Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Yến Vy Trần
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
19 tháng 2 2019 lúc 13:53

a. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương theo Hoài Thanh là xuất phát từ tình yêu thương con người, sau đó mở rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài. Việc đưa câu chuyện về một thi sĩ ấn độ thể hiện dụng ý của tác giả đó là khẳng định mối quan hệ giữa văn chương, nghệ thuật và đời sống. Văn chương được khơi gợi từ đời sống và vẻ đẹp chân thực giản dị của cuộc sống là nguồn cảm hứng lớn đối với thi nhân.

b. Tác giả còn đề cập tới công dụng của văn chương đó là: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, gợi cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương vừa có tác dụng khơi gợi, vừa có tác dụng cảm hóa, làm thay đổi con người, khiến con người sống nhân văn, nhân ái, chan hòa hơn.

c. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau đó đưa ra kết luận về nguồn gốc, công dụng của văn chương. Cách lập luận ấy vừa chặt chẽ, vừa thuyết phục người đọc. Khiến văn bản hấp dẫn và gây ấn tượng được với độc giả.

Trần Hữu Tuấn Minh
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
6 tháng 4 2022 lúc 22:14

BẠN THAM KHẢO LINK NÀY NHA:https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/neu-noi-dung-nghe-thuat-va-y-nghia-cua-van-ban-y-nghia-van-chuong-faq444602.html

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
6 tháng 4 2022 lúc 22:14

Tham khảo:
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/neu-noi-dung-nghe-thuat-va-y-nghia-cua-van-ban-y-nghia-van-chuong-faq444602.html

Trần Hữu Tuấn Minh
Xem chi tiết
Trần Hữu Tuấn Minh
6 tháng 4 2022 lúc 22:05

help 

 

Huy Nguyễn Minh Gia
Xem chi tiết

tham khỏa

https://l2r.vn/khai-quat-dac-sac-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-bai-nhan/

Vũ Quang Huy
4 tháng 3 2022 lúc 17:14

tham khảo

Thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi, chuyển đổi tinh tế, khi thì trong sáng, tươi vui, khi thì dằn vặt, u uất.

- Giọng điệu thơ tự nhiên, dạt dào cảm xúc.

- Chi tiết nghệ thuật “tiếng chim tu hú” là một sáng tạo độc đáo, giàu ý nghĩa và sức gợi, tạo điểm nhấn cho bài thơ.

Dung Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 12:28

. Chuyện Thánh Gióng kể về

. - Cậu bé làng Gióng.

- Thời Hùng Vương thứ sáu.

- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.

- Diễn biến sự việc :

+ Ra đời kì lạ.

+ Lớn bổng phi thường.

+ Đánh giặc.

+ Về trời.

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời

. - Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh

. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.

- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.

+ Ra đời kì lạ.

+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.

+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.

+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.

+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.

+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời

. - Đặc điểm của phương thức tự sự :

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa

. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :

++Giải thích sự việc.

++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.

 

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
24 tháng 8 2017 lúc 22:14

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
2 tháng 5 2017 lúc 22:07

1. Giá trị nội dung: Bình Ngô đại cáo nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, lòng yêu nước và ý thức tự tôn dân tộc. Đó là những yếu tố quyết định thắng lợi vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

2. Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo lối kết cấu chung của thể cáo, lấy tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc làm cơ sở chân lí để triển khai lập luận. Mọi lí lẽ luôn gắn liền với thực tiễn bằng những dẫn chứng xác đáng. Tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật tạo nên một áng văn bất hủ. Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một "áng thiên cổ hùng văn", một bản tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn vừa có giá trị văn chương đặc sắc mà ở đó tác giả đã kết hợp một cách tài tình sức mạnh của lí lẽ và giá trị biểu cảm của hình tượng nghệ thuật.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:32

- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.

- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.

- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác

=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.

- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.

- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.

fghrf
30 tháng 1 lúc 20:15

dfsfaf

Phạm Như
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
Xem chi tiết
Cô Pé Xinh Đẹp
21 tháng 10 2016 lúc 18:17

Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự

OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
25 tháng 8 2017 lúc 9:11

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt