Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khánh Phan
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Kiệt
5 tháng 5 2016 lúc 21:13

Hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có đặc điểm: C. Hình ống

Phạm Tuấn Kiệt
5 tháng 5 2016 lúc 21:16

ko có chi  banhqua

Khánh Phan
5 tháng 5 2016 lúc 21:15

Cảm ơn bạn nhiều nha 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
22 tháng 10 2018 lúc 9:30

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: C

Munlly Cuồng Đao
Xem chi tiết
Doraemon
31 tháng 3 2017 lúc 21:31

bán cầu não phát triển, não có nhiều nếp nhăn hơn, thùy trán to hơn, tế bào thần kinh tập trung thành khối tạo thành não , tủy sống dễ nhận thấy sự tiến hóa thần kinh từ các động vật thân mềm như giun tế bào thần kinh ở hai bên thân, rải rác cơ thể đến lớp cá thì đã có tủy sống, đến các loài thú ngoài tủy còn có hạch thần kinh, động vật có vú có thêm não nhưng não ít nếp nhăn hơn người- loài động vật thông minh nhát thế giới

Vũ Lan Anh
16 tháng 4 2018 lúc 20:07

hệ thần kinh tiến hóa nhất của động vật có các đặc điểm sau:

bộ não phát triển, bán cầu não lớn, đại não rất phát triển, tiểu não có nhiều nếp nhăn, có tủy sống chạy dọc sống lưng có tác dụng truyền lệnh từ não điều khiển cơ thể, não có hộp sọ cứng chắc bảo vệ não bộ.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
16 tháng 8 2017 lúc 4:04

Chọn A.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
29 tháng 5 2019 lúc 15:29

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là:

Hệ thần kinh dạng lưới → Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch → Hệ thần kinh dạng ống

Đáp án cần chọn là: A

Thiện Vú
Xem chi tiết
Smile
5 tháng 4 2021 lúc 21:37

Những đặc điểm hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú thể hiện chủ yếu ở cấu trúc của não bộ mà trong đó, nổi bật nhất chính là đại não :

   - Tỉ lệ giữa khối lượng não/khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp Thú 


 
   - Vỏ não người có nhiều khe rãnh và khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron. Điều này chứng tỏ vỏ não người có lượng chất xám lớn hơn và nhờ đó mà khả năng phân tích, xử lý các kích thích nói riêng cũng như khả năng học tập nói chung của con người ưu việt hơn hẳn so với các loài động vật thuộc lớp Thú

   - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú còn có các trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) 

Minh Nhân
5 tháng 4 2021 lúc 21:37

Tham Khảo !

Những đặc điểm hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú thể hiện chủ yếu ở cấu trúc của não bộ mà trong đó, nổi bật nhất chính là đại não :

   - Tỉ lệ giữa khối lượng não/khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp Thú (2 điểm).

   - Vỏ não người có nhiều khe rãnh và khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron. Điều này chứng tỏ vỏ não người có lượng chất xám lớn hơn và nhờ đó mà khả năng phân tích, xử lý các kích thích nói riêng cũng như khả năng học tập nói chung của con người ưu việt hơn hẳn so với các loài động vật thuộc lớp Thú (2 điểm)

   - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú còn có các trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) 

Trang Huyen
6 tháng 4 2021 lúc 17:15

Những đặc điểm chứng tỏ hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú:

- Tỉ lệ khối lượng não/ khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với thú

- Vỏ não người có nhiều khe rãnh và khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron.

- Vỏ não người có lượng chất xám lớn hơn và nhờ đó mà khả năng phân tích, xử lý các kích thích nói riêng cũng như khả năng học tập nói chung của con người hơn hẳn so với thú

- Con người có các trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
10 tháng 9 2018 lúc 8:59

- Động vật bậc thấp có hệ thần kinh có cấu trúc đơn giản (dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch), số lượng các tế bào thần kinh ít nên khả năng học tập và rút kinh nghiệm rất thấp. Mặt khác, vòng đời của động vật bậc thấp diễn ra trong thời gian ngắn nên chúng không có nhiều thời gian cho việc học tập để hình thành các tập tính học được.

→ Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, các tập tính của chúng hầu hết là tập tính bẩm sinh.

- Ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì: hệ thần kinh của người và động vật phát triển với số lượng tế bào thần kinh lớn rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. Tập tính ngày càng hoàn thiện do việc học tập được bổ sung ngày càng nhiều và càng chiếm ưu thế so với các tập tính bẩm sinh. Mặt khác, động vật có hệ thần kinh phát triển thường có tuổi thọ cao do đó cho phép con người cũng như động vật thành lập nhiều phản xạ có điều kiện hoàn thiện cá tập tính học được phức tạp, giúp con người và động vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi.

