Tìm câu rút gọn trong câu trên:Đói lắm mẹ ạ làm thế nào bây giờ hả mẹ?
Xác định kiểu câu rút gọn, câu đặc biệt có trong các trường hợp sau. Nếu là câu rút gọn , hãy cho biết thành phần nào được rút gọn.
a. - Mẹ ơi !
-Ôi con ! (Mẹ về đây con ạ)
- Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?
- Mẹ sẽ nấu cơm ngay
b. Thoáng một cái, bạn đã có trong tay cốc sấu đá mát lạnh. Đừng ngại ngần trước vẻ mộc mạc của nó.
c. Que kẹo mầm tuổi thơ... Mẹ ơi...Còn có bao giờ con được thấy mẹ ngồi gỡ tóc như thế nữa.
d. Anh cứ hát. Hết sức hát.
a) - Câu rút gọn: Đói bụng lắm mẹ ạ (rút gọn chủ ngữ)
Làm thế nào bây giờ hả mẹ?(rút gọn chủ ngữ)
- Câu đặc biệt: - Ôi con!
- Mẹ ơi!
b) - Câu rút gọn: Đừng ngịa ngần trước vẻ mộc mạc của nó (rút gọn chủ ngữ)
c)-Câu đặc biệt: Mẹ ơi...
d)- Câu rút gọn: Hết sức hát(rút gọn chủ ngữ)
Cảm ơn bạn wattif nhiều nhé !!!
xác định kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp trong trường hợp sau:
lan vừa trông thấy mẹ về đã nũng nịu
- mẹ ơi !
- ô con ! mẹ đã về đây con .
- đói bụng lắm mẹ ạ. làm thế nào bây giờ hả mẹ ?
- mẹ sẽ nấu cơm ngay.
Nhanh!!!
Mẹ ơi!
→ Câu đặc biệt: dùng để gọi - đáp: "Mẹ ơi!"
- Ô con! Mẹ đã về đây con.
→ Câu đặc biệt: bộc lộ cảm xúc bất ngờ của người mẹ: "Ô con!"
- Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ ?
→ Câu rút gọn thành phần CN: "Đói bụng lắm mẹ ạ. Làm thế nào bây giờ hả mẹ?" (ko có CN)
- Mẹ sẽ nấu cơm ngay
→ Câu trần thuật đơn: Mẹ / sẽ nấu cơm ngay.
CN VN
Bài 1: Tìm câu rút gọn trong những đoạn trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục thành phần bị rút gọn đó
a Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
c. – Những ai ngồi đấy?
Ông Lí cựu với ông Chánh hội
d. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Bài 2: Hãy nhận xét về cách dùng các câu rút gọn dưới đây. Theo em có nên dùng các câu rút gọn trong những tình huống đó ko? Tại sao?
a. Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào?
Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.
b. Mẹ ơi, cho con đi tham quan nhé!
Con đi mấy ngày!
Một ngày.
Bài 3: Tìm các câu đặc biệt trong các đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng
a. Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động của chúng tôi đóng lại, tránh cái gió lào…
c. Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.
d. Đình chiến. Các anh bộ đội nón dưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út
e. Cách đó ba năm. Một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang một con gà mái tơ. Ôi chao, một con gà.
Bài 4: Tìm trạng ngữ cho câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu.
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng , trải lên đỉnh núi phía tây những vệt màu xanh lậm tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả…
b. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.
c. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn đàn bò về chuồng. Bò con nào con lấy no căng bụng. Phú ông mừng lắm.Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa.
Bài 5: Trong những câu sau đây, câu nào là cauu bị động, câu nào không phải là câu bị động? Tại sao?
a. Nam được đi đá bóng
b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.
c. Nó bị ngã
d. nó bị đẩy ngã
cầu cao nhân giúp đỡ
Câu 1:
a, "Mãi không về" ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Mẹ mãi không về
b, " Cứ nhắm mắt ...trầm bổng ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Mẹ cứ nhắm mắt ... trầm bổng.
c, "Ông Lí cựu với ông Chánh hội" ➙ Rút gọn vị ngữ
=> Ông Lí cựu với ông Chánh hội ngồi đấy.
d, " Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ" ➙ Rút gọn chủ ngữ
=> Người nông dân tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ
Câu 2: Không nên dùng câu rút gọn ở trường hợp trên, vì không thể hiện sự tôn trọng đối với người cao tuổi hơn mình.
Bài 1: a) Câu rút gọn: Mãi không về! -> Rút gọn thành phần chủ ngữ
Khôi phục: Mẹ mãi không về!
b) Câu rút gọn: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
-> Rút gọn thành phần chủ ngữ
Khôi phục Mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng …
c) Câu rút gọn : Ông Lí cựu với ông Chánh hội -> Rút gọn vị ngữ
Khôi phục: Ông Lí cựu với ông Chánh hội ngồi đấy
d) Câu rút gọn: Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ -> Rút gọn chủ ngữ
Khôi phục: Tháng hai ta trồng cà, tháng ta ba trồng đỗ
Bài 2: a- Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào ?
- Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải.
b- Mẹ ơi cho con đi tham quan nhé.
- Con đi mấy ngày ?
- Một ngày.
Trong 2 trường hợp (a) và (b) không nên sử dụng câu rút gọn. Vì 2 câu trên đều là giao tiếp với người lớn, nên sử dụng câu nói đầy đủ Chủ và Vị để trả lời khiến người hỏi cảm giác được tôn trọng với người lớn.
Bài 3:
a) Ôi, đẹp quá!: Bộc lộ cảm xúc
b) Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An:Xác định thời gian, nơi chốn
c) Đêm trăng. Biển yên tĩnh : Xác định thời gian, nơi chốn
d) Đình chiến : Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
e) Cách đó ba năm: Xác định thời gian, nơi chốn
Bài 4: a/ Trạng ngữ là:
+ Tảng sáng _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
+ Khoảng thời gian sau dãy núi phía đông ửng đỏ _ bổ sung ý nghĩa về không gian và thời gian
+ Ven rừng _ bổ sung ý nghĩa về nơi chốn
b/ Trạng ngữ là:
+ từ trước tới nay _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
c/ Trạng ngữ là:
+ Hằng ngày _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
+ Ngày mùa _ bổ sung ý nghĩa về thời gian
Bài 5:
a. Nam được đi đá bóng.
- "Nam được" có nghĩa là "Nam đã được", không có ai cho phép hay làm gì để "Nam được đi đá bóng", đây là ý muốn của Nam.
⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.
b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.
- "Mẹ" đã cho Nam đi đá bóng vì Nam xin mẹ đi đá bóng, đây là câu bị động vì có sự cho phép của "Mẹ Nam" và mẹ đồng ý mới được đi.
⇒ Câu này là câu bị động.
c. Nó bị ngã.
- Câu này có chữ "bị" có hai loại, 1 là chủ động, 2 là bị động, và từ "bị" ở đây thuộc câu chủ động. Vì không ai làm "nó" ngã mà tự "nó" ngã.
⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.
d. Nó bị đẩy ngã.
- Câu này có chữ "bị", nhưng thuộc loại bị động, vì có từ "đẩy" bổ sung cho từ "bị", "đẩy" là một người khác đụng chạm mạnh với người hoặc người với sự vật. "Đẩy ngã" là có một bạn đẩy "nó" bị ngã.
⇒ Câu này là câu bị động.
Từ các giải thích trên, ta kết luận câu a và c không phải là câu bị động.
BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?
Câu 1. Tìm và nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:
a. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ đựơc. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ, giấc ngủ đến với con dễ như uống 1 li sữa, ăn 1 cái kẹo... Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được.
(Lí Lan)
b. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa còn non không?
(Thạch Lam)
c. Trên giàn thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
(Vũ Bằng)
d. Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
Câu 2. Những trạng ngữ được tách thành câu dưới đây có tác dụng gì?
a. Đêm. Trên bầu trời, những vì sao lặng lẽ nhấp nháy.
b. Bố tôi đã hi sinh. Năm 1972.
Phần II.
Tục ngữ Việt Nam có câu:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Câu 1. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ.
Câu 2. Viết một đoạn văn (khoảng 6- 8 câu) phân tích câu tục ngữ trên.
Câu 3. Tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự câu tục ngữ trên.
Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau? Mỗi câu rút gọn và câu đặc biệt có tác dụng gì ?
a) Nam đi học về ,thấy mẹ, Nam chào
-con chào mẹ ạ !
-chào con
-mẹ ơi hnay con dc điểm 10
-bài nào của con dc điểm 10 thế ?
-thưa mẹ ,bài toán và bài lịch sử ạ !
b)Đang học bài ,bỗng lan nghe tiếng gọi
-lan ơi !lan !
Lan chạy ra và reo lên:
-ôi ,thủy !bạn về bao giờ thế ?
-sáng nay
c)Nắng lên . Tiếng nhạc rừng đã văng vẳng. Bỗng xuất hiện một con hổ vằn . Tiếng hót ngừng . Cả tiếng hú của bầy vượn đen . Lặng im . Chỉ có tiếng gió rì rào
Xác định câu rút gọn trong phần trích sau và cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục câu rút gọn đó thành câu đầy đủ.
a) Mẹ ơi! con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về!
b) Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng.
c) Những ai ngồi đấy?
- Ông Lý Cựu và ông Chánh Hội.
a, Mãi không về , rút gọn cn
=>sao mẹ mãi không về
b,cứ nhắm mắt .... trầm bổng , rút gọc cn
=>mẹ cứ nhắm mắt ... trầm bổng
c, ông lý cựu và ông thánh hội , rút gọn vn
=>ông lý cựu và ông chánh hội đang ngồi ở đó
Câu 8: Sắp xếp các câu sau để được đoạn văn tả ngoại hình mẹ.
1. Mẹ tôi là một nhà báo nên thường làm việc rất khuya.
2. Tóc mẹ cắt ngắn ôm lấy khuôn mặt trái xoan.
3. Nhưng bây giờ công việc bạn rộn nên mẹ cắt tóc ngắn cho gọn gàng và tiện chăm sóc.
4.Mẹ kể, thời con gái, mái tóc dài óng mượt là niềm tự hào của mẹ.
5. Đối với tôi mẹ là người tuyệt vời nhất.
6. Da mẹ không trắng lắm lốm đốm những nốt tàn nhang.
7. Bố bảo: “ Như thế mới có duyên”.
8. Có mẹ ở đâu là ở đó có niềm vui.
9. Mẹ thường đùa rất hóm hỉnh nên dễ tạo được không khí vui vẻ thân thiện cho mọi người xung quanh nhất.
10.Mỗi khi mẹ cười, ánh mắt long lanh, hàm răng trắng tinh làm khuôn mặt mẹ sáng bừng lên.
11. Dưới ánh đèn trông mẹ càng đẹp hơn, đôi môi hơi mím, trán nhíu lại một chút, nhưng ánh mắt có vẻ mơ màng.
12. Đôi bàn tay thon thả của mẹ gõ trên bàn phím máy tính nhẹ và nhanh như bàn tay người nghệ sĩ đang lướt trên những phím đàn.
13. Mẹ có dáng người cân đối nên mẹ mặc gì tôi cũng thấy hợp và sang trọng
Bạn lưu ý đăng bài đúng mục. Bài thuộc môn Tiếng Việt thì nên đăng vào mục hỏi đáp môn Tiếng Việt nhé.
Câu 8: Sắp xếp các câu sau để được đoạn văn tả ngoại hình mẹ.
1. Mẹ tôi là một nhà báo nên thường làm việc rất khuya.
2. Tóc mẹ cắt ngắn ôm lấy khuôn mặt trái xoan.
3. Nhưng bây giờ công việc bạn rộn nên mẹ cắt tóc ngắn cho gọn gàng và tiện chăm sóc.
4.Mẹ kể, thời con gái, mái tóc dài óng mượt là niềm tự hào của mẹ.
5. Đối với tôi mẹ là người tuyệt vời nhất.
6. Da mẹ không trắng lắm lốm đốm những nốt tàn nhang.
7. Bố bảo: “ Như thế mới có duyên”.
8. Có mẹ ở đâu là ở đó có niềm vui.
9. Mẹ thường đùa rất hóm hỉnh nên dễ tạo được không khí vui vẻ thân thiện cho mọi người xung quanh nhất.
10.Mỗi khi mẹ cười, ánh mắt long lanh, hàm răng trắng tinh làm khuôn mặt mẹ sáng bừng lên.
11. Dưới ánh đèn trông mẹ càng đẹp hơn, đôi môi hơi mím, trán nhíu lại một chút, nhưng ánh mắt có vẻ mơ màng.
12. Đôi bàn tay thon thả của mẹ gõ trên bàn phím máy tính nhẹ và nhanh như bàn tay người nghệ sĩ đang lướt trên những phím đàn.
13. Mẹ có dáng người cân đối nên mẹ mặc gì tôi cũng thấy hợp và sang trọng