thuyết minh về bạch dinh
Viết 1 đoạn văn 10-12 câu thuyết minh về Bạch Dinh
Đề 4: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em. (Bạch Dinh)
càng dài càng tốt nhe mụi ngừi =)
refer
Thành phố cảng Vũng Tàu xinh đẹp thường được biết đến với những bãi biển trải dài, những rừng cây ngút ngàn, là một trong những trung tâm kinh tế, trung tâm du lịch sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Khi đến với thành phố Vũng Tàu, nhìn về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh – một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo du khách.
Theo sử sách ghi lại, Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916, tức từ cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Vila Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta. Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng. Bạch Dinh có vị trí địa lý rất độc đáo: nằm trên sườn Núi Lớn ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, vừa thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi đẹp. Địa thế độc đáo và gần gũi với thiên nhiên nên Bạch Dinh hằng năm thu hút một lượng khách tham quan lớn.
Khách du lịch đến đây đều ấn tượng bởi kiến trúc của Bạch Dinh. Tuy được xây vào thế kỉ 19 nhưng Bạch Dinh đã mang kiến trúc vô cùng hiện đại, đó là kiến trúc của Châu Âu, kiến trúc Pháp – một trong những kiến trúc nổi tiếng thế giới. Bạch Dinh có 2 lối vào: một lối dành cho xe ô tô và một lối dành cho người đi bộ. Bạch dinh cao 19m, dài 25m và có 3 tầng: tầng hầm dùng để nấu nướng, tầng trệt để tiếp khách, tầng lầu dùng để nghỉ ngơi. Toàn bộ tòa nhà được sơn màu trắng, phía trên lợp ngói đỏ tươi còn phía dưới được trang trí những mảng viền mỹ thuật tinh tế. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh. Đôi chim công với màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa làm cho ngôi nhà mang một dáng dấp thanh thoát. Những gương mặt phụ nữ Châu âu xinh đẹp, như các vị thần trong thần thoại Hy Lạp. Đôi cá chép uốn lượn như muốn hoá rồng. Hoa cúc, hoa Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà, lấp lánh dưới ánh ban mai, vàng lên rực rỡ trong nắng chiếu càng làm cho Bạch Dinh thêm lộng lẫy. Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng đều làm bằng sứ men màu, nét mặt thể hiện tinh tế, sinh động. Có lẽ đây là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử châu Âu, hơn 100 năm thử thách không bị khuất phục bởi thời gian, kiến trúc Bạch Dinh vẫn giữ nguyên tính sang trọng, hài hoà và uy nghiêm. Bạch Dinh còn đẹp hơn cả khi nổi bật trên nền của rừng Giá Tỵ thanh bình và thơ mộng. Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng Giá Tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Thân cây cao, thẳng, lá to như nửa tán dù. Còn nửa kia của khuôn viên trồng bông sứ. Một loại cây ưa khí hậu nóng khô hạn và rất nhiều hoa. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của một thành phố du lịch ồn ào, xao động. Cứ mỗi lần đặt chân đến đây, trong ta lại thấy trào lên những cảm xúc mới lạ. Mùa mưa rừng Bạch Dinh xanh thẳm Những cành lá Giá Tỵ như ô dù che kín cả cây rừng. Mùa lá rụng Bạch Dinh tràn ngập hoa sứ. Hoa trải trên lối đi, hoa từng chùm trắng trên cây, trắng cả khu rừng. Hoa thơm ngát làm dịu lòng người. Rừng sứ Bạch Dinh là rừng có chủng loại sứ phong phú. Có thứ màu đỏ (hoa sứ Thái Lan), có loại màu hồng, màu trắng, vàng nhạt (giống như hoa Cham pa), có loại trắng pha vàng ở giữa, sứ ngũ sắc… Đi giữa mùa lá rụng, ta thấy lòng lâng lâng bay bổng, mọi ưu phiền trong cuộc sống đời thường như tan biến. còn hướng ra trước mắt là bãi biển nổi bật với Hòn Hải Ngưu, là nơi câu cá của những người từng ở Bạch Dinh, và của những du khách đến tham quan dinh.
Bạch Dinh còn hấp dẫn bởi lịch sử của nó. Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10/2/1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn – Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Đó là một chiến tích oanh liệt của quân và dân Vũng Tàu trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898) để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche. Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ sai trong suốt gần 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm bao mồ hôi, nước mắt và máu của những người tù. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12/9/1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ. Sau giải phóng 1975, Bạch Dinh đã trở thành địa điểm tham quan du lịch.
Đứng đó hơn 1 thế kỉ, Bạch Dinh trở thành nhân chứng đặc biệt cho những thăng trầm trong lịch sử của nhân dân Việt Nam nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh, bạn không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại”, biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc mà bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng. Bạch Dinh trở thành niềm tự hào muôn đời của nhân dân thành phố cảng, đồng thời là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch hàng năm.
Bạch Dinh nhắc cho ta nhớ về một Vũng Tàu ngoài vẻ sôi động náo nhiệt của cảng biển lớn thì còn có những nơi trầm mặc yên ả lắng đọng những giá trị lịch sử lâu đời. Bạch Dinh là một chứng nhân lịch sử của dân tộc, là giá trị tinh thần của dân tộc, chúng ta cần gìn giữ nơi đây thật cẩn trọng
tham khảo
Khu tâm linh núi chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…là sự tiếp nối tâm linh từ ngàn năm trước chuyển tiếp đến ngàn năm sau.
Với kiến trúc đồ sộ, nguy nga, lộng lẫy, những pho tượng có nét uy nghi, bao dung, nghệ thuật chạm khắc, đúc đồng tinh tế, tài tình cùng cảnh quan hùng vĩ, núi gối đầu sông, mây vờn đỉnh núi, không gian tâm linh thanh tịnh bao trùm khiến mỗi khi bước chân đến đây, người người thư thái, lòng sáng, tâm tịnh, hướng đến Chân - Thiện – Mỹ.
Đặt chân đến Bái Đính, ta có thể chiêm ngưỡng ngay trước mắt Tam Quan hoành tráng cao gần 17 mét. Đây chính là ranh giới giữa cõi thiêng và cõi tục. Chỉ cần bước chân qua Tam Quan, người ta có thể hòa mình vào không gian tâm linh thanh tịnh. Tiếp đó là chuông đồng nặng 36 tấn, được treo trên tháp cao với tiếng ngân vang vọng, lan tỏa khắp nơi, xua tan mọi nỗi thống khổ, cảnh tỉnh chúng sinh.
Hành lang dài với 500 vị La Hán, là con đường đưa ta đến gần với cõi Phật. Các pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tất, Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng lớn nhất Việt Nam mang trên mình bao nét uy nguy, bác ái, đem niềm tin về những điều thiện gieo vào lòng người. Một công trình kiến trúc đồ sộ, tinh tế được đặt giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Nhìn từ xa, khu chùa Bái Đính như đang tựa mình bên sườn đồi xanh thẳm. Cảnh sắc lung linh huyền ảo cùng không gian thiêng rộng lớn đã đưa Bái Đính trở thành một bức tranh tâm linh vừa tuyệt mĩ, vừa cổ kính.
Nói đến Bái Đính là nói đến vùng đất “địa linh – nhân kiệt”. Đây là nơi mà Quốc sư Nguyễn Minh Không thời nhà Lý tu Phật và hành lễ trên đỉnh núi rồi đặt tên cho núi, cho chùa. Dấu chân của đức Thánh Nguyễn dày đặc khắp các nơi. Ông sinh ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình. Sinh thời, Nguyễn Minh Không là một thầy thuốc tài ba bậc nhất, là một nhà sư tài cao đức trọng. Ông đã phát hiện ra nơi tiên cảnh, núi lại hướng về phía Tây như chầu về đất Phật, rừng núi mênh mông với muôn vàn cây thuốc quý. Và ông đã dừng lại nơi đây để tu hành và biến nơi đây thành “vườn sinh dược” (có nghĩa là vườn thuốc quý) để cứu sinh độ thế muôn dân. Ông đã trực tiếp bốc thuốc chữa bệnh cho chúng sinh nhờ vào những loại thuốc quý có sẵn nơi đây và một số loại ông đưa từ nơi khác về trồng. Qua đây, ta có thể thấy sự nghiệp tu hành của đức Thánh Nguyễn gắn liền với “cứu nhân độ thế”. Ông còn được coi là thần y khi chữa bệnh “hóa hổ” cho nhà vua Lý Thần Tông (1128-1138). Lưu truyền rằng: Khi sư Đạo Hạnh sắp trút xác, bèn đem thuốc và thần chú giao cho Nguyễn Minh Không và căn dặn “20 năm sau nếu thấy Quốc Vương bị bệnh nặng thì đến chữa ngay”. Sau khi thiền sư Đạo Hạnh hóa đầu thai là Dương Hoán, được Vua Nhân Tông yêu quý lập làm Hoàng Thái tử và kế vị ngai vàng tức Lý Thần Tông hoàng đế. Lên ngôi không được bao lâu, tháng 3 năm 1136 Vua Lý Thần Tông bệnh nặng, mình mọc đầy lông lá, tiếng như hổ gầm, quan quân vô cùng sợ hãi. Các danh y tài giỏi từ khắp nơi được triệu đến chữa bệnh cho vua nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Khi đó trong dân gian, xuất hiện bài đồng dao của lũ trẻ chăn trâu rằng:
“Bổng bồng bông, tập tầm vông
Ở làng Điềm xá, có Nguyễn Minh Không
Chữa được bệnh cho Đức Thần Tôn”
Nguyễn Minh Không lúc bấy giờ đang tu hành ở núi chùa Bái đính, được mời về Kinh đô để chữa bệnh cho nhà vua. Khi đến nơi, ai ai cũng nhìn ông với ánh mắt nghi ngờ, có người dè bỉu vì vẻ bề ngoài quê mùa của ông, Nguyễn Minh Không liền lấy một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc đóng sâu vào chiếc cột lim rồi nói: “Ai rút được chiếc đinh này ra thì người đó sẽ chữa được bệnh cho nhà vua”. Tất cả các danh y dù trong lòng có chút nghi ngờ nhưng vẫn tranh nhau mặc sức nhổ chiếc đinh đó, nhưng không tài nào nhổ được. Lúc đó, Nguyễn Minh Không chỉ dùng hai ngón tay kẹp lại, rồi nhẹ nhàng nhổ nhẹ chiếc đinh ra khỏi cột, khiến cho mọi người không khỏi khiếp phục.
Tiếp đó, ông sai lấy một vạc dầu lớn đun sôi, thả vào đó một trăm chiếc kim và hỏi: “Có ai dùng tay lấy đủ 100 chiếc kim trong này ra không?”. Tất cả đều rùng mình lắc đầu không dám. Ông liền thò tay vào vạc dầu đang sôi sùng sục, quậy lên khoảng ba bốn lần rồi vớt đủ 100 cái kim. Sau đó, Nguyễn Minh Không lấy nước dầu sôi tắm cho nhà vua, lấy kim châm vào các huyệt, dầu dội đến đâu, lông lá trút hết đến đó. Bệnh liền bớt ngay. Nhà vua, các quan thần cũng như những người có mặt ở đó vô cùng kính phục trước tài phép của Nguyễn Minh Không.
Sau khi khỏi bệnh, cảm phục tài năng, Vua Lý Thần Tông phong ông là Quốc sư, tha thuế dịch cho vài trăm hộ. Ông trở thành vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. Là một nhân vật có thật, có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân nhưng đôi khi có những “hành trạng” kỳ bí, thực thực hư hư nên người Việt tôn sùng ông là đức Thánh Nguyễn.
Không chỉ là một danh y nổi tiếng mà Nguyễn Minh Không còn được mệnh danh là ông tổ nghề đúc đồng. Ông chính là người góp phần tạo nên “Tứ đại khí” nổi tiếng ở nước ta thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Quỳnh Lâm, và vạc Phổ Minh. Tương truyền rằng, ông một mình sang Trung Quốc để chữa bệnh cho Thái tử con vua phương Bắc. Được vua thưởng cho nhiều vàng, bạc, châu báu nhưng Nguyễn Minh Không chỉ xin một ít đồng đựng đầy túi ba gang của mình. Nhà vua nhìn thấy chiếc túi của ông, liền đồng ý, cho phép ông vào kho lấy đồng. Kỳ lạ thay, ông đã thu hết cả mười kho đồng mà vẫn chưa đầy túi ba gang. Sau đó, ông mang túi đồng xuống thuyền để về nước, nhưng không chiếc thuyền nào chịu nổi sức nặng của lượng đồng ông mang theo. Do đó, ông bèn cưỡi nón tu lờ thay cho thuyền để xuôi về quê hương. Về nước, Nguyễn Minh Không đã mang lượng đồng gom được từ Bắc quốc, đúc thành bốn vật báu quý giá của nước ta: Tháp Báo Thiên cao 20 trượng; gồm 12 tầng với đỉnh tháp hoàn toàn bằng đồng, các tầng còn lại được chạm khắc tinh tế bằng gạch, đá; chuông Quy Điền nặng gần 8 tấn đồng; tượng Phật Quỳnh Lâm cao tới sáu trượng, vạc Phổ Minh sâu tới 4 thước. Ông là người có công lao to lớn, đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phát triển văn hóa dân tộc Việt về các mặt: Y học, kiến trúc mỹ nghệ, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của văn hóa Việt Nam, truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình lòng khâm phục và sự biết ơn, người dân Ninh Bình, Nam Định cũng như một số tỉnh thành khác đã đúc tượng, lập đền thờ để đức Thánh Nguyễn trường tồn mãi cùng thời gian.
Có thể nói Bái Đính là nơi hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc và của nhân kiệt xuất chúng. Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho những người con Ninh Bình phong cảnh sơn thủy kỳ tú, nhưng cũng chính con người cũng góp phần tôn vinh và làm đẹp thêm phong cảnh của tạo hóa. Tất cả những điều đó đã đưa Bái Đính trở thành một viên ngọc sáng lấp lánh, đa sắc màu, ngàn năm tâm linh, ngàn năm huyền thoại.
Tham Khảo
Đất nước Việt Nam ta đẹp trong mắt bạn bè quốc tế bởi những danh lam thắng cảnh mà tạo hóa đã ban tặng. Ấy là Thủ đô Hà Nội thân yêu với Hồ Gươm cổ kính bên tháp rùa nghiêng nghiêng, là Huế mộng mơ bên dòng sông Hương yêu kiều. Về với phía cuối dải đất hình chữ S, ta lại ngỡ ngàng và trầm trồ trước vẻ đẹp sang trọng của Bạch Dinh.
Bạch Dinh là một di tích kiến trúc, lịch sử- văn hóa cấp quốc gia. Công trình này tọa lạc trong khu lâm viên trên sườn Núi Lớn, thuộc Bãi Trước của thành phố biển Vũng Tàu. Bạch Dinh được khởi công xây dựng vào năm 1989 và hoàn thành vào năm 1916 trên nền pháo đài đồn Phước Thắng triều Nguyễn. Nơi đây từng được dùng làm nơi nghỉ mát cho Toàn quyền Đông Dương- Paul Doumer. Sở dĩ Bạch Dinh có tên gọi trong tiếng Pháp là Villa Blanche vì vị toàn quyền Paul Doumer, người chủ trương xây dựng ngôi nhà này đã lấy tên con gái yêu "Blanche" để đặt tên cho ngôi dinh thự. Trong suốt chiều dài lịch sử thì Bạch Dinh còn là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế Bảo Đại, các đời Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đồng thời cũng là nơi giam lỏng vua Thành Thái từ năm 1907 đến năm 1916. Ngày nay, Bạch Dinh đã trở thành một địa điểm du lịch thu hút khách ở Vũng Tàu.
Bạch Dinh mang kiến trúc Pháp cuối thế kỉ XIX nên rất uy nghi và bề thế. Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m, mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Xung quanh ngôi dinh thự này là một khu rừng nhỏ có rất nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ. Chiều cao của công trình này là 15m, dài 28m, rộng 15m gồm 3 tầng: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Tầng hầm thường được dùng để nấu nướng, tầng trệt để làm khánh tiết bày nhiều hiện vật cổ như song bình bách điểu chầu phượng còn tầng lầu thoáng đãng để nghỉ ngơi. Mặt ngoài của tòa Bạch Dinh được trang trí bằng các hoa văn cổ xưa và các bức vẽ chân dung những vị thánh thời cổ Hy Lạp. Toàn bộ ngôi nhà được quét vôi trắng, bên trên lợp mái ngói đỏ tươi, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mĩ thuật. Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí và tạo hình ảnh. Đôi chim công được chạm khắc đầy khéo léo trên các bức tường màu xanh ngọc điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xòe cánh khiến ngôi nhà trở nên thanh thoát biết bao. Đôi cá chép uốn lượn mềm mại như muốn vượt vũ môn để hóa rồng. Hoa cúc, hoa hướng dương viền từng mảng quanh ngôi nhà. Dưới ánh ban mai, ngôi nhà càng trở nên lấp lánh và lộng lẫy dưới nắng vàng rực rỡ. Du khách đến thăm nơi đây đều bị ấn tượng bởi tám bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bao quanh ba mặt chính của ngôi nhà. Những bức tượng cũng được làm từ sứ men màu, nét mặt chân thật và sinh động. Theo một vài nghiên cứu thì đây có thể là bức tượng của một số danh tướng người châu Âu. Và đã hơn 100 năm kể từ ngày xây dựng, kiến trúc của Bạch Dinh về cơ bản vẫn còn nguyên vẹn, sang trọng và hài hòa như ngày nào.