Cindy Bunnie
Xem chi tiết

Sự tiến hóa của thần kinh Động vật có tổ chức thần kinh chỉ bắt đầu từ động vật đa bào, khi cơ thể đã có sự phân hoá về tổ chức cơ thể. Cùng với sự tiến hoá của thế giới động vật, tổ chức thần kinh cũng ngày càng phức tạp và hoàn chỉnh.
a) hệ thần kinh dạng lưới Động vật thuộc ngành Ruột khoang, đời sống hầu như cố định, xuất hiện hệ thần kinh dạng lưới bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau (như các mắt lưới của một chiếc rọ). Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ hoặc các tế bào gai. Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh truyền qua mạng lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai, làm cơ thể co lại để tránh kích thích hoặc phóng gai vào con mồi. Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa thật chính xác, vì khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân. Cũng vì vậy mà phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng.
b) hệ thần kinh dạng chuỗi hạch Động vật thuộc các ngành giun, cơ thể đã phân hoá thành đầu – đuôi, lưng - bụng, các tế bào thần kinh tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng (chuỗi hạch bậc thang) có não ở phía đầu, từ đó phát đia hai chuỗi hạch thần kinh bụng. Cơ thể đã có phản ứng định khu, song vẫn chưa hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động ở một vùng xác định của cơ thể nên tiết kiệm được năng lượng truyền xung thần kinh. Thân mềm và chân khớp là những động vật không xương sống, có hệ thần kinh tập trung hơn thành dạng thần kinh hạch gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng. Trong đó hạch não đặc biệt phát triển, liên hệ với sự phát triển và phân hoá của các giác quan. Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn. Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Càng lên cao trên thang tiến hoá, cấu tạo cơ thể sinh vật càng phân hoá, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện: từ không có tổ chức thời kì đến có tổ chức thần kinh, bắt đầu là thần kinh dạng lưới rồi hình thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng có hạch não tập trung ở phía đầu liên hệ với các giác quan. Tổ chức thần kinh càng tiến hoá thì phản ứng của cơ thể ngày càng chính xác, đảm bảo cho cơ thể thích nghi cao với những điều kiện của môi trường.
c) hệ thần kinh dạng ống Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. Liên hệ với não và tuỷ sống là các cơ quan thụ cảm (các giác quan và nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…) nhờ các dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ thuộc bộ phận thần kinh ngoại biên. Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng. - Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là những hoạt động có ý thức (theo ý muốn). - Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan (cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn. Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao cảm. Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhau, giúp điều hoà hoạt động của các nội quan, đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đồng thời giữ thăng bằng cho hoạt động của các cơ quan này. Ví dụ: khi huyết áp tăng cao sẽ kích thích trung khu điều hoà tim mạch trong hành tuỷ, xung thần kinh sẽ theo dây đối giao cảm đến làm tim đập chậm và yếu. Ngược lại, khi huyết áp hạ, hay khi nồng độ trong máu tăng ( tăng) xung thần kinh sẽ theo dây giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh để tăng huyết áp, thải nhanh ra khỏi cơ thể

Lê Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
6 tháng 4 2021 lúc 14:01

Bạn tham khảo nhé:

Những đặc điểm hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú thể hiện chủ yếu ở cấu trúc của não bộ mà trong đó, nổi bật nhất chính là đại não :

   - Tỉ lệ giữa khối lượng não/khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp Thú 

   - Vỏ não người có nhiều khe rãnh và khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron. Điều này chứng tỏ vỏ não người có lượng chất xám lớn hơn và nhờ đó mà khả năng phân tích, xử lý các kích thích nói riêng cũng như khả năng học tập nói chung của con người ưu việt hơn hẳn so với các loài động vật thuộc lớp Thú 

   - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú còn có các trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)

Trang Huyen
6 tháng 4 2021 lúc 17:15

Những đặc điểm chứng tỏ hệ thần kinh người tiến hóa hơn hệ thần kinh thú:

- Tỉ lệ khối lượng não/ khối lượng cơ thể ở người lớn hơn so với thú

- Vỏ não người có nhiều khe rãnh và khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron.

- Vỏ não người có lượng chất xám lớn hơn và nhờ đó mà khả năng phân tích, xử lý các kích thích nói riêng cũng như khả năng học tập nói chung của con người hơn hẳn so với thú

- Con người có các trung khu vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết)