Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Châu
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 9 2016 lúc 8:32

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bảnKhi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:a) Định hướng tạo lập văn bản;Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.d) Kiểm tra lại văn bản.Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?Gợi ý:- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
Bình luận (0)
Thái Sơn Long
Xem chi tiết
qwerty
25 tháng 9 2016 lúc 14:58

1. Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Hiện nay còn phân biệt ca dao và dân ca: Dân ca là những sáng tác kết hợp giữa lời và nhạc, ca dao là lời thơ của dân ca, ngoài ra còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.

2. Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

3. Bên cạnh những đặc điểm chung với thơ trữ tình (có vần, nhịp, sử dụng nhiều biện pháp tu từ,...), ca dao, dân ca có những đặc thù riêng:

+ Ca dao, dân ca thường rất ngắn, đa số là những bài gồm hai hoặc bốn dòng thơ.

+ Sử dụng thủ pháp lặp (lặp kết cấu, lặp dòng thơ mở đầu, lặp hình ảnh, lặp ngôn ngữ,...) như là một thủ pháp chủ yếu để tổ chức hình tượng.

4. Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn nhiên, cô đúc, về sức gợi cảm và khả năng lưu truyền. Ngôn ngữ ca dao, dân ca là ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương rất rõ.

Bình luận (4)
qwerty
25 tháng 9 2016 lúc 15:20

Cho bạn thêm phần bài tập nè:

1. Người xưa hay mượn con cò để nói về cuộc đời và thân phận của mình vì con cò là con vật hiền lành, nhỏ bé, chịu khó lặn lội kiếm ăn. Những phẩm chất đó gần gũi với phẩm chất và thân phận của người nông dân. Ví dụ: 

Con cò mà đi ăn đêm.

   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao...  

2. Trong bài 1, cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, hình ảnh lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. Bản thân cò thì lận đận, gầy mòn. Việc vất vả đó kéo dài: bấy nay chứ không phải ngày một ngày hai. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lận đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng. Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công. Xã hội đó đã làm nên chuyện bể đầy, ao cạn làm cho thân cò thêm lận đận, thêm gầy mòn. Câu hỏi tu từ đã gián tiếp tố cáo xã hội phong kiến bất công đó.

3. Cụm từ thương thay là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót. Trong bài này, thương thay được lặp lại 4 lần. ý nghĩa của sự lặp lại là: Mỗi lần là một lần thương một con vật, một cảnh ngộ. Bốn lần thương thay, bốn con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau, nhưng lại cùng chung với thân phận người lao động; Tô đậm nỗi thương cảm, xót xa cho cuộc sống khổ sở nhiều bề của người lao động; Kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển.

4. Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.

Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.

5. Sưu tầm thêm một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”, rồi giải thích những bài ca dao ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?

- Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

- Thân em như hạt mưa rào

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

- Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

- Thân em như miếng cau khô

Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàn rửa chân.

- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.

- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).

6. Đọc câu ca, có thể thấy hình ảnh so sánh có những nét đặc biệt:

- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.

- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.

Bình luận (0)
Thúy Nga
25 tháng 9 2016 lúc 15:49

“Cái cò đi đón cơn mưa Tối tăm mù mịt ai đưa cò về Cò về thăm quán cùng quê Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”. “Cái cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” “Trời mưa Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn”

lí giải - Đây là loài chim thường xuất hiện ở đồng ruộng gắn bó gần gũi với người nông dân và làng quê Việt Nam: “Cò có trên ruộng phân vân”, “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồng”. - Cò là loài chim nhỏ bé, bình thường, nó gợi lên được thân phận nhỏ bé, lam lũ, lận đận, vất vả, đáng thương của người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ. - Giữa người nông dân và con cò có những đặc điểm và phẩm chất tương đồng như: cần cù, chịu khó lặn lội để kiếm sống suốt cả cuộc đời.

 

Bình luận (0)
Thái Sơn Long
Xem chi tiết
Đỗ Hà Thương
4 tháng 10 2016 lúc 20:37

Có phải trang 45 bài sông nước núi Nam ko bạn nhỉ? Bạn có thể ghi rõ đc ko

 

Bình luận (0)
Đỗ Hà Thương
4 tháng 10 2016 lúc 20:46

3a) Nam: phương Nam

       Quốc: nước

        Sơn: núi

         Hà: sông

         Nam: phương Nam

         Đế:vua

        Cư: ở

b) Nam quốc, Sơn Hà, Nam đế

c) thiên(1):trời, thiên(2): nghìn, thiên(3): nghiêng về

Zd)

