Những câu hỏi liên quan
lê đình đạt
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Huyền
8 tháng 4 2016 lúc 19:48

A)Mở bài:Giới thiệu câu tục ngữ"Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng"

B)Thân bài:

- Giải thích ngắn gọn câu tục ngữ(nghĩa đen,nghĩa bóng)

-Tại sao "Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng"

-Nêu biểu hiện

-Măt khác có nhiều người gần mực mà chẳng đen gần đèn mà cũng chẳng sáng

C)Kết bài 

-Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ

-Rút ra bài học

Bình luận (0)
Hoài An
Xem chi tiết
Hoài An
8 tháng 4 2017 lúc 7:42

K chép trên mạng nha, càng dài càng chi tiết càng tốt. Mơn mấy bn nhìu

Bình luận (0)
Madoka Kaname
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
21 tháng 1 2018 lúc 22:17

VD:Mẹ Mạnh Tử đã phải chuyển nhà đến 5 lần để tạo môi trường tốt cho con.

Bình luận (0)
Hoàng Mạnh Thông
22 tháng 1 2018 lúc 18:32

Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”.Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh.

Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết,thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh,tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.Có lúc,có nơi,cái chưa lành mạnh,cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp,cái lành mạnh.Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách.Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.

Ngày nay,trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp.Do đó,bất cứ lúc nào,vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫn tối tăm.
Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh,những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
22 tháng 2 2017 lúc 19:58

Tục ngữ là kho tàng trí tuệ và vốn sống của cha ông ta. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã nhận thức được tầm quan trọng của sự tác động, ảnh hưởng từ môi trường sống tới việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Không những thế, kinh nghiệm quý báu đó còn được đúc kết bằng hình ảnh vô cùng gần gũi thân thiết trong đời sống: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Ca dao, tục ngữ vốn thường dùng những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng để thể hiện tình cảm, hay răn dạy con người. Trong câu tục ngữ này mực và đèn – vật dụng quen thuộc là thứ được ông cha ta nhắc tới. Mực có màu đen, thường gắn cho những thứ xấu xa tội lỗi. Một cậu học trò dù có cẩn thận tới đâu hẳn vẫn có lúc bị vẩy mực vào tay chân, quần áo, thậm chí lem nhem cả mặt mũi. Đèn thì khác. Nó là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh thường mang ý nghĩa tốt đẹp, trong sáng. Càng gần ngọn đèn bao nhiêu, ánh sáng càng mạnh bấy nhiêu và ngược lại, càng xa đèn, ánh sáng càng yếu và tối dần. Mượn hai hình ảnh tương phản ấy, ông cha ta gián tiếp liên hệ tới con người. Đúc kết trong câu tục ngữ ngắn gọn là cả một vốn sống, kinh nghiệm tích lũy lâu dài. Con người nếu ở gần người xấu, ở trong môi trường không lành mạnh thì cũng sẽ bị những thói hư tật xấu tiêm nhiễm vào người. Ngược lại, nếu được ở gần người tốt, ở trong môi trường tốt đẹp, chắc chắn chúng ta sẽ học tập được điều hay lẽ phải, ngày càng hoàn thiện bản thân.

Thật vậy, thực tế cho thấy, môi trường có tác động rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhất là lứa tuổi thiếu niên. Đó là lứa tuổi dễ dao động, thích bắt chước theo người khác trong khi vốn sống còn hạn hẹp, bản lĩnh và nghị lực chưa đủ để có thể phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, để tránh xa cái xấu. Mà mực thì rất dễ dây bẩn, lại khó gột sạch. Vì vậy, thói hư tật xấu là thứ dễ tác động tới các em hơn cả. Một học sinh học tập và rèn luyện trong một tập thể lớp không có chí tiến thủ, chí phấn đấu, chỉ biết đua đòi ăn chơi, bỏ học trốn tiết thì dù có quyết tâm đến đâu cũng khó phấn đấu lên được. Sống trong gia đình cha thì cờ bạc nghiện hút, mẹ thì buôn gian bán lận, chửi chồng, đánh con… thì đứa trẻ đó lớn lên chẳng thể thành người có ích cho xã hội. Dù ta có là con ngoan trò giỏi mà kết giao với người bạn ham chơi lười học, sớm muộn cũng lơ là bút sách.

Người ta ví tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, dễ vẩy mực nhưng cũng có thể vẽ vào đó tương lai tươi sáng. Chẳng phải chỉ điều đó mới tác động tới các em mà điều hay cũng được đón nhận. Cũng giống việc khi ta đứng gần đèn nhất định phải được hưởng ánh sáng. Nếu ngay từ nhỏ được sống trong gia đình gia giáo nền nếp, học tập trong môi trường tiến bộ và kỉ luật thì con người ấy sẽ trở thành trụ cột vững chắc của gia đình, công dân hữu ích cho xã hội sau này. Được vào học ở một tập thể lớp đoàn kết yêu thương nhau, biết giúp nhau vượt qua khó khăn cùng tiến bộ thì một học sinh hư cũng sẽ phấn đấu để bằng bạn bè. Ranh giới giữa người tốt – kẻ xấu thật mong manh và chẳng cách xa nhau bao xa.