Phía trước của Bạch Dinh hướng ra biển. Từ đây ta có thể nhìn toàn cảnh Bãi Trước lượn vòng từ Núi Nhỏ đến Núi Lớn. Từ trên ngôi dinh thự nếu nhìn thẳng xuống sẽ thấy Hòn Hải Ngưu. Đó là một mũi đá nhỏ ra biển có hình dáng như một con trâu đang đắm mình dưới nước, là nơi câu cá của các chủ nhân Bạch Dinh trước kia và của khách du lịch ngày nay. Đứng trên khu di tích kiến trúc Bạch Dinh, du khách có thể quan sát được cảnh biển Bãi Trước của Vũng Tàu, những vùng biển lân cận và đường Quang Trung- Hạ Long dưới chân núi, là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam.
Trải qua một quãng thời gian đầy thăng trầm, ngày nay Bạch Dinh được dùng làm bảo tàng, trưng bày một số tài liệu có giá trị như đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu vực Hòn Cau- Côn Đảo, súng thần công cùng nhiều hiện vật khác được tìm thấy trong các đợt khai quật ở Bà Rịa Vũng Tàu...
Khi đến tham quan Bạch Dinh mỗi du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, thoáng đãng của biển, của rừng; thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của kiến trúc "Roma cận đại"; biết thêm về lịch sử Bạch Dinh, lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, mọi người còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập gốm sứ thời nhà Thanh...
Bạch Dinh là một khu di tích có giá trị về nhiều mặt từ địa lí, lịch sử đến văn hóa, kinh tế. Mọi người khi đến thăm nơi đây đều trầm trồ trước vẻ đẹp tinh tế và uy nghi của nó. Bởi thế mà mọi người hãy cùng chung tay bảo vệ và giữ gìn khu dinh cơ này.
viết một bài thuyết minh về lễ hội Bạch Đằng
Tham Khảo
Lễ hội truyền thống Bạch Đằng hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của Di tích Quốc gia đặc biệt chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/ 4, (ngày 6 đến ngày 9/3 âm lịch). Sáng ngày 22/ 4 (ngày 7/ 3 âm lịch) đã diễn ra Lễ rước tượng Trần Hưng Đạo về Đình Yên Giang.Xuất phát từ những chiến công vang dội của các bậc tiền nhân bên dòng sông Bạch Đằng, dòng sông huyền thoại đã ba lần chứng kiến những trận đại chiến chống quân xâm lược phương Bắc, đặc biệt là chiến thắng của nhà Trần vào mùng 8 tháng 3 năm Mậu Tý (1288). Thể hiện lòng biết ơn của nhân dân đối với những vị anh hùng đã có công dẹp giặc, giữ yên bờ cõi, đồng thời khơi gợi hào khí, tinh thần yêu nước và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của mọi thế hệ .Lễ hội Bạch Đằng với nhiều hoạt động ý nghĩa to lớn, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn và lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ con cháu mai sau, mãi ghi nhớ những chiến thắng vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc ta
Lễ hội Bạch Đằng diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng. Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.
Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.
Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.
Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.
Thuyết minh về khu Di tích Bạch Đằng Giang
Tràng Kênh – Bạch Đằng nằm trên đất Thủy Nguyên, cách Trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc. Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ.
Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc. Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc “Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”. Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh: “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng).
Quá trình xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang là sự kết hợp ý chí của người xây đền với sự mách bảo của thần linh, quá trình khai sơn phục thủy, san bằng mọi trở ngại, vừa làm vừa hoàn thiện, biến ý chí quyết tâm của một người thành ý chí quyết tâm của muôn người. Đúng như lời Phật dạy: “Sự diệu kỳ của trí tuệ kết hợp với sự màu nhiệm của thánh linh sẽ làm nên tất cả”. Trí tuệ và quyết tâm của con người với hồn thiêng dân tộc đã tạo dựng thành công.
Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc. Quần thể di tích gồm có:
- Vườn cuội cổ và trụ chiến thắng: Trụ chiến thắng bằng đá hồng ngọc nguyên khối cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn.
- Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt.
- Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán.
- Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ.
- Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Chùa mô phỏng theo mô hình Chùa Đồng – Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như lai, các Đạt ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đứng đầu quân dân Đại Việt trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau này ngài cùng Pháp Loa và Huyền Quang sang lập phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán, cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được mang từ nhà máy xi măng Hải Phòng cũ để trồng, bảo tồn truyền thống.
- Đền thờ Thánh Mẫu: tín ngưỡng tôn thờ lấy hình tượng Mẫu (người mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở con người đã đi sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn, Mẫu đệ Tam thoải phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, tam vị ông Hoàng, Đức Nam Hải thần vương và Mẫu Sơn Trang.
- Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Nhiều đền, chùa đình, đền, miếu trong cả nước đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đầu tiên tại Hải Phòng lập Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh để nhân dân và thu khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.
- Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích.
- Quảng trường Chiến thắng: công trình được hoàn thành vào tháng Chạp năm Bính Thân 2016, đón xuân mới Đinh Dậu 2017. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, Vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông .
Kể từ năm 2008 đến nay, khu di tích đã không ngừng mở mang, hoàn thiện, đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước về thăm quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều Đại lễ như Đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên biển để bảo vệ tổ quốc. Nơi đây nhiều nhân sỹ, nhà lãnh đạo đất nước đã về hội tụ để hấp thụ hồn thiêng đất nước, vạch ra những quyết sách anh minh. Về đây ta như gặp lại quá khứ hào hung của tổ tiên, như nghe thấy tiêng gươm khua lửa cháy, tiếng trống trận, tiếng hò reo và tiếng quân thù gục ngã – để chắp cánh cho chúng ta hướng tới tương lai, quyết tâm xây dựng thành phố, quê hương, đất nước giàu đẹp, trường tồn bên bờ biển Đông
thuyết minh tiếng anh về dinh độc lập
Thuyết minh về khu Di tích Bạch Đằng Giang
“Di tích Lịch sử - Văn hóa Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng" Tràng Kênh – Bạch Đằng nằm trên đất Thủy Nguyên, cách Trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 18km về phía Đông Bắc. Từ sông Bạch Đằng nhìn vào, Tràng Kênh như một Hạ Long trên cạn với nhiều núi non hùng vĩ. Tràng Kênh cũng là vùng đất lưu giữ di chỉ của người Việt cổ, nơi giao thoa văn hóa của người miền núi ở cánh cung Đông Triều với người miền biển của văn hóa Hạ Long của các bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Từ trước công nguyên đến thời Bắc thuộc, Núi Tràng Kênh – Sông Bạch Đằng án ngữ con đường xâm lăng duy nhất về phương Nam của các thế lực Phương Bắc. Nơi đây, từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13 diễn ra 3 trận quyết chiến chiến lược, cả 3 lần đều dùng trận địa cọc, cả 3 lần đều chỉ xảy ra trong 1 ngày, 1 con nước sáng lên chiều xuống và tiêu diệt gọn quân thù, bắt sống giặc, chém chết chủ tướng, làm quân thù Nam Hán, Đại Tống, Nguyên Mông đều bạt vía kinh hồn. Không một khúc sông nào nơi đây không nhuốm máu quân thù. Bạch Đằng – Tràng Kênh thực sự là một địa danh có lịch sử truyền thống hào hùng, oanh liệt trong lịch sử trường tồn của dân tộc “Vạn cổ Bạch Đằng lưu chính khí”. Việc xây dựng khu di tích Bạch Đằng ngay tại chiến trường oanh liệt từ xa xưa là một việc làm lưu giữ hồn thiêng dân tộc, như lời thán tuyệt diệu của thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần Phạm Sư Mạnh: “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu” (tạm dịch: khí thiêng sông núi đọng lại ở chốn Bạch Đằng). Quá trình xây dựng khu di tích Bạch Đằng Giang là sự kết hợp ý chí của người xây đền với sự mách bảo của thần linh, quá trình khai sơn phục thủy, san bằng mọi trở ngại, vừa làm vừa hoàn thiện, biến ý chí quyết tâm của một người thành ý chí quyết tâm của muôn người. Đúng như lời Phật dạy: “Sự diệu kỳ của trí tuệ kết hợp với sự màu nhiệm của thánh linh sẽ làm nên tất cả”. Trí tuệ và quyết tâm của con người với hồn thiêng dân tộc đã tạo dựng thành công. Quá trình xây dựng khu di tích là quá trình tạo dựng cảnh quan, không gian mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc, vừa hùng vĩ của núi sông, vừa linh thiêng và thấy như tiếng ông cha từ ngàn xưa vẫn vang vọng về. Từ năm 2008 đến 2016, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc tổ quốc. Quần thể di tích gồm có: - Vườn cuội cổ và trụ chiến thắng: Trụ chiến thắng bằng đá hồng ngọc nguyên khối cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt tả, hữu, hậu khắc công lao và thần tích của Đức vua Ngô Quyền, Lê Đại Hành Hoàng đế và Đức Thánh Trần. Các chữ khắc cùng một mẫu, các bản thần phả đều từ cung sinh, kết thúc ở cung sinh theo Kinh dịch thể hiện sự trường tồn. - Đền Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn Minh Đại Việt. - Đền Tràng Kênh Vọng Đế, thờ Đức Vua Lê Đại Hành, năm 981 ngài đã tái tạo lại địa cọc của Ngô Quyền, có công đánh Tống bình Chiêm, đưa Đại Cồ Việt ngang hàng với Đại Hán. - Linh từ Tràng Kênh thờ Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – ngài có công 3 lần đánh bại Nguyên Mông, đỉnh điểm là chiến thắng Bạch Đằng 1288, đập tan dã tâm xâm lược nước ta của Đế chế Nguyên Mông, mở ra nền văn minh Đông A rực rỡ. - Trúc Lâm tự Tràng Kênh: Chùa mô phỏng theo mô hình Chùa Đồng – Yên tử. Chùa thờ Phật Tổ Như lai, các Đạt ma và Bồ Tát, Phật Hoàng Trần Nhân Tông, người đứng đầu quân dân Đại Việt trong 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Sau này ngài cùng Pháp Loa và Huyền Quang sang lập phái Thiền tông Trúc Lâm Yên Tử. Dưới chân chùa là tượng Bạch Ngọc 18 vị La Hán, cây đa cổ thụ trên trăm tuổi được mang từ nhà máy xi măng Hải Phòng cũ để trồng, bảo tồn truyền thống. - Đền thờ Thánh Mẫu: tín ngưỡng tôn thờ lấy hình tượng Mẫu (người mẹ) với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ, che chở con người đã đi sâu vào đời sống văn hóa dân tộc Việt, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đền thờ Thánh Mẫu trong khu di tích thờ Mẫu đệ Nhất thượng Thiên, Mẫu đệ Nhị thượng ngàn, Mẫu đệ Tam thoải phủ. Trong đền còn có hương án và pho tượng thờ tự Ngũ vị tôn ông, tam vị ông Hoàng, Đức Nam Hải thần vương và Mẫu Sơn Trang. - Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Nhiều đền, chùa đình, đền, miếu trong cả nước đã lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi đầu tiên tại Hải Phòng lập Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh để nhân dân và thu khách thập phương bày tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người. - Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích. - Quảng trường Chiến thắng: công trình được hoàn thành vào tháng Chạp năm Bính Thân 2016, đón xuân mới Đinh Dậu 2017. Quảng trường lát đá granit vươn ra sông, gồm 3 pho tượng của Đức Ngô Quyền vương, Vua Lê Đại Hành và Đức Thánh Trần cao 11m bằng đồng. Mô hình bãi cọc lim bịt sắt gồm 180 cọc được dựng lại dưới lòng sông . Kể từ năm 2008 đến nay, khu di tích đã không ngừng mở mang, hoàn thiện, đón hàng triệu du khách trong và ngoài nước về thăm quan, đồng thời cũng là nơi diễn ra nhiều Đại lễ như Đại lễ cầu siêu hương hồn các liệt sĩ dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên biển để bảo vệ tổ quốc. Nơi đây nhiều nhân sỹ, nhà lãnh đạo đất nước đã về hội tụ để hấp thụ hồn thiêng đất nước, vạch ra những quyết sách anh minh. Về đây ta như gặp lại quá khứ hào hung của tổ tiên, như nghe thấy tiêng gươm khua lửa cháy, tiếng trống trận, tiếng hò reo và tiếng quân thù gục ngã – để chắp cánh cho chúng ta hướng tới tương lai, quyết tâm xây dựng thành phố, quê hương, đất nước giàu đẹp, trường tồn bên bờ biển Đông./. -------- CÁC NGÀY ĐẠI LỄ TRONG NĂM: - Mồng 6 tháng Giêng Tết: Khai hội - 14 và 15 tháng Giêng âm lịch: Khai Ấn đức Thánh Trần - 18 tháng Giêng: Giỗ đức vua Ngô Quyền - 8/3 âm lịch: Giỗ Vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng - 15/4 âm lịch: Đại Lễ Phật Đản - Rằm tháng 7 âm lịch: Lễ Vu Lan - 21/7 âm lịch: Giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh - 20/8 âm lịch: Giỗ Đức Thánh Trần * Nhân dân và du khách thập phương lưu ý: - Giờ mở cửa: từ 7h00 sáng tới 19h00 hàng ngày. - Ban Quản lý khu di tích tổ chức trông coi ô tô, xe đạp xe máy miễn phí cho nhân dân và du khách thập phương; Bố trí nước uống miễn phí trong khu di tích; nghiêm cấm các hành vi kinh doanh, bán hàng trong khu di tích
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20 km, di tích Bạch Đằng Giang thực sự là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.
Vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc xã Tràng Kênh, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, là một địa danh đặc biệt vì gắn liền với ba trận thủy chiến, biểu tượng cho tinh thần anh dũng chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội phần của dân tộc Việt Nam.Lần thứ nhất là vào năm 938, Ngô Quyền đánh bại 2 vạn thủy quân Nam Hán. Lần thứ hai, năm 981, là lúc Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống. Lần thứ ba, năm 1288, gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi ông cùng vua tôi nhà Trần xua tan giặc Nguyên Mông. Vì điều đó mà hôm nay, anh Chu Xuân Việt, ở Kim Mã, Hà Nội, cùng vợ mình, có mặt ở đây để dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc.
"Anh hướng dẫn viên vừa giới thiệu về chiến công của cả Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Ngô Quyền và Lê Đại Hành. Tôi thấy đấy là những chiến công thật là hiển hách, thể hiện sự dũng cảm của quân dân Việt Nam, rồi tinh thần quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước và cách đánh giặc thì vô cùng sáng tạo của cha ông".
Từ năm 2008, thành phố Hải Phòng đã quyết tâm tái dựng một quần thể di tích lịch sử tại Tràng Kênh để biểu đạt những giá trị to lớn của ba chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã hình thành.
"Đây là một khu du lịch rất có ý nghĩa về lịch sử, về những chiến thắng của dân tộc, của hai vị hoàng đế và một vị tướng của nhà Trần mà sử sách đã lưu giữ. Và gần đây ai cũng biết là thành phố Hải Phòng đã xây dựng khu vực này hết sức khang trang. Đây cũng là khu du lịch tâm linh. Người dân Việt Nam đã nghe là phải đến, vừa là để uống nước nhớ nguồn, vừa là tôn vinh công trạng lịch sử của ông cha ta trong chống giặc ngoại xâm".
Nổi bật nhất trong khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang là quần thể ba ngôi đền gắn với tên tuổi ba nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả ba ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới những vòm cây đang tỏa bóng, dọc theo một triền núi ven sông, tạo thành vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện.
Ngoài bến sông Bạch Đằng, cũng vừa mới có thêm một con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, tôn thêm vẻ hùng tráng của ba pho tượng các bậc danh tướng, sừng sững ngự trên mặt sông. Phía dưới là bãi cọc, chứng tích lịch sử về những chiến thắng vang dội của một thuở non sông.
Khu di tích này cũng đang được thành phố Hải Phòng đề cử để nhà nước công nhận là Di tích quốc gia hạng đặc biệt.
Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng.
1. Mở bài
Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.
2. Thân bài
- Vài nét về Trương Hán Siêu.
- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:
+ Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.
+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.
+ Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.
+ Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.
+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.
Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.
+ Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.
3. Kết bài
Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.
thuyết minh về bài Phú Sông Bạch Đằng
Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần.Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú,tác giảbày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giảđã liệt kê 1 loạt những địa danh nổi tiếng,những nơi có vẻ đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như:Vũ Huyệt,Cửu Giang,Ngũ Hồ, Tam Ngô,Bách Việt... Đây là cách nói ước lệ tượng trưng tác giả bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ta.
Ở phần tiếp theo,ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng qua lời miêu tả của nhân vật khách một bức tranh sinh động,giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua 1 loạt những từ láy gợi hình,kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng.Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ,bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước 1 nhân chứng ls khi nhớ về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa,ta còn thấy được hào khí của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Qua đó,ta thấy được những chiến công vĩ đại ấy được kể bằng giọng văn gấp gáp,khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng,mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Từ đó,tác giảcòn bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Theo các bô lão,thì nhân dân ta chiến thắng không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn có nhiều người tài.1 trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng,tg kết thúc bài phú bằng 2 lời ca. Đầu tiên là lời của các bô lão :
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được 1 triết lý vững chắc:người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Không những thế, đến đây,khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giảđã ca ngợi sự anh minh của vua Trần-là người có đức cao,luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân.Như vậy,ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân,cho nước…
Qua những hoài niệm về quá khứ, “Bạch Đằng giang phú” đã thể hiện lòng yêu nước,niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất,truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò,vị trí của con người trong lịch sử.
Nhìn trở lại toàn bộ bài phú,ta thấy “Bạch Đằng giang phú”là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã kể,miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng,thiên nhiên 1 cách sinh động,chân thật,có tính trữ tình cao,xen lẫn với lời kể là những cảm xúc,những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc,giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài,phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.Với nghệ thuật sắp xếp ngôn từ gây âm hưởng đa dạng, vừa khoan thai thoắt đã trở nên gấp gáp, rồi lại trở lại khoan thai, và cả bằng sự sinh động của nhịp điệu... mấy trăm năm qua bài phú đã chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người đọc.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là 1 trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại.Bài phú chứa chan lòng tự hào ,vừa đọng 1 nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Sau khi đọc xong tác phẩm,ta có thể khẳng định rằng “Phú sông Bạch Đằng” là đình cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại VN.
