Những câu hỏi liên quan
Hayate Kohina
Xem chi tiết
Rokusuke
26 tháng 7 2018 lúc 15:03

1 . Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”


Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

2.

Mở bài:

Để tao nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, công đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, Một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợi lẫn nhau.

Thân bài:

Đoàn kết là gì?

Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn

Tương trợ là gì?

Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tương trợ còn là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung

Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.

Tại sao sống phải có tinh thân đoàn kết và tương trợ lẫn nhau?

Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.

Rèn luyện tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau như thế nào?

Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình.

Rèn luyện lối sống thân ái, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Tương thân tương ai không chỉ là hành động mà còn là phẩm chất của con người. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống để tình cảm con người trở nên khăng khít, bền chặt và lâu dài.

Kiên quyết phê phán những hành động thiếu sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Kiên quyết phê phán những hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết tương trợ của tập thể và cộng đồng. Biết gắn kết tình cảm cộng đồng cùng làm việc và hướng đến những lượi ích chung nhất.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thàn đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Họ sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của tập thể. Có nhiều người còn âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng, dân tộc. Những người như thế thật đáng bị lên án chỉ trích.

Bài học:

Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguôn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lạp, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.

Kết bài:

“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

hok tốt~~

Hứa Minh Anh
Xem chi tiết
Kieu Diem
29 tháng 1 2021 lúc 16:42

Một hiện tượng đang lan rộng trong giới học sinh ngày nay và gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh là hiện tượng nói tục chửi thề.Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.Để có thể khắc phục được tình trạng này, bản thân mỗi người phải tự ý thức và kiểm điểm bản thân khi nói tục chửi thề.Nhà trường, gia đình, cộng đồng cần phải giáo dục và tuyên truyền mọi người không nói tục chửi thề.Để cuộc sống văn minh lịch sự, hãy loại bỏ hiện tượng nói tục, chửi bậy.

Minh Nhân
29 tháng 1 2021 lúc 16:45

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu vấn đề nói tục chửi thề. Nhận xét, ý kiến cá nhân về vấn đề này (thói xấu càng từ bỏ. ảnh hưởng đến xã hội,...).

II. THÂN BÀI

Giải thích khái niệm:

- Nói tục chửi thề là gì? Cách nói năng, giao tiếp sử dụng các từ ngữ kém văn hóa, mang ý nghĩa tiêu cực gây xúc phạm đến đối tượng giao tiếp.

Nêu thực trạng nói tục chửi thề của giới trẻ và học sinh hiện nay:

-Nói tục chửi thề đang trở thành một hiện tượng phổ biến ở nhiều tầng lớp trong xã hội đặc biệt là giới trẻ.

-Tốc độ lây lan và gia tăng của thói xấu này ngày càng nhanh chóng.

-Nói tục chửi thề có xu hướng trở thành thói quen của một bộ phận người trong xã hội.

-Việc ngăn chặn và kiểm soát vấn đề chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân của nói tục chửi thể:

-Ý thức cá nhân của giới trẻ con kém, chưa ý thức được tác hại và bản chất của việc nói tục chửi thề.

-Quan niệm chưa chín chắn về thói nói tục chửi thề ở giới trẻ (xem đây là cách hơn thua, thể hiện bản thân, chứng tỏ,...).

-Ảnh hưởng từ môi trường sống thiếu lành mạnh (bạn bè, người lớn nói tục chửi thề khiến trẻ học theo).

-Gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục và quan tâm thích đáng.

-Sự yếu kém trong kiểm soát các mạng xã hội, game online, phim ảnh,... có sử dụng yếu tố nói tục chửi thề.

Hậu quả của nói tục chửi bậy:

-Ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, phẩm chất con người.

-Đánh mất đi vẻ đẹp văn minh của xã hội.

-Làm giảm giá trị của một con người, khiến họ không nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người xung quanh.

-Làm tăng sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa người và người trong xã hội có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng như đánh nhau thậm chí tới tính mạng

Lời khuyên để tránh nói tục chửi thể

-Rèn luyện, nâng cao ý thức cá nhân.