Đúng là môi trường sống ảnh hưởng lớn tới chúng ta; chẳng thế mà xưa kia, mẹ Mạnh Tử đã phải dời nhà ba lần vì muốn con nên người. Thế nhưng, cha ông ta lại cũng có câu ca dao:

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Lẽ thường, môi trường xung quanh là nhân tố tác động tới nhân cách con người. Song không phải lúc nào con người cũng có thể dễ dàng chịu sự tác động và điều khiển của môi trường. Chẳng những thế, sức mạnh của con người còn ở chỗ con người có thể tác động làm biến đổi hoàn cảnh, cải tạo hoàn cảnh, làm cho nó trở nên tốt đẹp hơn. Có biết bao tấm gương nghèo vượt khó lên số phận, hoàn cảnh để vững bước trên con đường học vấn là đường đời. Còn cả những con người tránh được mọi cám dỗ vật chất tầm thường để giữ vững danh dự, phẩm chất trong sạch của mình. Vấn để là ở chỗ, chúng ta phải không ngừng rèn luyện bản thân để có đủ sự hiểu biết phân biệt cái đúng cái sai, đủ bản lĩnh đấu tranh chống lại cái xấu, ủng hộ noi theo cái tốt.

Câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị của nó cho tới ngày hôm nay. Điều quan trọng của mỗi người là phải nhận thức được đâu là mực để tránh xa, đâu là đèn để học tập. Và quan trọng hơn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện để có đủ bản lĩnh trong cuộc sống, không để cho cái xấu xa đen tối ảnh hưởng đến bản thân và nhân cách chúng ta, để ta có thể gần mực mà không đen.

Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
23 tháng 2 2017 lúc 17:00

Trong cuộc sống chắc mỗi người đều tìm cho mình những người bạn tốt để chơi và gắn bó đó là một truyền thống lâu bền của dân tộc ta, trong kho tàng những câu ca dao và tục ngữ Việt Nam đã nổi bật lên rất nhiều những đạo lý đó và tiêu biểu là câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

Câu gần mực thì đen gần đèn thì rạng đã được xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ rất nhiều năm và nó được lưu truyền một cách rất rộng rãi thể hiện một truyền thống cũng như kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã để lại, nó giống như một kim chỉ nan soi đường và là bài học kinh nghiệm quý báu của mỗi con người, mỗi người chúng ta đều hiểu rằng câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng có ý nghĩa rất sâu sắc, nghĩ đen của câu này nói về gần mực thì đen, bởi mực có màu đen vì vậy gần mực sẽ đen, gần đèn có ánh sáng thì rạng, nhưng đấy chỉ là ở khía cạnh nghĩ đen, còn nghĩa bóng, nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đó là nên tìm những người bạn tốt để chơi bởi khi chúng ta chơi với những người bạn xấu hoặc không tốt thì dần chúng ta cũng sẽ trở thành những người như vậy.

Câu tục ngữ trên đã mang một ý nghĩa sâu rộng bởi khi sống trong cuộc sống này ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm sống của bản thân để từ đó đức kết nên câu tục ngữ này, khi sống trong một xã hội chúng ta nên tìm và chơi với những người có phẩm chất đạo đức tốt, không nên chơi với những người tệ nạn, nó sẽ làm cho chúng ta dần trở thành những con người xấu, cuộc sống trải qua bao nhiêu năm thì câu tục ngữ này vẫn đúng bởi lẽ đó là những bài học kinh nghiệm đường đời mà ông cha ta đã gắn bó và để lại cho nhân dân, mỗi con người chúng ta đều phải học hỏi và coi đó là vốn sống riêng của mình để có thể tìm những người bạn tốt để phấn đấu trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi chúng ta đều phải gần những người thực sự có phẩm chất cao quý do đó chúng mới có thể trở thành những con người đức hạnh.

Câu tục ngữ này rất đúng bởi trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những trường hợp tương tự như vậy, ai chơi với những người xấu và không tốt thì họ cũng là con người như vậy, chơi lâu ngày thì bản chất của chúng ta cũng giống họ, nhưng ngược lại đối với những người luôn chọn cho mình những người bạn tốt để chơi họ sẽ trở thành người tốt và vô cùng đức độ, những điều đó đều có nguyên nhân và hệ quả của riêng nó, nó đem lại những điều rất tốt đẹp cho mỗi con người chúng ta, chính vì vậy mà mỗi chúng ta cũng đều cần có những phẩm chất tốt như vậy để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Gần mực thì đen cũng giống như gần những người xấu thì nhân cách và phẩm chất của chúng ta sẽ bị thay đổi theo họ, chơi với những người tệ nạn thì trước sau gì chúng ta cũng giống họ,trong cuộc sống chúng ta bắt gặp rất nhiều những hoàn cảnh như vậy, thường thì những người tệ nạn cờ bạc chơi với những người cờ bạc và rồi học vào con đường cùng, con đường tăm tối của xã hội, không ai coi trọng và còn bị người đời phê phán, đó là những điều cực kì không tốt.

