Những câu hỏi liên quan
๛Ňɠũ Vị Čáէツ
Xem chi tiết
tth
11 tháng 7 2018 lúc 10:57

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen :” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em :” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ :” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.

Bình luận (0)
Vân Sarah
11 tháng 7 2018 lúc 10:46

Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em.

Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen :” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.

Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em :” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ :” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.

Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.

Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.

Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.

Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.

Bình luận (0)
_Lương Linh_
11 tháng 7 2018 lúc 10:47

Tham khảo nha!

Năm học vừa qua, do đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc nên em được đi nghỉ mát ở Nha Trang bốn ngày. Từ sáng sớm cho đến chiều tối, em cùng các bạn tắm biển, leo núi, ngồi trên canô lướt sóng tới thăm các đảo. Cuộc du ngoạn rất vui vẻ và thú vị. Tối đến, lúc mọi người ngủ say thì em lại thao thức nhớ mẹ – người mẹ hiền từ và yêu quý. Mỗi lần nhớ mẹ, kỉ niệm về một cơn mưa lại hiện lên trong kí ức của em…

Dạo ấy, ba em đi công tác xa nhà nên ngày ngày mẹ phải đến trường đón em sau giờ tan học. Một buổi trưa, trời bỗng đổ mưa to và kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Từ cơ quan, mẹ hối hả đạp xe tới trường. Thấy em đang đứng nép dưới cổng, mẹ vội cởi áo mưa trùm cho em và bảo: – Con khoác áo vào đi cho khỏi ướt. Nhận ra vẻ băn khoăn của em, mẹ an ủi: – Đừng lo con ạ! Mưa chắc cũng sắp tạnh rồi! Mẹ khoẻ hơn con, có ướt một chút cũng chẳng sao.

Mưa vẫn nặng hạt, nước chảy tràn trên mặt đường, tuôn ồ ồ xuống các miệng cống. Trên đường vắng xe cộ và người qua lại. Trong các hiên nhà, người trú mưa chen chúc. Mẹ em vẫn gò lưng đạp xe trong mưa. Em thương mẹ quá mà chẳng biết làm sao.

Về đến nhà, mẹ vội thay quần áo rồi lo nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Em cũng giúp mẹ một tay. Đến bữa, mẹ có vẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng. Em động viên: – Mẹ cố ăn bát cơm cho khoẻ! Mẹ gượng cười: – Chắc không sao đâu con! Mẹ chỉ thấy khó chịu một chút thôi. Rồi mẹ uống một viên thuốc cảm và đi nghỉ. Đến chiều, mẹ vẫn đi làm như thường lệ.

Đêm ấy, mẹ lên cơn sốt. Em bối rối chẳng biết phải làm thế nào nên chạy sang nhờ bác An hàng xóm đưa mẹ đi bệnh viện. Bác sĩ khám bệnh rồi nói rằng mẹ bị viêm phổi cấp tính do bị cảm lạnh. Em đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Đôi môi mẹ khô se, hơi thở mệt nhọc, khó khăn. Em thương mẹ quá, nước mắt cứ rưng rưng. Bác An lấy chiếc khăn lạnh đặt lên trán mẹ. Hai bác cháu cùng cô y tá trực thức bên mẹ suốt đêm. Mẹ được tiêm mấy mũi thuốc, đến gần sáng, cơn sốt hạ dần.

Mẹ vẫy em lại gần rồi ra hiệu bảo mở cửa sổ. Những tia nắng sớm rọi vào làm sáng cả căn phòng. Nét mặt mẹ tươi trở lại.

Lần ấy, mẹ phải nằm bệnh viện mất năm hôm. Ngày ngày, bác An thay mẹ đến trường đón em. Chiều nào em cũng vào bệnh viện thăm mẹ. Hai mẹ con ngồi trên chiếc ghế đá kê dưới gốc cây bàng, nhỏ to tâm sự. Mẹ vuốt tóc em và khuyên: – Đừng vì mẹ bệnh mà xao nhãng việc học hành, con nhé! Ngày mai, mẹ sẽ về với con. Em ngả đầu vào vai mẹ như ngày còn thơ bé…

Hôm mẹ về nhà, thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, mẹ vui lòng lắm. Mẹ khen em: – Con gái mẹ giỏi quá! Em thầm mong mai sau sẽ trở thành một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang như mẹ.

Từ độ ấy, em càng cố gắng chăm ngoan, học giỏi để đền đáp phần nào công ơn của mẹ. Mẹ ơi! Đúng như lời một bài hát: Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối nguồn ngọt ngào… Lời hát nặng ân tình ấy sẽ theo con suốt cuộc đời mẹ ạ!

Hc tốt #

Bình luận (0)
thị kim oanh nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Yến Nhi
1 tháng 11 2021 lúc 15:13

a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

b.Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

   + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

   + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

c. Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

Bình luận (2)
Hoài Thương Lê
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Ngọc
23 tháng 12 2016 lúc 19:50

tên bài này là j vậ bn

Bình luận (0)
_silverlining
30 tháng 12 2016 lúc 13:56

Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thử thách tình cảm con người.Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng nên từ một tình huống éo le như thế để khắc sâu tình cha con thiêng liêng sâu nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗt con người: “Ba”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam “tuốt gươm ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi đạn nổ không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha ấy. Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết bao, đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái mà ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu lại tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan góc t/g đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé thì người cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết sẹo dài trên má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe con gọi ba, được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong những phút giây ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm chân thật của mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có một tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa,nó sẽ phải gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ của người lớn,chỉ một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó,nó sẽ phải gọi ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy không phải là ba nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của người cha mà làm cho cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình phụ tử thiêng liêng ấy của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.
Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái cái trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật bất ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm. Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha, hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót, bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho ba nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường của cô giao liên sau này.

Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc ấy nó mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng của nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba nó lại phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc của cô bé thật chân thực và sâu sắc.

Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.”. Tiếng kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong chờ suốt những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm nay”,giờ thì nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng lại.Không dừng lại ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh liệt,nồng nàn: “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng, vì cảm động và cũng vì cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.

Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông Sáu vẫn không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ giày vò” ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của đứa con gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc ngà voi để làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì lược cho con gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm cho con gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau lòng biết bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối cùng.Trong giờ phút đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng ông,kỉ vật ấy ông nhất định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh tình phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên bỉ hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…”

Bình luận (0)
Hoài Thương Lê
Xem chi tiết
Đăng
Xem chi tiết
Nabi Rain
Xem chi tiết
Trần Quang Hưng
8 tháng 9 2016 lúc 15:56

Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của buổi tựu trường, Nhưng lần này, tôi tự nhiên thấy lạ: lần đầu tiên tôi đến với mái trường THPT.Bao niềm vui, sự hảnh diện và cả sự rụt rè bỡ ngỡ cứ xen lẫn trong tôi với nhũng ấn tượng sẽ đọng lại mãi trong lòng.
Ngày đầu tiên đến trường – đó là một ngày nắng ấm, khí trời dìu dịu êm ái , theo sự thông báo của nhà trường , tôi đã chuẩn bị đủ tất cả mọi thứ nào là quần áo, giày dép, tập sách…. Nhưng lòng tôi vẫn cứ xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh.Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trừơng thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào ngưỡng cửa cấp ba - một chân trời hoàn toàn mới lạ. Ngôi trường tôi học năm nay rất khang trang, và không gian thoáng đãng..Từ cổng trường là một hàng cây me già rợp bóng mát dẫn lối vào các dãy phòng học ba tầng uy nghi, đẹp đẽ . Nào là hàng cây, phòng học, cột cờ ….tất cả đều dập vào mắt tôi, khiến lòng không thể nén lại được cảm xúc ngỡ ngàng , bao niềm vui sướng và tôi đã thốt lên: “Ôi! Ngôi trường đẹp quá!”.
Chúng tôi, các lớp 10 cũng như anh chị lớp 11 dược phân công về các lớp. Tôi thầm ước sao cho mình có thể học chung với một số người bạn cũ. Tiếc thay, lớp tôi học hoàn toàn là bạn lạ. “Nhưng dần rồi mình cũng sẽ quen với những bạn ấy thôi” - Tôi tự an ủi mình như thế. Sau mấy phút bỡ ngỡ ban đầu, tôi thấy cô giáo chủ nhiệm bước vào. Dáng đi, hình ảnh của cô làm cho tôi gợi nhớ về cô giáo chủ nhiệm năm lớp 9.Vẫn một dáng người thon thả, đôi mắt hìên lành, mái tóc đen dài.. Chính hình ảnh có của cô đã làm cho tôi phần nào bớt đi sự lo lắng vì xung quanh tôi toàn là bạn lạ. Lởi đầu tiên cô nói với chúng tôi là những lời dạy bảo ân cần về ý thức và trách nhiệm đối với bản thân, trường, lớp, trong học tập và rèn luyện trong năm học đầu tiên của ngưỡng cửa cấp ba.Tôi nghĩ đó là bài học đầu tiên mà tôi có thể có được ở ngôi trường mới này..
Ấn tượng nhất trong tôi là ngày khai giảng. Trong trang phục là một bộ đồ dài trắng tinh, tôi ra dáng là một nữ sinh thực sự. Tôi vừa thèn thẹn vừa cảm thấy mình như trưởng thành hơn. Tiếng trống khai trường do thầy hiệu trưởng gióng lên vang xa và âm thanh đó như lưu vào trong tôi một cảm xúc xao xuyến, lạ lùng. Tôi biết là từ hôm nay tôi hoà nhập vào một môi trừong mới.
Tôi được học trong một ngôi trường có bề dày thành tích và truyền thống dạy học - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, bản thân tôi có biết bao nhiêu niềm vui sướng và lòng tự hào và có xen lẫn một vài nỗi lo sợ . Nhưng điều quan trọng trong tôi lúc này, tôi hứa sẽ quyết tâm học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống của nhà trường.
Với bao nhiêu diều suy nghĩ trong tôi , có cả niềm vui xen lẩn niềm kiêu hảnh và cả sự thẹn thùng bỡ ngỡ và một chút lo lắng…. Bấy nhiêu cảm xúc của những ngày đầu tiên đó dưới mái trường THPT chắc chắn sẽ đọng lại mãi trong lòng tôi như một dấu ấn không thể phai mờ …

Bình luận (0)
Hoàng Hà Trang
8 tháng 9 2016 lúc 16:12

Hàng năm cứ đến ngày khai trường, lòng tôi lại nao nao đến khó tả. Cái cảm giác bâng khuâng đến xao xuyến - và ngày này đã trở thành kỷ niệm khó phai trong ký ức của tuổi thơ tôi...

Vài hôm trước ngày khai giảng, ba mẹ tôi hối hả mua cho anh em chúng tôi từng cái áo, cái quần, đôi dép... đến cái nón, cây viết và cẩn thận bao bìa, dán nhãn cho anh em tôi từng quyển tập, quyển sách. Cả đêm, ba mẹ vẫn không ngủ để chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho chúng tôi ngày mai đến trường. Hẳn là để chúng tôi có được niềm vui ngày tựu trường, gánh nặng trên vai của ba mẹ đã phải nhiều hơn, nhưng tôi vẫn cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn đầy trong mắt của ba mẹ.

Trời vừa rạng sáng, tôi đã vội vàng mặc quần áo mới, mang đôi giày "ba-ta" trắng tinh vào và đứng soi trước gương. Tôi khẽ mỉm cười sung sướng: "Ừ, giờ thì mình đã là học sinh cấp ba rồi nhé!". Rồi tôi đạp xe nhanh chóng đến trường với niềm vui hớn hở: sắp gặp bạn bè và thầy cô mới...

Hàng cây quen thuộc bên đường ngày nào, giờ sao khác quá. Có lẽ chúng cũng rạo rực như chúng tôi. Những hạt sương tối qua vẫn còn lấm tấm trên lá, đang long lanh dưới nắng mai vàng rỡ, vô cùng ngoạn mục. Dường như mọi vật đều tràn đầy sức sống.

Bước chân vào ngôi trường cấp ba, tất cả mọi thứ đều lạ lẫm, bỡ ngỡ đối với tôi. Ngôi trường mới này có khuôn viên lớn hơn, cây cỏ và hoa kiểng nhiều hơn so với trường cũ của tôi. Nhiều phòng học dài cứ nối tiếp nhau... Tôi ngơ ngác kiếm tìm lớp học của mình, bước đi tới lui liên tục làm trán ướt đẫm cả mồ hôi.

Tôi cố đảo mắt xung quanh để tìm một đứa bạn cũ nhưng cũng đành thất vọng. Tất cả đều là bạn mới, lạ lẫm. Ai cũng trang phục chỉnh tề, tươm tất từ đầu tóc, mặt mũi đến giày dép. Mọi thứ đều sạch sẽ, mới tinh. Dường như các bạn đều muốn khám phá tất cả những cái còn bỡ ngỡ xung quanh mình, với tâm trạng hớn hở và rạo rực.

Thỉnh thoảng, tôi nhìn thấy có vài anh chị năm trước đang tụm năm, tụm bảy trò chuyện ríu rít. Các anh chị trông có vẻ tự tin hơn so với chúng tôi. Họ bắt chuyện và hướng dẫn tận tình cho chúng tôi biết chỗ của căn tin, thư viện, nhà sách, giới thiệu cho chúng tôi biết sơ nét về từng giáo viên sẽ dạy mình... Chúng tôi cứ ngơ ngác lắng nghe hướng dẫn của các anh chị.

Tiếng kẻng vang lên, báo hiệu giờ vô lớp, khác với tiếng trống quen thuộc của trường cấp hai ngày nào. Chúng tôi nhanh chóng xếp hàng và chờ giáo viên chủ nhiệm xuống lớp. Tâm trạng bạn nào cũng náo nức và hồi hộp. Bỗng tôi nghe có tiếng hỏi thăm quen thuộc và thân thương: "Bạn tên gì? Nhà ở đâu? Năm rồi học trường nào vậy...?"

Nhiều năm trôi qua nhưng những cảm xúc về ngày khai giảng đối với tôi khó có thể diễn tả hết, nó đã in sâu vào con tim của tôi từ bao giờ. Và mỗi năm cứ đến ngày này là lòng tôi lại dâng lên những cảm xúc da diết đến không nguôi...!.

Học tốt !Nabi Rain

Bình luận (0)
Nguyên thi thu hiên
Xem chi tiết
Đào Thị Thanh Hoài
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 2 2023 lúc 20:59

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là chuyến về thăm quê nội cách đây 1 tuần...) 

Thân bài: 

Nêu lên hoàn cảnh diễn ra trải nghiệm đó? 

Diễn ra trong bao lâu? Với những ai? 

Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó: 

+ Em đã đi đâu? 

+ Đã làm những gì? 

+ Đã được gặp những ai? 

... 

Cảm xúc của em về những trải nghiệm đó? 

Những trải nghiệm đó để lại cho em những kỉ niệm gì? 

Kết bài. 

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em đối với trải nghiệm đó.  

_mingnguyet.hoc24_ 

 

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Bảo Yến
Xem chi tiết
Huong Phan
28 tháng 11 2017 lúc 21:43

đổi 6m = 60dm

số dây điện còn lại là

60-3=57(dm)

số dây điện gấp số lần số dây điện ra là

57:3=19(lần)

DS:19 lần

Bình luận (0)
Trịnh Trí Dũng
28 tháng 11 2017 lúc 21:48

Đổi 6m=60dm

Số dây điện còn lại là : 60 -3 =57 <dm>

Số dây điện còn lại gấp số lần dây điện lấy ra là : 57 :3 =19 <lần>

Đ/S:19 lần

Bình luận (0)
MiMokid
28 tháng 11 2017 lúc 21:49

                          Bài giải 

6m=60dm

Số dây điện còn lại là

60 - 3=57 (dm)

Số dây điện còn lại gấp số dây điện lấy ra số lần là

57 :3 =19 (lần)

           Đáp số 19 lần

Bình luận (0)