nêu nguyên nhân và hậu quả của việc sản xuất nông nghiêpj
1,Nêu nguyên nhân , hậu quả , biện pháp của việc gia tăng dân số ?
2, Nêu nguyên nhân thất nghiệp ở thành thị và nông thôn ?
3, Đặc điểm chung của dịch vụ ?
1. * Nguyên nhân dân số tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh là do dân số nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm cao trong đó có nhiều thời kì đạt mức cao vào loại nhất thế giới: từ 1930 - 1960 tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm nước ta là 1,85% nhưng riêng thời kì 1939 – 1943 đạt 3,06%/năm; 1954
- 1960 đạt 3,93%/năm. Từ 1960 đến nay nhìn chung tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu thế giảm và ở thập kỉ 1989 - 1999 nước ta đã đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,7%/năm. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên này hiện nay vẫn ở mức trung bình trên thế giới.
- Dân số nước ta có tỉ lệ gia tăng cao là do tỉ lệ sinh cao là do tỉ lệ sinh cao nhưng tỉ lệ tử có xu thế giảm dần do mức sống ngày càng cao và trình độ y tế ngày càng phát triển mạnh nên đã làm giảm tỉ lệ tử của trẻ sơ sinh.
- Dân số nước ta có tỉ lệ sinh cao là do những nguyên nhân sau:
+ Do trình độ nhận thức của người Việt Nam về lĩnh vực dân số và gia đình còn rất lạc hậu như thích đông con, thích con trai…
+ Do độ tuổi kết hôn của người Việt Nam quá sớm nên đã kéo dài thời kì sinh nở của phụ nữ.
+ Do mức sống của người Việt Nam nhiều năm qua thấp nên người lao động không có điều kiện học tập để nâng cao trình độ nhận thức đúng đắn về lĩnh vực dân số.
+ Do nước ta bị chiến tranh kéo dài nên trong suốt thời kì chiến tranh, Nhà nước ta không đặt ra vấn đề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch như ngày nay.
Tóm lại dân số nước ta trong những năm qua tăng nhanh là do tác động tổng hợp của những nguyên nhân trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trình độ nhận thức lạc hậu về dân số và gia đình.
* Hậu quả dân số tăng nhanh:
- Dân số tăng nhanh sẽ gây ra sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế, xã hội mà thể hiện là:
+ Ở nông thôn đất N2 bình quân trên đầu người ngày càng giảm, mức thu nhập thấp, nhiều tệ nạn xã hội xảy ra…
+ Ở thành thị nạn thất nghiệp tăng, mức thu nhập thấp và cũng xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
- Dân số tăng nhanh cũng gây sức ép lớn với nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà chất lượng cuộc sống con người thể hiện bởi 3 chỉ tiêu chính sau:
+ Mức thu nhập bình quân đầu người: khi dân số tăng nhanh -> mức thu nhập bình quân đầu người thấp (cụ thể như ở nước ta hiện nay).
+ Trình độ học thức: khi mức thu nhập thấp thì người lao động không có điều kiện để đi học nâng cao trình độ văn hoá.
+ Tuổi thọ trung bình: khi người lao động có thu nhập thấp, trình độ học thức thấp thì họ không có điều kiện chăm lo sức khoẻ cho mình -> tuổi thọ thấp.
Ba chỉ tiêu mức thu nhập, trình độ học thức , tuổi thọ trung bình thấp là hậu quả của sự gia tăng dân số.
- Dân số tăng nhanh sẽ gây sức ép lớn với khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường. Dân số tăng nhanh nhưng tài nguyên thiên nhiên thì có hạn dẫn đến việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất bừa bãi, lãng phí làm cho tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt, môi trường suy thoái, ô nhiễm.
* Biện pháp giải quyết:
- Trước hết cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
+ Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện KHHGĐ.
+ Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế.
+ Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp các biện pháp xử phạt nghiêm túc với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh chính sách dân số.
- Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dần mức sống và trình độ văn hoá, KHKT, dân trí cho người lao động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch trong mỗi cặp vợ chồng.
2. Vì thành thị dân số đông
--> Nhu cầu tìm việc làm nhiều --> Thiếu việc làm
Nông thôn dân số ít
--> Không có việc làm--> Thất nghiệp
3. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước
- Tốc độ phát triển nhanh
- Mang lại lợi nhuận cao, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài
- Phân bố chủ yếu dựa vào các nhân tố như dân số, nền phát triển kinh tế.
Liên Hồng Phúc trả lời đúng rùi
Câu 1: Nêu đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng.
Câu 2: Nêu nguyên nhân của hiện tượng di dân ở đới nóng. Nêu hậu quả của di dân tự phát và giải pháp?