-Học hỏi, chọn lọc và tiếp thu những lời hay, ý đẹp.

-Nhà trường và gia đình có sự quan tâm và điều chỉnh hợp lí trong cách giáo dục và chăm sóc trẻ.

-Các cơ quan nên có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các văn hóa phẩm trước khi phát hành.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại vấn đề (nhận định, suy nghĩ của em về nói tục chửi thề). Rút kinh nghiệm, đưa ra lời nhắn nhủ,...

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
29 tháng 1 2021 lúc 19:56

Đoạn văn tham khảo :

Hiện nay, chúng ta nghe nhiều về vấn đề nói tục chửi bậy và đặc biệt là nói tục, chửi bậy trong một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Ta hiểu hiện tượng này là việc sử dụng những từ ngữ không đúng đắn ,thể hiện thái độ không tốt trước một vấn đề hoặc hiện tượng nào đó. Những lời trái thuần phong mĩ tục nhiều khi trở thành câu cửa miệng trong các bạn trẻ và khiến nhiều người chỉ biết thở dài ngao ngán trước một thế hệ sai lệch về đạo đức, lối sống. Nguyên nhân khiến nói tục, chửi bậy không còn xa lạ trong nhiều bạn trẻ có lẽ là do sự xô bồ của đời sống xã hội. Con người hiện tại là con người với đủ thành phần hỗn tạp và hơn thế, rất nhiều người tưởng lầm chửi bậy, nói tục là khẳng định giá trị bản thân mình. Và rất nhiều những thông tin chưa tốt trên mạng khiến các bạn trẻ sinh ra lối học theo. Ở trong nhiều gia đình, cha mẹ cũng quá bận rộn và không đủ sự quan tâm đến con để điều chỉnh nhận thức của con về hướng đúng đắn. Chính vì những nguyên nhân chủ quan, khách quan đó đã tạo nên một thế hệ trẻ không có văn hóa đạo đức mà sống bằng những lời nói bậy ,chửi thề mà nghĩ đó là hay. Sự phát triển của con người có thể không hoàn toàn được đánh giá qua mấy câu nói bậy, nhưng về lâu về dài, đó chính là ngòi nổ của những thói hư, tật xấu gây tác động xấu đến thế hệ sau của chính chúng ta. Xã hội sẽ không thể phát triển khi ngoài những lời chửi bậy, văn hóa trong con người không là gì cả. Chúng ta đừng bao giờ bao biện hay nói rằng nói tục chửi bậy là do sống thật hay do sự biểu lộ bản thân chân thành. Nói tục, chửi bậy không phải là việc làm tốt và ai cũng cần bài trừ nó để cuộc sống này luôn văn minh. 

๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
Xem chi tiết
Đặng Yến Ngọc
2 tháng 1 2019 lúc 22:01

là hiện tượng ko tránh đc,bố mẹ chửi còn ác hơn chứ nói j học sinh

thoy, đó là tật rồi

dell hiểu sao lun ý

ღᏠᎮღĐiền❤RaiBo༻꧂
2 tháng 1 2019 lúc 22:02

Nói tục là không tốt nhưng nói tục cũng có 1 số mặt lợi như Bác Hồ có 1 câu nói:'' Là học sinh các cháu đéo được nói tục.''

Mahakali Mantra (Kali)
2 tháng 1 2019 lúc 22:02

em e rằng anh đã nói tục chửi bậy rùi nên ms ra câu hỏi thế

okie

Nguyễn Thủy Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 9 2016 lúc 19:56

Những hành vi đó đáng để lên án nhưng lên án ở mức độ nhẹ chưa phải đem ra pháp luật chỉ là đưa lên nhà trường kỉ luật nếu học sinh đó không thay đổi và nói năng hỗn láo xúc phạm đến người khác. Nặng có thể bị đuổi học.

Chúc bạn học tốt!

