khách phải khen ngợi và nhớ về. Bạn nên tới tham quan Đà Nẵng vào khoảng thời gian từ khoảng đầu tháng 4 đến hết tháng 8 dương lịch. Bởi vì thời gian này, Đà Nẵng nhiều nắng, ít mưa, rất thuận lợi để tham quan và hoạt động ngoài trời.
Hãy tả thành phố đà nẵng quê em
Nhanh lên .dài lên
Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.
Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.
Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.
Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.