Những người học tốt, có công danh sáng lạng thì chơi với những người sáng lạng, những người có đạo đức tốt sẽ chơi với những người có phẩm chất tốt, vậy tại sao mỗi chúng ta không chọn cho mình những người bạn thự sự tốt để chơi từ đó chúng cũng trở thành con người như họ, mỗi người đều cần phải có những chứng kiến riêng của mình vì vậy hãy coi trọng và phát triển họ cũng giống như phát triển chính bản thân mình, không ai có thể lựa chọn được nơi mình sinh ra nhưng chắc chắn họ có thể lựa chọn được nơi mình sẽ đứng và lựa chọn cho mình những người bạn cực kì tốt để chơi đó là một quy luật mà không thể nào có thể thay đổi được, nếu muốn trở thành con người như thế nào thì đều do chúng ta lựa chọn để trở thành những con người như thế, bởi lẽ không ai có thể chọn bạn cho mình ngoài mình ra.

Nhưng câu tục ngữ trên cũng có mặt sai bởi trong xã hội, cũng có những trường hợp họ tốt nhưng học có thể chơi với những người không tốt, nhưng tính kiên định của họ lớn vì vậy họ không bị sao nhãng và trở thành con người xấu kia, trường hợp này cũng có nhưng rất ít chính vì vậy mà nhân dân ta vẫn rất coi trọng câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta chúng ta chỉ có thể phát huy và giữ gìn nó chứ không thể thay đổi nó. Nhiều người không biết vận dụng câu tục ngữ này, cuối cùng đã trở thành những con người xấu và không tìm được con đường đi cho chính mình, kết quả họ chỉ là những con người có phẩm chất không tốt và rồi họ lâm vào những con đường tối tăm và không có nơi lương tựa, điều đó là hệ quả của việc gần mực thì đen. Cũng có những trường hợp người xấu chơi với những người tốt, học có thể thay đổi chính bản thân họ để trở thành những con người tốt kia, đó là một điều vô cùng cao quý và mỗi chúng ta có thể học hỏi và phát huy nó một cách tối đa, bởi lẽ trong cuộc sống này chúng ta cần học hỏi và phát triển nó theo một quy luật.

Có rất nhiều những trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó, nó là vốn sống và những phẩm chất cao quý trong con người Việt Nam, mỗi con người đều có thể phát huy được chính bản năng của mình trong đó nó góp phần tạo nên cho chúng ta những nền tảng và kinh nghiệm sống quý giá mà ông cha ta đã để lại, kinh nghiệm sống đã được đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ này, nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta là biết vận dụng và phát huy nó một cách tối đa và hiệu quả, mỗi người đều biết học tập và tu dưỡng đạo đức tốt để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Trong cuộc sống cũng có rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần học hỏi câu tục ngữ của dân tộc tiêu biểu đó là những con người biết vươn lên trong cuộc sống học chơi với những người có ý chí tiến lên và rồi chính bản thân họ cũng có thể phát triển được những điều quý báu mà tiềm ẩn đã lâu trong con người của họ, mỗi người chúng ta đều có quyền được học hỏi và đó được coi như là bài học quý báu và cũng là những bài học đường đời và nó đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin tươi sáng vào một cuộc sống tốt đẹp, như trong cuốc sống này chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần biết học hỏi và vươn lên chính vì vậy họ cũng sẽ trở thành những con người đức độ và có ý chí vươn lên mạnh mẽ, học là những con người đại diện cho đèn mà những ai gần những ngọn đèn này cũng sẽ rạng sáng, đó là những điều mà ông cha ta muốn nhắn nhủ lại cho mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ này là bài học quý báu cho dân tộc ta chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy nó một cách tối đa để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi người đều là những tấm gương sáng cho tinh thần phát triển cội nguồn và những bài học vô cùng quý giá cho dân tộc ta, mỗi chúng ta cần coi nó là kim chỉ nan để phát triển cuộc đời của mình một cách toàn diện và ngày càng mạnh mẽ.

Bình luận (0)
đỗ thị thu giang
24 tháng 2 2017 lúc 12:58

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

Bình luận (0)
Linh Sun
Xem chi tiết
Cherry Vũ
8 tháng 2 2017 lúc 15:26

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (0)
Shen
8 tháng 2 2017 lúc 18:50

Bạn có thể tham khảo:

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bình luận (0)
Trang
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Phương Linh
23 tháng 2 2017 lúc 19:14

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Bình luận (1)
Phương Duy
Xem chi tiết
Shuraka Nguyễn
Xem chi tiết
Shuraka Nguyễn
16 tháng 10 2016 lúc 19:45

trả lời giúp mình ,mình đang cần gấp

Bình luận (0)
Kayoko
16 tháng 10 2016 lúc 20:03

 giải thích j???hum

Bình luận (0)
Tu Pham Van
17 tháng 10 2016 lúc 5:35

vùng tối đó gọi là bóng đen của miếng bìa vì : ánh sáng từ đèn bin đến màn chắn đã bị miếng bìa chắn lại

Khi miếng bìa lại gần màn chắn hơn thì bóng tối thu hẹp lại 

Bình luận (0)
Nhi Nhi
Xem chi tiết