Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Việt
20 tháng 5 2021 lúc 20:42

dễ mà bạn

Khách vãng lai đã xóa
Trương Minh Nghĩa
20 tháng 5 2021 lúc 20:55
Hãy tận dụng từ ngữ tiếng anh của mình
Khách vãng lai đã xóa
Lê Duy  Khánh
21 tháng 5 2021 lúc 19:09
Hello,I'm very happy to meet you
Khách vãng lai đã xóa
Trần Diệp Vy
Xem chi tiết
Trần Diệp Vy
5 tháng 5 2021 lúc 22:40

Giúp mình với các bạn ơi!

Hoàng Trung Đức
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
23 tháng 11 2021 lúc 12:20

Tham khảo:

Nhà Đinh xây dựng đất nước: - Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), định đô ở Hoa Lư, Ninh Bình. - Không dùng niên hiệu của Hoàng đế Trung Quốc, tự dặt niên hiệu là Thái Bình. - Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy chính quyền mới.

Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 12:21

Tham khảo!

 

- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình) .

- Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.

- Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt.

- Xây dựng cung điện, đúc tiền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,…) để xử phạt những kẻ phạm tội.

Chu Diệu Linh
23 tháng 11 2021 lúc 14:10

Tham khảo:

-Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư (Ninh Bình)

-Năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống

-Phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt

-Xây dựng cung điện, đúc điền để tiêu dùng trong nước. Đưa ra những hình phạt khắc nghiệt (ném vào vạc dầu, vứt vào chuồng hổ,...) để xử phạt những kẻ phạm tội

 

 

Hoài Thư
Xem chi tiết
Đinh Trần Phương Vân
1 tháng 5 2019 lúc 11:21

đây là lịch sử mà nhỉ???????

Nguyễn Thị Quỳnh Thươ...
1 tháng 5 2019 lúc 12:17

vào nhầm chỗ rồi bạn ơi

Trần Trường Sinh
1 tháng 5 2019 lúc 14:21

1. Rút khỏi Thăng Long vì lực lượng quân đội của ta chưa mạnh, chưa chuẩn bị đầy đủ và để chuẩn bị kế sách tiếp theo.

2. Hòa hoãn nhằm mục đích có đủ thời gian chuẩn bị lực lượng, ổn định đất nước.

3. Đối với nhà Thanh thực hiện chính sách quan hệ hòa hiếu như cống nạp hằng năm.

Nguyễn Lý Thảo Nguyên
Xem chi tiết
Đồng Thảo Chi
Xem chi tiết
Buồn vì chưa có điểm sp
25 tháng 9 2021 lúc 21:05

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Soạn Bài Tính Thống Nhất Về Chủ Đề Của Văn Bản

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Nguyễn Minh Châu có lẽ thực hiện thành công thiên chức nhà văn của mình khi qua những trang văn “Chiếc thuyền ngoài xa”, ông đã gửi gắm thiên chức của người đàn bà mộc mạc, tự nhiên và sâu sắc rằng người đàn bà trên thuyền phải sống vì các con. Cuộc sống gia đình người đàn bà hàng chài không phải lúc nào cũng chỉ có đòn roi nước mắt mà cũng có những lúc vợ chồng, con cái thuận hòa, vui vẻ. Người đọc qua đây cũng nhận ra rằng khi đứng trước một tác phẩm cần có cái nhìn con người, đời sống một cách đa diện nhiều chiều. Với bản thân người đàn bà hàng chài, quá khứ với mụ là một may mắn, hiện tại là nạn nhân nhưng tương lai sẽ vì con vì chứ phận làm vợ làm mẹ mà cố gắng sống. Người chồng trong quá khứ là ân nhân người đàn bà hàng chài phải biết ơn, hiện tại là nạn nhân mụ thương cảm và sẻ chia, phải thừa nhận rằng bản chất không hề xấu và trân trọng vai trò không thể thiếu của người chồng.

Nhà văn Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người”. Trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình đến con người, một cách chân thực và sâu sắc, ông đã phác họa đậm nét chân dung tâm hồn người đàn bà hàng chài, đem đến cho người đọc cái nhìn sâu rộng hơn về con người, về đời sống.

Khách vãng lai đã xóa
Thùy Trang
Xem chi tiết
Anh PVP
31 tháng 3 2023 lúc 20:56

nek bn

1/ Mở bài: giới thiệu vấn đề, giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 2/ Thân bài: 2.1. Giải thích: - Nghệ thuật: Là những đặc sắc về hình thức (ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu...) - Trái tim: Là thế giới của đời sống tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện... với những rung động thẩm mĩ nhạy cảm thể hiện thiên chức của người nghệ sĩ. - Để có những bài thơ hay đòi hỏi người nghệ sĩ vừa phải có tài, vừa phải có tâm. =>Đây là ý kiến nhằm khẳng định, đề cao thiên chức của nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật. 2.2. Làm sáng tỏ qua Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải: - Những đặc sắc về nghệ thuật: thể thơ năm tiếng, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, hình ảnh thơ đẹp, giản dị, sáng tạo... - "Trái tim" của thi sĩ: mặc dù sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời trên giường bệnh nhưng tiếng lòng nhà thơ vẫn tha thiết yêu mến và gắn bó với thiên nhiên, đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành được cống hiến, được góp một "mùa xuân nho nhỏ" vào mùa xuân lớn của dân tộc... 2.3. Đánh giá: - Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ vừa đặc sắc về nghệ thuật, vừa tiêu biểu cho "trái tim" của nhà thơ. -Ý kiến của Andre Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc và trân trọng tài năng, trái tim của người nghệ sĩ... 3/ Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Lê Khoa Hạnh Uyên
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
4 tháng 10 2016 lúc 17:51

- Triều đại phong kiến Trung Quốc đã xâm lược nước ta:nhà Triệu,nhà Hán,nhà Đông HánĐông NgôTào Ngụynhà Tấnnhà Tềnhà Lương, nhà Tùynhà Đường, nhà Nam Hán, thời thuộc Minh

- Thất bại trong các cuộc xâm lược đó là:

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục làm Tiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo chết, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng làTiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn đầu sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

 

doannam
25 tháng 9 2017 lúc 20:58

Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phải chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngửi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, nên bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào vùng biển Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.

Satoshi
7 tháng 10 2018 lúc 20:59

Triều đại nhà tần, nhà hán,nhà tùy,nhà đường

Nguyễn Yến Quỳnh 1205
Xem chi tiết