Nhắc đến triều đại nhà Trần, ta không thể không nhắc đến một nhân vật lớn, nhân vật có tầm ảnh hướng sâu sắc đến nhân dân là Trương Hán Siêu. Ông là một người có trình độ học vấn vô cùng sâu rộng, uyên bác, lại trải qua những bốn đời vua nhà Trần là Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông và Dụ Tông và cả hai cuộc chiến chống quân Nguyên xâm lược, ông đã đóng góp rất nhiều cho nhà Trần, được các vị vua thời này tôn kính như một bậc thầy.
Trương Hán Siêu cũng là người biên soạn nhiều tác phẩm nổi tiếng, là những áng văn bất hủ mỗi khi nhắc lại. Đó là Bạch Đằng Giang phú, Linh tế thập kỷ, Quang Nghiêm Tự bi văn… Năm 1308, ông được bổ nhiệm làm Hàn lâm học sĩ ở đời vua Trần Anh Tông. Đến đời vua Trần Minh Tông, ông giữ chức hành khiển, làm Môn hạ hữu ty lan tông ở đời Trần Hiến Tông năm 1339 . Và đến năm 1342, vào đời vua Trần Dụ Tông thì ông giữ chức Tả ty lang trung kiêm Kinh lược. Vào tháng 11 năm 1353, Trương Hán Siêu xin cáo bệnh về quê nhưng chưa kịp đến kinh sư thì ông mất. Sau khi ông mất, vua đã truy tặng cho ông các chức danh lần lượt là hàm thái bảo và thái phó. Năm 1972 được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám. Trong suốt cuộc đời của mình, Trương Hán Siêu đã nhiều lần được giữ những chức vụ quan trọng và đóng góp đáng kể cho đất nước. Kể cả cho đến khi ông mất thì vua và các quan trong triều cũng vô cùng đau xót, truy tặng cho ông những danh huy chương đáng giá. Đặc biệt, việc Trương Hán Siêu được thờ tại Văn miếu Quốc tử giám sau khi ông mất cho thấy sự coi trọng của quân vương đối với ông. Vai trò của Trương Hán Siêu đối với đất nước được ví như những bậc hiền triết thời xưa.
Những tác phẩm của Trương Hán Siêu thường là những áng văn bất hủ, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. Một trong những nét điển hình cho phong cách của Trương Hán Siêu là cái nhìn về lịch sử, mang dấu ấn hoài niệm, hoài cổ nhưng vẫn đầy trữ tình. Và bài Bạch Đằng Giang Phú (Phú sông Bạch Đằng) chính là một tác phẩm minh chứng cho điều này.
Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông kết thúc thắng lợi, cuộc sống tiếp diễn bình thường thì 50 năm sau, Trương Hán Siêu sáng tác bài Phú sông Bạch Đằng, bài thơ là nỗi niềm hoài niệm của tác giả về một thời kỳ lịch sử vàng son, chói lọi của dân tộc. Sông Bạch Đằng là chứng nhân lịch sử, cùng đồng hành với những sự kiện nổi tiếng như: Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 938 của Ngô Quyền, Chiến thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Tác phẩm được viết theo thể phú, một thể văn xuất phát từ Trung Quốc. Thể loại này thường được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi xen lẫn văn vần. Nội dung kể về những sự việc khách quan trong cuộc sống, từ những sự vật, những phong tục, tập quán…. Về nghệ thuật của tác phẩm thì đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, đỉnh cao nhất của thể loại thơ phú. Bằng tài năng tả cảnh, bút pháp trữ tình đan xen giọng kể mang tính sử thi của tác giả, con sông Bạch Đằng đã hiện lên với những chiến tích lịch sử oanh liệt, hào hùng. Qua đó mà ta thấy thêm tự hào về lịch sử của dân tộc, đồng thời cũng cảm nhận được tình yêu nước, nỗi niềm hoài cổ của tác giả.
Đoạn trích Phú sông Bạch Đằng được chia làm bốn phần. Phần 1 là những cảm xúc trước cảnh sông Bạch Đằng của người khách:
“Khách có kẻ:
Chèo quế bơi trăng
Buồm mây giong gió
Sớm ngọn Tương kia
Chiều hang Vũ nọ
Vùng vẫy Giang, Hồ
Tiêu dao Ngô, Sở
Ði cho biết đây
Ði cho biết đó
Chằm Vân, Mộng chứa ở trong kho tư tưởng, đã biết bao nhiêu:
Mà cái chí khí tứ phương, vẫn còn hăm hở
Mới học thói Tử Trường
Bốn bể ngao du
Qua cửa Ðại Thần
Sang bến Ðông Triều
Ðến sông Bạch Ðằng
Ðủng đỉnh phiếm chu
Trắng xoá sóng kình muôn dặm
Xanh rì dặng ác một màu
Nước trời lộn sắc
Phong cảnh vừa thu
Ngàn lau quạnh cõi
Bến lách đìu hiu
Giáo gãy đầy sông
Cốt khô đầy gò
Ngậm ngùi đứng lặng
Ngắm cuộc phù du
Thương kẻ anh hùng đâu vắng tá?
Mà đây dấu vết vẫn còn lưu”
Tác giả đã hóa thân vào nhân vật khách trong một tâm thế dạo chơi, thưởng thức phong cảnh của đất nước. Tác giả đã nêu ra những địa danh của Việt Nam như: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng… và cả những địa danh của Trung Quốc: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Tam Ngô…. Cho thấy vốn hiểu biết sâu rộng cùng với lòng tự hào, tình yêu của Trương Hán Siêu đối với đất nước.
Phần hai nói về những chiến công lịch sử của sông Bạch Đằng được thuật lại qua lời kể của các bô lão:
“Bên sông bô lão, hỏi ý ta sở cầu?
Có lẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau,
Vái ta mà thưa rằng:
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Tháo.
Đương khi ấy:
Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới.
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến lũy bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa: Tất Liệt thế cường, Lưu Cung chước dối,
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi!
Thế nhưng: Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối!
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay nước sông tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù không rửa nổi!
Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi.”
Thái độ của các bô lão đối với nhân vật khách thể hiện sự hiếu khách và nhiệt tình. Họ là những người đại diện cho cả một thế hệ đi trước, những người chứng kiến các cột mốc chói lọi khi xưa. Những lời kể của các bô lão về trận đánh làm hiện ra sự thất bại nhục nhã của quân giặc và chiến thắng oanh liệt của quân dân ta.
Phần 3 là lời nhận xét, bình luận về chiến công trên sông Bạch Đằng:
“Tuy nhiên: Từ có vũ trụ, đã có giang san.
Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.
Hội nào bằng hội Mạnh Tân: Như vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Lưu Thủy: Như quốc sĩ họ Hàn.
Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi, bia miệng không mòn.
Đến bên sông chừ hổ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.”
Lời bình luận của các bô lão về những chiến tích lịch sử gợi ra nguyên nhân thắng lợi của dân tộc. Đó là nhờ vào việc hội tụ đầy đủ các yếu tố từ con người, thời điểm, hoàn cảnh....
Và phần cuối cùng, tác giả thể hiện sự ca ngợi con người với những chiến công và tầm vóc của họ:
“Rồi vừa đi vừa ca rằng:
Sông Đằng một giải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị Thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”
Lời khẳng định của tác giả cho thấy đường lối tài tình của nhà Trần. Tác giả khẳng định vai trò to lớn của con người trong cuộc chiến, thể hiện niềm tự hào, lời ngợi ca của dân tộc đối với những con người trong lịch sử, họ đã dựng nước và giữ nước bằng cả tấm lòng yêu quê hương của mình.
Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng không chỉ có ý nghĩa và giá trị đối với riêng nhà Trần. Nó còn có ý nghĩa và giá trị đối với nền văn học trung đại Việt Nam và xa hơn là còn được lưu giữ đến tận hiện tại. Qua đó thấy được tài năng của tác giả và thêm hiểu biết về lịch sử của đất nước ta. Đọc tác phẩm, ta thấy trân trọng những giá trị mà người xưa để lại, từ đó mà không ngừng nỗ lực cống hiến cho đất nước để đất nước ngày càng phát triển, vươn xa ra thế giới.
Trương Hán Siêu là một nhân vật lớn đời Trần. Ông tên chữ Lăng Phủ, quê ở làng Phúc Am, huyện An Khánh, Ninh Bình. Trương Hán Siêu lúc trẻ làm môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Ông làm quan trải qua bốn triều vua Trần (Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông). Trương Hán Siêu là một người học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc đạo Nho, đạo Phật, lại giàu lòng yêu nước và có nhiều công lao đối với triều Trần, vì vậy ông được các vua Trần tôn kính, xem như bậc thầy.
Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời.
Mở đầu bài phú, tác giả bày tỏ ước muốn được đi đây, đi đó để thưởng ngoạn và ngắm vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả đã liệt kê một loạt những địa danh nổi tiếng, những thắng cảnh đẹp được nhiều người biết đến ở Trung Quốc như: Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt… Đây là cách nói ước lệ tượng trưng nhằm bày tỏ niềm khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh, để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước của Trương Hán Siêu.
Ở phần sau, qua lời nhân vật khách, ta lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh sinh động, giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Thông qua những từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với việc nhắc đến những địa danh gắn liền với sông Bạch Đằng. Tg đã gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ, bát ngát mênh mông của sông Bạch Đằng. Đồng thời tg cũng bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước một nhân chứng lịch sử khi hoài niệm về quá khứ oanh liệt.
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Hơn thế nữa, ta còn thấy được hào khí của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng thông qua lời kể của các bô lão thật hào hùng và lớn mạnh qua phần bình:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
…
“Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.”
Những chiến công vĩ đại của quân ta được kể bằng giọng văn gấp gáp, khẩn trương, tái hiện được khí thế hào hùng, mang âm hưởng của bản anh hùng ca tràn đầy niềm tự hào. Lời kể của các bô lão đã nhấn mạnh được chiến thắng vẻ vang của quân dân ta và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
Tác giả còn đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là: Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão đánh giá chiến thắng này có được không chỉ nhờ địa thế hiểm trở mà còn do có nhiều người tài. Một trong những nhân tài kiệt xuất thời bấy giờ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Cuối cùng, tác giả kết thúc bài phú bằng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Đầu tiên là lời của các bô lão:
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Những lời ca của bô lão cũng khẳng định được một triết lý vững chắc: người bất nghĩa sẽ bị diệt vong,còn anh hùng thì sẽ được lưu danh muôn thuở
Nhân vật khách cũng nối tiếp mà ca ngợi rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã ca ngợi sự anh minh của vua Trần – là người có đức cao, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Như vậy, ta có thể thấy được nguyên nhân thắng lợi của quân ta phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vẫn không thể thiếu được những nhân tài và người lãnh đạo có đức cao luôn biết lo cho dân, cho nước.
Với cảm hứng và hoài niệm về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong lịch sử.
Bạch Đằng giang phú được coi là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.Tác giả đã vận dụng thủ pháp kể, miêu tả về cảnh sông Bạch Đằng sinh động, chân thật, giàu chất trữ tình. Đồng thời người đọc còn cảm nhận được những cảm xúc, những hoài niệm về quá khứ oanh liệt. Bài phú mang đậm chất sử thi hoành tráng sử dụng nhiều điển tích, điển cố chọn lọc, giàu sức gợi,những câu văn ngắn dài, phần cuối xen vào những câu thơ làm nên âm điệu hào hùng và rất trữ tình cho tác phẩm.
Đây là tác phẩm không chỉ nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay vào bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú chứa chan lòng tự hào, cảm hứng ngợi ca dân tộc vừa lắng đọng nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc. Đọc bài phú người đọc như được sống lại những năm tháng hào hùng của một thời kì lịch sử, gắn liền với chiến công vĩ đại trên sông Bạch Đằng, từ đó thêm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước con người Việt Nam.