Trần Thiên Kim
16 tháng 9 2016 lúc 21:47

KNS là j 

Hoàng Thị Thảo Chi
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
14 tháng 4 2020 lúc 16:14

Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”



Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Khách vãng lai đã xóa
nghi huỳnh
Xem chi tiết
nghi huỳnh
29 tháng 9 2020 lúc 12:20

6-12 dòng nhé

Khách vãng lai đã xóa
Anh Đặng
29 tháng 9 2020 lúc 21:20

Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội đều không thể không đến thăm Hồ Gươm. Hồ Gươm như một lẵng hoa xinh đẹp nằm giữa lòng thành phố. Sự tích cái tên Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với gần ngàn năm lịch sử của đất Thăng Long.

Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.

Bố cục của truyện gồm hai phần: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc và sau khi đất nước sạch bóng quân thù, Long Vương đòi lại gươm.

Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha.

Bấy giờ, ở vùng Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa, nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa nhưng vì thế lực còn non yếu nên thua trận liên tiếp. Thấy vậy, Long Quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để giết giặc. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được tổ tiên, thần linh giúp đỡ và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.

Lê Lợi và Lê Thận nhận được gươm thần không phải từ một thế giới xa lạ nào mà ở ngay chính trên quê hương họ. Lê Thận đi kéo lưới ở bến sông, ba lần kéo lên đều chi được một thanh sắt. Lần thứ ba, ông nhìn kĩ thì là một lưỡi gươm. Con số 3 theo quan niệm dân gian tượng trưng cho số nhiều, có ý nghĩa khẳng định và ý nghĩa tạo tình huống, tăng sức hấp dẫn cho truyện. Lê Thận đem lưỡi gươm ấy về cất ở xó nhà rồi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và sau này trở thành người tâm phúc của Lê Lợi. Nhân một hôm đến nhà Lê Thận, chủ tướng Lê Lợi nhìn thấy lười gươm rực lên hai chữ Thuận Thiên (thuận theo ý trời) bèn cầm lên xem nhưng chưa biết đó là gươm thần.

Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in.

Không phải tình cờ người xưa để cho Lê Thận bắt được lưỡi gươm từ dưới đáy sông và Lê Lợi bắt được chuôi gươm từ trong rừng thẳm. Hai chi tiết đó có dụng ý nhấn mạnh gươm thiêng là do linh khí của sông núi hun đúc mà thành. Lưỡi gươm dưới nước tượng trưng cho hình ảnh miền xuôi, chuôi gươm trên rừng tượng trưng cho hình ảnh miền núi. Hai hình ảnh ấy kết hợp lại, ý nói ở khắp nơi trên đất Việt, các dân tộc đều có khả năng đánh giặc, cứu nước. Từ đồng bằng sông nước tới vùng núi non hiểm trở, mọi người đều một lòng yêu nước và sẵn sàng đứng lên cứu nước, giết giặc ngoại xâm.

Tuy lưỡi gươm ở nơi này, chuôi gươm ở nơi khác nhưng khi đem lắp vào nhau thì vừa như in. Điều đó thể hiện nghĩa quân trên dưới một lòng và các dân tộc đồng tâm nhất trí cao độ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm.

Gươm thiêng phải được trao vào tay người hiền tài, có lòng yêu nước nhiệt thành, có ý chí cứu nước. Cho nên mới có chi tiết thú vị: Ba lần Thận kéo lưới lên đều chi được một thanh sắt (lưỡi gươm); trong đám người chạy giặc vào rừng sâu, chỉ một mình Lê Lợi nhìn thấy ánh sáng lạ phát ra từ ngọn cây cao, nơi có treo chuôi gươm báu. Và một hôm, khi chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Ánh sáng của thanh gươm và hai chữ Thuận Thiên khắc trên gươm như một lời khuyến khích, động viên của thần linh, của tổ tiên đối với Lê Lợi. Thuận Thiên là hợp ý trời. Hãy hành động cứu nước vì hành động đó hợp với lẽ trời. Mà đã hợp lẽ trời thì tất yếu sẽ hợp với lòng người và tin chắc sẽ thành công.

Đằng sau hình ảnh có vẻ hoang đường ấy chính là ý chí của muôn dân. Ý dân là ý trời. Trời trao mệnh lớn cho Lê Lợi cũng có nghĩa là nhân dân tin tưởng, trao ngọn cờ khởi nghĩa vào tay người anh hùng áo vải đất Lam Sơn. Gươm chọn người và người đã nhận thanh gươm, tức là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc. Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho Lê Lợi đã phản ánh rất rỗ điều đó. Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để bảo đền tổ quốc.