Bình luận (0)
Thái Sơn Long
Xem chi tiết
Hạnh Nguyễn
11 tháng 12 2018 lúc 19:13

Thái Sơn Long:

Sinh học 7

Sinh học 7

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Lê Thảo Vi
Xem chi tiết
Minh Thu
1 tháng 10 2016 lúc 6:34

1. Nhu cầu biểu cảm của con người. Câu 1. - Cảm xúc ở hai bài ca dao: + Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. + Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình. - Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ. - Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm. - Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm. 2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm Câu 2. - Nội dung của hai đoạn văn. + Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ. + Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya. - So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết. - Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng. II. Luyện tập Câu 1.  - Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tra hoa hải đường dưới góc độ sinh học. - Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì: + Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”. + Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức… miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”… “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm” “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”. + Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp và sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả). + Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm. Câu 2. Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau: - Ở bài “Nam quốc sơn hà”: + Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. + Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. - Ở bài “Phò giá về kinh”: + Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc. + Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước. Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết. - Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình hoặc trong chương trình. - Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người… Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một đoạn văn xuôi biểu cảm. Lòng yêu nước – Ê-ren-bua “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sôn, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”… “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn … “Đối với đồng bào tôi, mỗi tất đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mong trong đó kí ức của người da đỏ”.

 

Bình luận (1)
Phong Tử Hy
26 tháng 9 2016 lúc 21:33

xem hướng dẫn ở học 24 đó! 

 

Bình luận (1)
Trần Mai Thanh Ngọc
Xem chi tiết
Yoona Nguyễn
6 tháng 5 2016 lúc 16:06

 mik k học vnen bạn ạ. cần nữa k gửi câu hỏi lên đây mik trả lời cho

 

Bình luận (0)
Trần Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 14:05
1. Đại từ là gì?Đọc những câu dưới đây, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.(1) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.(Khánh Hoài)(2) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng  dõng dạc nhất xóm.(Võ Quảng)(3) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.(Khánh Hoài)(d)                                                Nước non lận đận một mình,  Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.Ai làm cho bể kia đầy,Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?(Ca dao)1. Từ  ở trong đoạn văn đầu trỏ ai? Từ nó trong đoạn văn thứ hai trỏ con vật gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của hai từ  trong hai đoạn văn ấy?Gợi ý trong đoạn văn (1) trỏ em tôi còn  trong đoạn văn (2) trỏ con gà của anh Bốn Linh. Để biết được nghĩa của các từ  này, người ta phải căn cứ vào ngữ cảnh nói, căn cứ vào các câu đứng trước hoặc sau câu có chứa từ này. 2. Từ thế trong đoạn văn sau đây trỏ sự việc gì? Nhờ đâu mà em hiểu được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này.Gợi ý: Từ thế ở đây trỏ cái gì? Muốn biết điều này, hãy xác định "Vừa nghe thấy thế" là vừa nghe thấy gì?3. Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì?Gợi ý: Muốn xác định được ai trong bài ca dao trên được dùng để làm gì, trước hết phải xác định câu "Ai làm cho bể kia đầy, Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?" có mục đích gì, để kể, để tả hay để hỏi? Câu ca dao này dùng với mục đích hỏi, từ ai trong trường hợp này được dùng để hỏi.4. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?Gợi ý: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu có đại từ. Nếu đại từ không làm chủ ngữ hay vị ngữ thì xác định xem nó làm phụ ngữ cho từ nào, nằm trong cụm từ nào?Từ  trong đoạn văn (1), ai trong bài ca dao làm chủ ngữ;  trong đoạn văn (2) làm phụ ngữ cho danh từ, thế làm phụ ngữ cho động từ.2. Phân loại đại từa) Đại từ để trỏTrong các nhóm đại từ sau đây, nhóm nào dùng để trỏ người, sự vật; nhóm nào trỏ số lượng; nhóm nào chỉ hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ, ...(2) - bấy, bấy nhiêu(3) - vậy, thếGợi ý: Nhóm thứ nhất trỏ người, vật; nhóm thứ hai trỏ số lượng; nhòm thứ ba trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. Đây cũng là ba loại đại từ để trỏ.b) Đại từ để hỏiTrong các nhóm đại từ để hỏi sau đây, nhóm nào hỏi về người, vật; nhóm nào hỏi về số lượng; nhóm nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc?(1) - ai, gì, ...(2) - bao nhiêu, mấy(3) - sao, thế nàoGợi ý: Tương ứng với ba nhóm đại từ để trỏ, đại từ để hỏi cũng được chia thành ba loại: đại từ để hỏi về người, vật; đại từ để hỏi về số lượng; đại từ để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. 
Bình luận (0)
Cao Thị Khánh Linh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết