Đốt cháy hoàn toàn 7.2 g kim loại R (II) thu duoc 12 g Oxit
a)Viet PTHH
b)Xác định tên và kí hiệu hóa học
giup mik nha thu 4 la fai nop rui
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g KL R có hóa trị II thu được 12 g oxit. Xác định tên nguyên tố R trên.
BTKL: \(m_{O_2}=12-7,2=4,8\left(g\right)\)
\(\rightarrow n_{O_2}=\dfrac{4,8}{32}=0,15\left(mol\right)\)
PTHH: \(2R+O_2\xrightarrow[t^o]{}2RO\)
0,3<-0,15
\(\rightarrow M_R=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(g\text{/}mol\right)\)
Vậy R là Mg
Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại R có hóa trị I, thu được 12g oxit. Xác định tên nguyên tố trên
\(BTKL:m_R+m_{O_2}=m_{R_2O}\\ \Rightarrow m_{O_2}=12-7,2=4,8g\\ n_{O_2}=\dfrac{4,8}{32}=0,15mol\\ 4R+O_2\xrightarrow[]{t^0}2R_2O\\ n_R=0,15.4=0,6mol\\ M_R=\dfrac{7,2}{0,6}=12\left(g/mol\right)\)
không có kim loại thoả mãn đề bài.
_________
sửa đề: kim loại R có hóa trị Il
\(BTKL:m_{O_2}=12-7,2=4,8g\\ n_{O_2}=\dfrac{4,8}{32}=0,15mol\\ 2R+O_2\xrightarrow[]{t^0}2RO\\ n_R=0,15.2=0,3mol \\ M_R=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(g/mol\right)\\ \Rightarrow R=24=Mg\left(magie\right)\)
\(m_{O_2}=12-7,2=4,8\left(g\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{4,8}{32}=0,15\left(mol\right)\)
PT :
4R + O2 --> (to)2 R2O
0,6 0,15 0,3
\(M_R=\dfrac{7,2}{0,6}=12\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
Cacbon nhưng cacbon không có hóa trị 1 nên bạn xem lại đề
1.Đốt cháy hoàn toàn 10,8g môt kim loại chưa rõ hóa trị, sau phản ứng thu đươhc 20,4g một oxit. Hãy xác định công thức hóa học của kim loại.
2.Đốt cháy hoàn toàn 8,4g môt kim loại chưa rõ hóa trị, sau phản ứng thu được 16,6 g một oxit. Hãy xác định công thức hóa học của kim loại
3.Cho 2,7g Al vào đung dịch có chứa 16,1g HCl
a.Viết PTHH của phản ứng
b.Chất nào dư? Tính khối lượng dư.
c.Nếu dùng toàn bộ thể tích khí H2 trên để khử 30g Đồng(II) oxit, hãy tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
giúp em sáng 6h nộp rồi ạ
Câu 1:
Giả sử KL là A có hóa trị n.
PT: \(4A+nO_2\underrightarrow{t^o}2A_2O_n\)
Ta có: \(n_A=\dfrac{10,8}{M_A}\left(mol\right)\), \(n_{A_2O_n}=\dfrac{20,4}{2M_A+16n}\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_A=2n_{A_2O_3}\Rightarrow\dfrac{10,8}{M_A}=\dfrac{2.20,4}{2M_A+16n}\Rightarrow M_A=9n\left(g/mol\right)\)
Với = 3 thì MA = 27 (g/mol) là thỏa mãn.
Vậy: A là Al.
Câu 2:
Giả sử KL cần tìm là A có hóa trị n.
PT: \(4A+nO_2\underrightarrow{t^o}2A_2O_n\)
Ta có: \(n_A=\dfrac{8,4}{M_A}\left(mol\right)\), \(n_{A_2O_n}=\dfrac{16,6}{2M_A+16n}\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_A=2n_{A_2O_n}\Rightarrow\dfrac{8,4}{M_A}=\dfrac{2.16,6}{2M_A+16n}\Rightarrow M_A=\dfrac{336}{41}n\)
→ vô lý
Bạn xem lại đề câu này nhé.
Câu 3:
a, \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
b, \(n_{Al}=\dfrac{2,7}{27}=0,1\left(mol\right)\)
\(n_{HCl}=\dfrac{16,1}{36,5}=\dfrac{161}{365}\left(mol\right)\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,1}{2}< \dfrac{\dfrac{161}{365}}{6}\), ta được HCl dư.
THeo PT: \(n_{HCl\left(pư\right)}=3n_{Al}=0,3\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{HCl\left(dư\right)}=\dfrac{161}{365}-0,3=\dfrac{103}{730}\left(mol\right)\Rightarrow m_{HCl\left(dư\right)}=\dfrac{103}{365}.36,5=5,15\left(g\right)\)
c, \(n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=0,15\left(mol\right)\), \(n_{CuO}=\dfrac{30}{80}=0,375\left(mol\right)\)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,375}{1}>\dfrac{0,15}{1}\), ta được CuO dư.
Theo PT: \(n_{CuO\left(pư\right)}=n_{Cu}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow n_{CuO\left(dư\right)}=0,375-0,15=0,225\left(mol\right)\)
⇒ m chất rắn = mCu + mCuO (dư) = 0,15.64 + 0,225.80 = 27,6 (g)
Bài 1. Cho 7,2g một KL hoá trị II phản ứng hoàn toàn 100 ml dd HCl 6M. Xác định tên KL đã dùng.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g KL R có hóa trị II thu được 12 g oxit. Xác định tên nguyên tố R trên.
Bài 3.Cho 7,2g một KL M chưa rõ hóa trị, phản ứng hết với 21,9 g HCl. Xác định tên KL đã dùng.
1 gọi A là KL
\(n_{HCl}=0,1.6=0,6\left(mol\right)\\
pthh:A+2HCl\rightarrow ACl_2+H_2\)
0,3 0,6
\(M_A=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
mà A hóa trị II => A là Mg
2
ADĐLBTKL ta có
\(m_{O_2}+m_R=m_{RO}\\ \Leftrightarrow m_{O_2}=m_{RO}-m_R\\ =12-7,2=4,8\left(g\right)\\ n_{O_2}=\dfrac{4,8}{32}=0,15\left(mol\right)\\ pthh:2R+O_2\underrightarrow{t^o}2RO\)
0,3 0,15
\(M_R=\dfrac{7,2}{0,3}=24\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
3 gọi hóa trị của M là a ( a>0 )
\(n_{HCl}=\dfrac{21,9}{36,5}=0,6\left(mol\right)\)
\(pthh:2M+2aHCl\rightarrow2MCl_a+aH_2\)
0,6a 0,6
\(M_M=\dfrac{7,2}{0,6a}=12a\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
xét
a = 1 ( loại )
a = 2 ( Mg)
a = 3 (loại )
=> M là Mg có hóa trị II
Đốt cháy một kim loại R hóa trị (II) trong bình chứa 4,48 lit khí oxi (đktc) thu được 16 g oxit. Xác định R và công thức hóa học của oxit đó?
nO2=\(\dfrac{4,48}{22,4}\)=0.2(mol)
mO2=0,2 x 32=6.4( g)
Ta có: RIIOII ---> R2O2 ---> RO
PTHH: 2R + O2 ---> 2RO
2 mol R ---> 1 mol O2
0,2 mol O2 ---> 0,4 mol R
Từ định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mR= mRO - mO2 = 16 - 6,4 = 9,6 (g)
MR=\(\dfrac{9,6}{0,4}\) =24
Vây R là Mg
PT: \(2R+O_2\underrightarrow{t^o}2RO\)
Ta có: \(n_{O_2}=\dfrac{4,48}{22,4}=0,2\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{RO}=2n_{O_2}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow M_{RO}=\dfrac{16}{0,4}=40\left(g/mol\right)\)
Mà: MRO = MR + MO = MR + 16.
⇒ MR = 40 - 16 = 24 (g/mol)
Vậy: R là Mg.
Bạn tham khảo nhé!
Đốt cháy hoàn toàn 10,8 g kim loại A ko rõ hóa trị cần vừa đủ 2,24 lít khí oxi thu được oxit của nó. xác định tên kim loại A
Lên hopidap247 a ơi
TRên đó có nhiều cao nhân thi nhau trả lời lắm :)))
đốt cháy hoàn toàn 14,4g kim loại Rcos hóa trị II thu được 24g oxit xác định nguyên tố R trên
$2R + O_2 \xrightarrow{t^o}$ 2RO$
Theo PTHH :
n R = n RO
<=> 14,4/R = 24/(R + 16)
<=> R = 24(Magie)
`n_R = (14,4)/(M_R)`
`n_(RO) = 24/(M_R + 16)`
\(2R + O_2 \xrightarrow{ t^o} 2RO\)
`=> n_(R) = n_(RO)`
`<=> (14,4)/(M_R) = 24/(M_R+16)`
`<=> M_R = 24 (g//mol)`
`=>` R là Mg.
a)
\(2R + O_2 \xrightarrow{t^o} 2RO\)
b)
Theo PTHH :
\(n_R = n_{RO} \)
⇔ \( \dfrac{3,6}{R} = \dfrac{6}{R+16}\)
⇔ R = 24(Mg)
Vậy kim loại R là Magie
Đốt cháy hoàn toàn 10,8 g kim loại R có 1 hóa trị duy nhất tạo ra 20,4 g oxit của kim loại đó .
a) Xác đinh kl R (mik lm dc roi nhé là Al)
b) Nếu điện phân nóng chảy và có mặt chất xúc tác toàn bộ lượng axit trên sẽ thu được a g kim loại R và V lít khí O2 (dktc). Hãy lập luận cách tìm ra a và V 1 cách nhanh nhất
Ta có 2 PTHH:
\(4Al+3O_2\underrightarrow{t^o}2Al_2O_3\left(1\right)\)
\(2Al_2O_3\underrightarrow{\text{điện phân nóng chảy}}4Al+3O_2\left(2\right)\)
ĐLBTKL (1): \(m_{Al}+m_{O_2}=m_{Al_2O_3}\)
ĐLBTKL (2): \(m_{Al_2O_3}=m_{Al}+m_{O_2}\)
\(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}V_{O_2}=\dfrac{20,4-10,8}{32}.22,4=6,72\left(l\right)\\m_{Al}=10,8\left(g\right)\end{matrix}\right.\)