Như vậy là gươm báu đã trao đúng vào tay người hiền tài, cho nên đã phát huy hết sức mạnh lợi hại của nó. Từ khi có gươm thiêng, nhuệ khi của nghĩa quân Lam Sơn ngày một tăng , đánh đâu thắng đấy, bao phen làm cho quân giặc bạt vía kinh hồn. Sức mạnh đoàn kết của con người kết hợp với sức mạnh của vũ khí thần kì đã làm nên chiến thắng vẻ vang.

Chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Lúc ở nhà Lê Thận, lưỡi gươm tỏa sáng trong gốc nhà tối giống như cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã được nhen nhóm từ trong nhân dân. Ánh sáng thanh gươm thúc giục mọi người lên đường. Ánh sáng phát ra lấp lánh từ gươm thiêng phải chăng là ánh sáng của chính nghĩa, của khát vọng tự do, độc lập muôn đời.

Thanh gươm tỏa sáng có sức tập hợp mọi người. Gươm thần tung hoành ngang dọc, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng dáng một tên giặc Minh nào trên đất nước ta.

Đánh tan quân xâm lược, non sông trở lại thanh bình. Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Thăng Long. Một ngày nọ, vua Lê cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp này, Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại.

Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.

Hình ảnh Lê Lợi trả gươm đã nói lên khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam yêu hòa bình, không thích chiến tranh nhưng kẻ nào xâm phạm đến chủ quyền độc lập, tự do của đất nước này đều sẽ được một bài học nhớ đời. Việc cho mượn gươm và đòi lại gươm của Long Quân như một lời răn dạy chí tình của ông cha ta đối với vị vua mới Lê Lợi: trừng trị kẻ thù thì phải dùng bạo lực, còn cai trị nhân dân thì nên dùng ân đức.

Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long, Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hốt được tư tưởng yêu hòa bình và tỉnh thần cảnh giác của toàn dân tộc.

Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.

Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu hước.

Bài tham khảo 2

Hướng dẫn làm bài

– Những chi tiết lạ.

Lưỡi gươm bị vứt xuống sông nhưng cả ba lần kéo lưới Lê Thận đều vớt thấy nó.Lưỡi gươm tự dung sáng rực trong góc tối để cho Lê Lợi chú ý.Trên gươm có hai chữ "Thuận thiên" nghĩa là thuận theo lẽ trời thì sự nghiệp sẽ thành công.Chuôi gươm sáng gây sự chú ý ở trên cây đa.

Kể từ khi có thanh gươm thì quân ta không còn thất bại nữa mà chiến thắng oanh liệt và cuối cùng đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

– Những chi tiết trên có ý nghĩa:

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân khắp nơi (đồng bằng, rừng núi...)Nhân dân luôn kiên trì, động viên khuyến khích những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa tiến hành kháng chiến thắng lợi (ba lần Lê Thận với gươm, gươm tự tỏa sáng, ngay cả khi bị đánh, phải chạy tháo thân thì "chuôi gươm" vẫn phát sáng để trấn an, để gieo niềm hi vọng cho Lê Lợi).Cuộc kháng chiến chống quân Minh "Thuận thiên" cho nên nó rất chính nghĩa. Trong quan niệm người xưa khi hợp ý trời tức là hợp lòng người và chiến thắng là tất yếu. ("Trời thử lòng trao cho ta mệnh lớn, ta gắng chí khắc phục gian nan) (Nguyễn Trãi)

Thanh gươm và ánh sáng:

- Gươm tỏa sáng những lúc:

Khi chủ tướng Lê Lợi vào túc lều tối của Lê Thận.Chuôi gươm phát sáng trên ngọn đa, khi Lê Lợi chạy giặc.Gươm sáng le lói dưới mặt hồ xanh.

- Hình ảnh này gây cho ta cảm giác:

Đây là báu vật quý (như viên ngọc ước, chiếc đèn thần...)Báu vật ấy chứa đựng "linh hồn" của thần thánh. Mỗi lúc gặp Lê Lợi thì nói mới báo ứng.Nó gây niềm tin cho người chủ tướng với chúng ta về tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Nó ngầm giải thích sức mạnh bình Ngô là sức mạnh của đại nghĩa thắng hung tàn. Ngoài sức mạnh cụ thể chúng ta còn có sự ủng hộ của thần linh, trời đất...

– Ý nghĩa của việc trao nhận gươm:

+ Rùa Vàng đòi lại thanh gươm bởi sứ mạng đánh giặc của vua đã hoàn thành. Đất nước đã thái bình, sự hiện diện của Rùa Vàng muốn nhắc Lê Lợi rằng bất cứ lúc nào thần linh cũng ủng hộ nhà vua thực hiện sự nghiệp đại nghĩa của mình. Lấy lại thanh gươm thực ra thần linh đã cho Lê Lợi nhận thức ra trách nhiệm mới của mình: Phải xây dựng nên thái bình muôn thuở, phải lấy Đức Tài mà lo cho dân cho nước chứ không thể lấy thanh gươm tắm máu giặc để đàn áp trị vì dân lành.

+ Lê Lợi nhận thanh gươm là trách nhiệm giải phóng đất nước, đem lại thái bình cho dân.

+ Việc trả lại thanh gươm là hành động yêu chuộng hòa bình muốn dùng năng lực của mình để đưa đất nước phồn vinh khi chiến tranh đã kết thúc.

Bài tham khảo 3

Có những tác phẩm nói về lịch sử khiến chúng ta yêu mến và hững thú nhưng góp phần để tạo ra những hứng thú ấy phải kể đến những sự tích, huyền thoại trong tác phẩm ấy. Có thể nói nó rất quan trọng và mang lại sự hấp dẫn cho những tác phẩm văn học mà nói về lịch sử của nhan dan ta thời bấy giờ.

Sự tích Hồ Gươm là một thiên truyện vô cùng đẹp đẽ trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Trong việc được gươm và trả gươm của Lê Lợi, yếu tố hiện thực và kì ảo hòa quyện với nhau tạo nên sức hấp dẫn kì lạ. Bằng những hình tượng cực kì đẹp đẽ như Rùa Vàng, gươm thần, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống giặc Minh xâm lược. Truyện cũng nhằm giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ và ca ngợi truyền thống đánh giặc giữ nước oai hùng, bất khuất của dân tộc ta.

Bài này được chia bố cục thành hai phần đó là phần long vương cho Lê Lợi mượn gươm thần và đoạn hai là sau khi đất nước sạch bóng quân thù thì long vương đòi lại gươm thần ấy.

Thứ nhất là khi long vương cho mượn gươm thần. Bối cảnh của truyện là thế kỉ XV, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Tội ác của chúng quả là trời không dung, đất không tha. Chính vì thế mà nhân dân ta căm phẫn lòng chúng ta giận không nguôi nhưng thế lực chúng ta còn yếu. Thấy được điều đó long vương đã cho vua Lê Lợi mượn chiếc gươm thần để đánh bay kẻ thù. Đó là ba lần thả lưới mới thấy được thanh gươm ấy. Có thể nói rằng cách cho mượn của long vương thật khéo, không đưa trực tiếp mà diễn ra dưới tình huống kéo lưới. Trên thanh gươm có khắc hai chữ thuận thiện là ý trời. Một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi cùng một số tướng sĩ phải chạy vào rừng. Bất ngờ, ông nhìn thấy trên ngọn cây có ánh sáng khác lạ. Ông trèo lên xem thử, nhận ra đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi gỡ lấy chuôi gươm mang về. Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng thì vừa như in. Hai hình ảnh đó một ở nước một ở rừng cho thấy linh khí của sông núi hun đúc thành. Thế rồi nhờ thanh gươm ấy mà vua Lê Lợi đã chiến thắng quét sạch những tên xâm lược khốn nạn.

