https://hoc24.vn/hoi-dap/question/195716.html
Theo cách giải nghĩa này thì có vế thứ nhất của câu nêu lên sự giàu nghèo phụ thuộc vào con người có bị tật nguyền hay không (sáng mắt hay hỏng mắt). Vế thứ hai của câu lại là sự giàu nghèo do chăm chỉ hay lười biếng quyết định. Vậy e rằng hai vế của câu không có sự tương ứng với nhau.
Hẳn là câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay" đã dùng cách hoán dụ : "con mắt" chỉ cách nhìn, cách nghĩ của con người; "bàn tay" là để nói đến sức lao động. Vậy nên vế thứ nhất của câu có nghĩa sự giàu có mà con người đạt được là do có tầm nhìn, sự nghĩ suy thấu đáo, đó là trí tuệ. Còn vế thứ hai chỉ ra, nếu bàn tay không chịu khó làm lụng thì dẫn đến nghèo khó.
Hai vế đối lập nhau về sự giàu - nghèo, nhưng đều do bản thân con người tự quyết định. Tổng hợp cả hai vế của câu, ta thấy ý nghĩa rất sâu sắc : Sự giàu, nghèo của con người phụ thuộc vào có trí tuệ, có chăm chỉ lao động hay không; giàu - nghèo đâu phải là do tại số phận.
Với thành ngữ, tục ngữ, nhiều câu rất cần hiểu theo nghĩa khái quát, tổng hợp như vậy. "Giàu đôi con mắt, đôi tay/ Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm"- đây hẳn là cách hiểu rất có ý nghĩa của nhà thơ Xuân Diệu về câu "Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay".
hơi ngắn nha p