Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thảo Chuột
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Thu
17 tháng 3 2017 lúc 19:59

Theo cách giải nghĩa này thì có vế thứ nhất của câu nêu lên sự giàu nghèo phụ thuộc vào con người có bị tật nguyền hay không (sáng mắt hay hỏng mắt). Vế thứ hai của câu lại là sự giàu nghèo do chăm chỉ hay lười biếng quyết định. Vậy e rằng hai vế của câu không có sự tương ứng với nhau.

Hẳn là câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" đã dùng cách hoán dụ : "con mắt" chỉ cách nhìn, cách nghĩ của con người; "bàn tay" là để nói đến sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu có nghĩa sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, sự nghĩ suy thấu đáo, đó là trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra, nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.

Hai vế đối lập nhau về sự giàu - nghèo, nhưng đều do bản thân con người tự quyết định. Tổng hợp cả hai vế của câu, ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc : Sự giàu, nghèo của con người phụ thuộc vào có trí tuệ, có chăm chỉ lao động hay không; giàu - nghèo đâu phải là do tại số phận.

Với thành ngữ, tục ngữ, nhiều câu rất cần hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp như vậy. "Giàu đôi con mắt, đôi tay/ Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm"- đây hẳn là cách hiểu rất có ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu về câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay".

hơi ngắn nha p

Bình luận (1)
Minh Tuấn
Xem chi tiết
Phạm Thị Trâm Anh
13 tháng 3 2017 lúc 20:42

Tham khảo bạn nhé!

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.



Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Thu
13 tháng 3 2017 lúc 21:09

1.

Hai con mắt chứa đựng sự mong muốn, đầy tham vọng đời người và sự khát khao. Nhưng, cuộc đời sẽ không là gì nếu không có hai bàn tay chăm chỉ làm việc. Dễ là khi tự ao ước và kỳ vọng, khó là khi tự xây dựng ao ước đó bằng chính đôi tay, sự chân thật, chân chính và cần cù. Hai con mắt dòm ngó người khác, có thể khinh thường hay chỉ trích bằng một ánh mắt lạnh lùng, thờ ơ. Nhưng hai đôi bàn tay sẽ luôn nắm lấy những đôi bàn tay khác, để dìu dắt, dẫn lối, đỡ đần họ.

Bình luận (0)
Trí Quân Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 10 2021 lúc 20:47

Em tham khảo nhé:

1. 

Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.

2.

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Bình luận (1)
Kim Thạc Trấn
Xem chi tiết
Thu Huyền
1 tháng 3 2017 lúc 20:46

ko biết thì mới hỏi chứ.biết oy thì hỏi làm j.nói thế cũng nói. éo biết j thì đừng có mà nói .ok

Bình luận (0)
Lâm Sĩ Tân
27 tháng 2 2017 lúc 19:26

ko bk tự mà lm đi

Bình luận (5)
Đỗ Thanh Thu
17 tháng 3 2017 lúc 19:58

Theo cách giải nghĩa này thì có vế thứ nhất của câu nêu lên sự giàu nghèo phụ thuộc vào con người có bị tật nguyền hay không (sáng mắt hay hỏng mắt). Vế thứ hai của câu lại là sự giàu nghèo do chăm chỉ hay lười biếng quyết định. Vậy e rằng hai vế của câu không có sự tương ứng với nhau.

Hẳn là câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" đã dùng cách hoán dụ : "con mắt" chỉ cách nhìn, cách nghĩ của con người; "bàn tay" là để nói đến sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu có nghĩa sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, sự nghĩ suy thấu đáo, đó là trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra, nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.

Hai vế đối lập nhau về sự giàu - nghèo, nhưng đều do bản thân con người tự quyết định. Tổng hợp cả hai vế của câu, ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc : Sự giàu, nghèo của con người phụ thuộc vào có trí tuệ, có chăm chỉ lao động hay không; giàu - nghèo đâu phải là do tại số phận.

Với thành ngữ, tục ngữ, nhiều câu rất cần hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp như vậy. "Giàu đôi con mắt, đôi tay/ Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm"- đây hẳn là cách hiểu rất có ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu về câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay

​hơi ngắn nha p

Bình luận (0)
uwu jiminjeong
Xem chi tiết
Vương Hân Nghiên
Xem chi tiết
Trần Thảo
8 tháng 3 2021 lúc 20:53

Câu 1:

Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm con người. Và văn chương-một bộ phận nhỏ của văn nghệ cũng góp phần làm nên cái tiếng nói chung ấy. Dù bạn là người khô khan, cộc cằn đến đâu thì liệu bạn có chắc rằng mình sẽ không rơi lệ khi chứng kiến cảnh chia tay giữa hai anh em Thành và Thuỷ trong "Cuộc chia tay của những con búp bê". Sự chia sẻ, tâm hồn rộng mở chính là quà tặng tinh thần đẹp nhất mà văn chương mang đến cho chúng ta. Bạn có chú ý đến từ "gây" trong đề bài. Từ "gây" ở đây gợi cho người đọc một sự lôi kéo, dường như đó là cái không tốt. Bởi cũng như cuộc sống muôn màu, văn học cũng được tạo nên từ nhiều mảnh ghép khác nhau; có những mảnh ghép làm cho nền văn học thêm đặc sắc, độc đáo nhưng cũng có những thành phần làm văn học trở nên u tối, đầy rẫy những xấu xa. Nói như thế, có nghĩa là, bên cạnh những tình cảm tích cực, văn học còn mang đến cho ta những mặt tiêu cực trogn suy nghĩ và lối sống mà tư tửong yêu đương tuổi học trò là một ví dụ chẳng hạn. Văn học mang đến cho cuộc sống chúng ta nhiều thứ thật đấy. Nhưng tiếp nhận chúng thế nào, cảm nhận chúng ra sao lại là một vấn đề khác. Hãy để những tình cảm trong văn học mãi luôn là những tình cảm đẹp, thiêng liêng nhất...và còn gì đẹp hơn nếu bạn biến chúng thành tình cảm thật trong cuộc sống nhỉ ?

Câu 2:

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

 

Bình luận (0)
minh nguyet
8 tháng 3 2021 lúc 20:56

Tham khảo:

Câu 1:

Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh - là cây bút phê bình văn học xuất sắc đã viết "Ý nghĩa văn chương", những bài thơ của ông rất đặc sắc tài hoa, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử với tác phẩm "Thi nhân Việt Nam". Là 1 trong những người cả đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, Hoài Thanh đã có những quan niệm sâu sắc về văn chương :" Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có "Khái niệm văn chương là để chỉ những tác phẩm thơ văn hoặc là vẻ đẹp của câu thơ và lời văn. Văn chương bồi đáp sâu sắc và phong phú thêm những tình cảm luôn thường trực sẵn có trong tâm hồn mỗi người. Nhờ đọc văn chương mà con người mới củng cố nâng cao làm giàu hơn đẹp hơn và trong sáng hơn cao cả hơn tình cảm tâm hồn chúng ta. Càng tiếp xúc với nhiều tác phẩm vẳn học ta càng hiểu rõ hơn, nhận thức rõ hơn về mức độ tình cảm tâm hồn.Trong mỗi chúng ta ai sinh ra cũng đã sẵn có tình cảm gắn bó yêu thương những người ruột thịt là những người cùng chung huyết thống. Chúng ta đều có tình yêu thương, kính trọng cha mẹ nhưng khi đọc văn bản "Mẹ tôi" của Amixi tôi mới thật thấm thía tình cảm sâu nặng mà cha mẹ dành cho con cái. Với cha mẹ không có gì quý hơn con cái. Cha mẹ dành tất cả, hi sinh tất cả không 1 chút do dự tính toán " Người Mẹ sẵn sàng bỏ hết 1 năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu con" Và với cha mẹ điều mong ước lớn nhất với con cái là con ngoan ngoãn và trưởng thành cũng vì thế nếu con không ngoan thì thà rằng không có con còn hơn là thấy con bội bạc với Mẹ.Lớn lên trong 1 gia đình dường như mỗi chúng ta đều gắn bó yêu thương anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó tự nhiên diễn ra hàng ngày nhu chẳng có gì để bàn thêm. Không thấy thì hỏi nhau, có trò chơi, đồ ăn ngon thì rủ nhau cùng chơi, cùng ăn. Đọc truyện " Cuộc chia tay của những con búp bê " tôi hiểu được trong những cảnh ngộ đặc biệt nhất là khi cha mẹ chia tay, gia đình tan vỡ thì chỗ dựa lớn nhất để ta chia sẻ nỗi đau chính là anh chị em ruột thịt. Vì thế hơn lúc nào hết tôi cảm thấy cần phải hiểu, cảm thông chia sẻ và thậm chí khi cần có thể hi sinh cho nhau.Tình yêu đất nước cũng là 1 thứ tình cảm thường nhật trong mỗi người. Ai sinh ra cũng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn của mình. Thế nhưng khi đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân ta" tôi mới cảm thấy tự hào về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Tình cảm ấy đã trở thành 1 truyền thống cũng cỏ nghĩa là đã trải qua và được chứng minh qua thời gian, tôi cũng hiểu để có truyền thống đó nhân dân ta đã phải xây dựng và vun đắp bao đời.Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt"Văn chương tác động đến người đọc, đến thế giới tình cảm con người 1 cách tự nhiên. Văn chương làm tâm hồn người đọc thêm giàu có và phong phú giúp con người sống đẹp hơn, cao thượng hơn giàu lòng vị tha hơn. Và văn chương thực sự làm cuộc đời đẹp hơn.

Bình luận (0)
Mình Châu Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 9:14

Em tham khảo:

     “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá lá chen hoa". Câu thơ đã nhắc tới toàn bộ hoàn cảnh, không gian và thời gian tại Đèo Ngang, nhân vật trữ tình khi đặt chân đến đây đã tức cảnh sinh tình trước khung cảnh Đèo Ngang khi buổi chiều tà. Khung cảnh ấy gợi lên một nỗi buồn man mác, mênh mang và xa xăm, tiếc nuối về một ngày sắp hết. Việc nhân hóa các loài cây cỏ với động từ “chen” đã tạo nên nét vẽ sống động cho bức tranh thiên nhiên đầy sức sống, hơn thế còn là sức sống mãnh liệt. Tiếp theo ở hay câu thơ thực, tác giả đang ở tư thế đứng trên đèo cao mà phóng tầm mắt nhìn về xung quanh, ra xa để tìm kiếm bóng dáng con người: “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Sự xuất hiện của con người lại càng làm tăng thêm vẻ hiu hắt mênh mang của cảnh vật. Biện pháp đảo ngữ kết hợp với những từ láy đã góp phần diễn tả không khí vắng vẻ của cuộc sống nơi đây, vẻ hiu quạnh bao trùm lên toàn bộ cảnh vật. “Tiều vài chú” đang “lom khom” dưới núi, đó là hình ảnh của con người lao động vất vả, thưa thớt. “Lác đác” bên sông “chợ mấy nhà” ấy là chỉ sự nghèo đói và kém phát triển của vùng đất này. Hai câu luận đã khắc họa rõ nét nỗi buồn của tác giả qua những âm thanh thê lương, não lòng: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm buồn mà còn mang nặng những nỗi niềm nuối tiếc của một tấm lòng yêu nước thương dân như Bà Huyện Thanh Quan.

Bình luận (0)
Đan Khánh
21 tháng 10 2021 lúc 9:14

Cᴀ́ᴄ ʙᴀ̣ɴ ᴛʜᴀᴍ ᴋʜᴀ̉ᴏ:

Bài thơ “Qua đèo Ngang” đã sử dụng nghệ thuật đối cùng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang đồng thời bộc lộ được nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của mình. Bốn câu thơ đầu, tác giả gợi lên cảnh thiên nhiên đèo Ngang hiện lên hoang sơ heo hút, cuộc sống vắng vẻ, không gợi được cảm giác vui cho con người trong tâm trạng cô đơn. Đầu tiên, ở hai câu đề, khi tác giả mới bước tới Ngang lúc vào buổi chiều tà, đứng dưới đèo thấy cảnh vật hoang sơ, heo hút, cây cối phải chen chúc nhau mới có thể tồn tại. Sau đó, ở hai câu thực, khi điểm nhìn thay đổi, đứng trên cao ngắm xuống dưới và ra xa, tác giả sử dụng nghệ thuật đảo ngữ để gợi lên sự ấn tượng, thấy những người tiều phu vất vả phải còng lưng gánh củi, xa xa bên sông chỉ thưa thớt vài căn nhà. Bốn câu thơ cuối, tâm trạng của tác giả được bộc lộ gợi lên niềm hoài cổ và nỗi buồn cô đơn. Ở hai câu luận, khi tác giả nghe tiếng chim quốc và tiếng chim đa đa kêu, lòng lại xao xuyến nhớ nhà, nhó chồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc mà không thể nào xiết! Cuối cùng, ở hai câu kết, tác giả sử dụng hình ảnh đối, lấy cái bao la, mênh mông tương phản với cái nhỏ bé gợi lên nỗi buồn cô đơn, hướng vào nội tâm con người. Qua đó, thấy được cảnh thiên nhiên đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan.

Bình luận (0)
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
20 tháng 5 2016 lúc 19:15

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết.

Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng

 

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Bé
20 tháng 5 2016 lúc 19:13
Bài văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1970). Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và là người cộng sự gần gũi suốt mấy chục năm sống và làm việc bên cạnh Bác Hồ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hồ Chí Minh, hình ảnh của dân tộc (1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại (1970) không chỉ nói về sự nghiệp và lí tưởng cách mạng cao cả mà còn phản ánh trung thực lối sống giản dị và phẩm chất đạo đức tốt đẹp của Bác Hồ. Có thể coi đây là bài văn nghị luận chứng minh mà sức thuyết phục của nó toát lên từ tính cụ thể, chân thực và toàn diện của chứng cứ. Tác giả đã kết hợp giữa chứng minh với nhận xét, giải thích và bình luận để làm nổi bật đức tính giản dị của Bác Hồ và thể hiện sự thống nhất giữa đức tính ấy với các phẩm chất cao quý khác trong con người Bác. Dựa trên vốn hiểu biết sâu sắc và tình cảm yêu mến, kính phục chân thành đối với lãnh tụ cách mạng tài ba, qua bài văn, tác giả khẳng định giản dị là đức tính nổi bật của Hồ Chủ tịch. Bác giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị kết hợp hài hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với lí tưởng cách mạng kiên trung. Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã nêu lên nhận xét: Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán, giữa đời hoạt động chính trị rung trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. 

Tiếp theo là lời khẳng định thể hiện rõ tình cảm kính yêu và khâm phục của tác giả đối với Bác: Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.

Đức tính giản dị của Bác trong đời sống hằng ngày được tác giả ngợi ca bằng những mĩ từ: trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp… rất lạ lùng, rất kì diệu… Tính từ thanh bạch thể hiện chính xác nhất đức tính giản dị đó. Nếp sống thanh bạch của Bác Hồ là nếp sống của một vị lãnh tụ cách mạng chân chính, suốt đời cống hiến, hi sinh cho đất nước và dân tộc.

  Tác giả đã đưa ra những lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng chính xác, cụ thể để chứng minh cho sự giản dị trong tác phong sinh hoạt và trong quan hệ với mọi người của Bác Hồ. Trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa cơm, đồ dùng, căn nhà, lối sống: Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Tác giả đưa ra lời bình luận xác đáng về ý nghĩa sâu xa của những việc Bác làm: Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Bác ăn uống hết sức đạm bạc, còn nơi ở thì: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhà biết bao! Sự kết hợp hài hòa giữa chứng minh, bình luận và biểu cảm đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình cho đoạn văn. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện hiểu biết sâu sắc và tình cảm chân thành của người viết, do vậy mà xúc động lòng người. Nói về sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người, tác giả đã nêu ra những dẫn chứng cụ thể để minh họa: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn : việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn… Trong đời sống của mình, việc Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi! Yêu Bác, hiểu Bác nên tác giả đã có những nhận xét, phân tích rất chính xác về cội nguồn và bản chất đức tính giản dị của Bác Hồ: Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Bác Hồ sống giản dị vì suốt cuộc đời hoạt động cách mạng hơn sáu mươi năm, Người được tôi luyện trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng khỏi xích xiềng nô lệ thực dân của nhân loại và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ xâm lược đau thương, oanh liệt của dân tộc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay. Những lời giải thích, bình luận nêu trên hoàn toàn đúng với bản chất của Bác. Lối sống giản dị về vật chất hòa hợp với sự phong phú về tinh thần, tạo thành phẩm chất cao quý tuyệt vời. Nghĩ về Bác, mọi người đều có chung cảm xúc yêu mến và kính phục, đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:  Như đỉnh non cao tự giấu hình,
Trong rừng xanh lá ghét hư vinh.
Mong manh áo vải hồn muôn trượng 
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
(Theo chân Bác) Để chứng minh cho sự giản dị trong lời nói và bài viết, tác giả đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng cua Bác như: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Hoặc: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Đó là những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Bác đã dùng cách nói giản dị để nói về những điều lớn lao vì Bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Những lời nói và bài viết của Bác có tác dụng tập hợp, lôi cuốn, cảm hóa lòng người rất lớn. Mọi người dân đều hiểu và quyết tâm thực hiện bằng được những lời dạy quý báu của Bác Hồ. Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức của những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Quả là Bác Hồ giản dị mà vĩ đại như chân lí. Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là điều mà bất kì ai khi được tiếp xúc với Người đều cảm nhận được, nhưng hiểu và đánh giá đúng được phẩm chất ấy ở lãnh tụ Hồ Chí Minh thì không phải dễ dàng. Hình ảnh bộ quần áo nâu, đôi dép lốp cao su… đã gắn với cuộc sống đời thường của Bác. Bác cũng đã thể hiện quan niệm sống giản dị mà rất đỗi thanh cao ấy trong một số bài thơ: Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe 
Trần mà như thế kém gì tiên.
(Sáu mươi tuổi)
Sống quen thanh đạm nhẹ người 
Việc làm ngày rộng tháng dài ung dung.
(Sáu mươi ba tuổi) 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang, 
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng 
Cuộc đời cách mạng thật là sang!
(Tức cảnh Pác Bó) Văn bản nghị luận Đức tính giản dị của Bác Hồ đã làm cho chúng ta hiểu thêm về phẩm chất tốt đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ cách mạng tài ba, người Cha già kính yêu của dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.
Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
20 tháng 5 2016 lúc 19:31

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (0)
Phương Nhi Nguyễn
Xem chi tiết