Đến khi quét sạch bóng quân thù trong một lần đi tản mạn trên dòng sông ấy, đến giữa dòng thì thấy một con rùa vàng nổi lên nói là đòi lại thanh kiếm báu. Đó chính là thần kim quy ngày nay mà chúng ta vẫn hay gọi. Lê Lợi hoàn lại thanh kiếm và từ đó nơi đây có tên gọi là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.

Như vậy ta thấy chuyện Long Quân cho mượn gươm được tác giả dân gian miêu tả rất khéo. Nếu để Lê Lợi trực tiếp nhận chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.

Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.

THAM KHẢO THÔI ĐỪNG CHÉP NHA BẠN!

Khách vãng lai đã xóa
Bùi Hữu Thanh Trà
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
18 tháng 8 2016 lúc 19:06

sgk à

Isolde Moria
18 tháng 8 2016 lúc 19:27

0 dc đăng đề dạng ảnh

nhoc quay pha
18 tháng 8 2016 lúc 20:08

bạn chép lại đề rõ hơn đc ko

Trong Em
Xem chi tiết
Ka
26 tháng 3 2017 lúc 17:11

Gợi ý:

-Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi bậy” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe. Biểu hiện của hiện tượng này là khi giao tiếp với nhau, nhất là những bạn nam thanh niên, mức độ nói tục, chửi bậy rất nhiều. Các bạn có thể nói ở mọi lúc, mọi nơi, chửi ở bất cứ lúc nào có thể, và họ coi đó là những từ ngữ giao tiếp quá bình thường để thể hiện cái ‘tôi’ cá nhân. Không chỉ giới hạn ở nam thanh niên mà ở nữ giới cũng diễn ra rất nhiều. Bạn bè tụ tập nhau, trong buổi nói chuyện chỉ toàn chửi thề, văng tục, chửi bậy làm mất cảnh quan và gây ảnh hưởng đến mọi người.

-Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu

-

Để là một người trưởng thành thì lời ăn tiếng nói vô cùng quan trọng. Người ngoài sẽ đánh giá phẩm chất của bạn qua cách ứng xử, qua lời ăn tiếng nói hằng ngày. Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

Thảo Phương
26 tháng 3 2017 lúc 17:30

Gợi ý:

-Nói tục chửi bậy có nhiều ảnh hưởng xấu tới học sinh. Thứ nhất, việc nói tục chửi bậy làm ảnh hưởng tới đạo đức của học sinh, làm các em trở thành người bị coi là vô văn hóa, thiếu giáo dục. Người nghe, người giao tiếp cùng nhiều lúc cảm giác khó chịu và dần xa lánh. Họ cho rằng đó là biểu hiện của việc thiếu lịch sự. Thứ hai, việc nói tục chửi bậy với mục đích lăng mạ người khác, nhiều khi gây ra những cuộc ẩu đả không đáng có. Hơn thế nữa, khi nói tục chửi bậy trở thành thói quen của một người, nó có thể là thói quen của nhiều người khác. Lúc đó, ta không chỉ có một học sinh, mà là một nhóm, một lớp … nói tục chửi bậy, tạo một nếp văn hóa rất xấu trong nhà trường.

-Nguyên nhân hình thành những câu nói tục chửi bậy nhiều khi do chính gia đình, đặc biệt là bố mẹ các em. Lời nói, khẩu ngữ của bố mẹ tác động trực tiếp và liên tục đến các em, ảnh hưởng lớn đến tư duy ngôn ngữ của con trẻ. Hoặc cũng có thể, thông qua các bộ phim truyền hình, các chương trình trên ti vi hay chính những người các em giao tiếp thường ngày như bạn bè, hàng xóm , … cũng tác động đến lời ăn tiếng nói của các em.

-Để bài trừ thói hư này, mỗi học sinh, gia đình và nhà trường cần có những hành động tích cực. Trường học cần xây dựng những nội quy về chuẩn mực, phép tắc trong giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Về phía gia đình, các bậc cha mẹ cần có ý thức trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.Và bản thân mỗi một học sinh phải luôn có ý thức tự giác tránh xa những thói hư tật xấu trên.

-Xã hội đang ngày một văn minh, con người cần đẩy lui những hiện tượng xấu ra khỏi môi trường sống của bản thân. Không nói tục chửi bậy không chỉ tạo nên một nét đẹp văn hóa, mà còn giúp cho cuộc sống thêm tươi đẹp, lành mạnh.

Mai Thế Quân
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
17 tháng 2 2021 lúc 20:38

Qua tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" bản thân em cũng như các bạn đọc có rất nhiều suy nghĩ về nhật vật Dế Mèn. Có thể thấy rằng, Dế Mèn đều có điểm tốt và điểm xấu. Trước hết là về điểm tốt, thì Dế Mèn là một chú dế vô cùng tự tin, bản lĩnh, không sợ bất kì ai cũng như thứ gì ở trên đời. Trong cuộc sống, chúng ta cũng cần phải có sự tự tin, thậm chí phải rèn luyện cho mình sự tự tin bởi lẽ nếu không có nó, bạn sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì. Hoặc có làm thì cũng run bần bật, mặt tái xanh. Tuy nhiên, Dế Mèn cũng có rất nhiều điểm xấu. Và điểm xấu này cũng bắt nguồn từ chính sự tự cao, tự đại của chú. Chính nó là nguyên nhân làm cho Dế Choắt mất đi sự sống. Chính nó là bài học quý giá nhất và là bài học đầu tiên của Dế Mèn. Thật vậy, tự tin - rất quan trọng nhưng phải kiềm chế sự tự tin đó. Không thể tự tin quá mức, tự tin một cách thái quá. Không coi ai ra gì, cho mình là giỏi nhất, không ai có thể vượt qua mình. Trong cuộc sống cũng vậy. Đôi lúc bạn phải biết cúi đầu, biết khiêm nhường để làm được nhiều điều, nhiều việc hơn. Để người khác không đánh giá mình là "tinh tướng", "chả làm được gì những lúc nào cũng kiêu căng". Thật vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm xấu của bản thân, và đặc biệt đừng tự tin quá mức để rồi rước họa vào thân nhé!

Ngô Anh Hiếu
17 tháng 2 2021 lúc 20:42

Dế Mèn phiẽu lưu kí là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Ngay từ khi mới ra đời, truyện đã thu hút sự chú ý của độc giả và được trẻ thơ Việt Nam rất mến mộ. Trong đó, chương I: Tôi sống độc lập từ thuở bé - Một sự ngộ nghĩnh đáng ân hận suốt đời (Bài học đường đời đầu tiên) là được yêu thích nhất bởi lối kể “tự truyện” và một ngôn ngữ kể phù hợp với ngôn ngữ trẻ thơ. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, sống bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn.Sau khi sinh ra được ba ngày, tối hôm đó Dế Mèn rời xa mẹ. Chú không sợ cũng không buồn, chú thầm cảm ơn mẹ đã tạo điều kiện cho chú được sống độc lập. Chú khoan khoái vì được sống tự do, tha hồ thoả mãn tính hiếu động của mình. Mới đến hang, chú ta đã sục sạo khắp nơi, xem xét cẩn thận chỗ ở, nhìn ngắm trời đất. Thích thú, chú cao hứng gáy lên mấy tiếng rõ to như để tuyên bố cuộc sống độc lập của mình bắt đầu và gửi lời chào đến tất cả cư dân vùng đầm nước ấy. Quả là một chú dế rất đáng yêu.Dế Mèn rất ham làm việc và có ý thức làm việc để chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống độc lập của mình. Chú làm việc suốt ngày đến tận chập tối mới ngơi tay. Mèn hay lam hay làm, cần cù như một người lao động thực thụ, với cả bản tính lo xa như các cụ già trong họ. Thật đáng khâm phục. Tuy còn nhỏ, nhưng Dê Mèn đã tỏ ra là một chàng dế có bản lĩnh. Mèn không ngừng luyện tập và trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng, dáng vẻ oai vệ. Đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chĩ của Dế Mèn thật sinh động, cụ thể, phù hợp với cách nhìn của trẻ em về thế giới loài vật