Câu 3: Tình hình đô thị hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào? Cần có giải pháp gì để giải quyết vấn đề trên.
Câu 1: - Thuận lợi: nhiệt độ, độ ẩm cao, lượng mưa lớn nên có thể sản xuất quanh năm, xem canh tăng vụ.
- Khó khăn: rất dễ bị thoái hóa, sâu bệnh, bão lũ, khô hạn.
- Biện pháp: trồng cây che phủ đất, làm thủy lợi, đảm bảo tính thời vụ và có kế hoạch, phòng tránh thiên tai.
Câu 2: - Đới nóng là nơi có sóng di dân cao.
- Tình trạng di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng và phức tạp.
Nguyên nhân:
- Di dân tự do. do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm.
- Di dân có tổ chức, có kế hoạch nhằm pháp triển kinh tế - xã hội ở vùng núi, ven biển.
Biện pháp:
Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép về dân số, nâng cao đời sống nhân dân pháp triển kinh tế - xã hội.
Câu 3: - Đới nóng là nơi có tốc độ đô thị hóa cao trên thế giới.
- Hậu quả: đô thị hóa tự phát đã tạo sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội,...ở các đô thị.
- Biện pháp: tiến hành đô thị hóa gắn liền với pháp triển kinh tế và phân bố tại dân cư hợp lí.
CHÚC BẠN HỌC GIỎI
Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng
*Nguyên nhân của việc phá rừng:
Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.8.Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ti.
*Hậu quả của việc phá rừng:
khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc. Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,...
Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km. Vì sao vậy?
Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.
Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.
Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.
Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở VIỆT NAM, TỪ 1945 CHO ÐẾN NAY MẤT khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.
Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.
Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
- Nguyên nhân: "chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…"
- Hậu quả: "lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn".
Câu 1: Nêu nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà ? Liên hệ với nước ta
Câu 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả của việc ô nhiễm nước ở đới ôn hoà ?
Câu 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở hình bên và cho biết biểu đồ này thuộc kiểu khí hậu nào của môi trường đới ôn hòa?
hỏi gì mà dài vậy, ai mà trả lời hết
câu 1 : Nguyên nhân:
+ CN phát triển⇒ Khói bụi từ các nhà máy ngày càng nhiều.
+Do động cơ giao thông
+ Khói bụi từ hoạt động sinh hoạt của con ngườ
Hậu quả
+ Mưa axit
+ Tăng hiệu ứng nhà kính
+ Tăng hiệu ứng nhà kính
+ Gây một số bệnh cho phổi và nhiều bệnh khác
câu 2 :
nguyên nhân:
ô nhiễm nước biển là do khoáng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển. ô nhiễm nước sông, hồ và nước ngầm là do hóa chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng cùng chất thải nông nghiệp
hậu quả:
làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất
câu còn lại mik chịu
còn bài 1 phần liên hệ mik chx làm, bạn tự làm nha
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn
Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn
TL
- Nguyên nhân: "chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm…"
- Hậu quả: "lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn"
~HT~
Họk tốt
jhdvdv
Nêu nguyên nhân làm diện tích nước nuôi thủy sản bị thu hẹp, việc ô nhiễm nước ở nước ta gây ra hậu quả gì?
Help me!!! >.<
Nguyên nhân:
Do ô nhiễm môi trường
Do con người sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều
Do biến đổi khí hậu
...
Việc ô nhiễm môi trường ở nước ta sẽ làm cho nhiều loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm thiệt hại về tài nguyên, kinh tế...
Nguyên nhân:
Do ô nhiễm môi trường
Do con người sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều
Do biến đổi khí hậu
...
Việc ô nhiễm môi trường ở nước ta sẽ làm cho nhiều loài sinh vật bị chết, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, làm thiệt hại về tài nguyên, kinh tế...
Câu 1:Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới,khí hậu ảnh hưởng ntn tới môi trường?
Câu 2:Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu Việt Nam,khí hậu ảnh hưởng ntn tới việc sản xuất nông nghiệp?
Trả lời ngắn gọn giùm mk nha.Mai mk kt rồi.
1)nhiệt độ cao quanh năm (nhiệt độ trung bình trên 20 độ C
câu này ko biết
2)ẩm
2 mùa gió đông bắc
nhớ mk nha chúc học giỏi
tại sao nói dân cư châu âu đang già đi? nêu nguyên nhân và hậu quả của việc già hóa dân số
Dân số châu Âu là 727 triệu người (năm 2001).
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu rất thấp, chưa tới 0,1%. Nhiều nước Đông Âu và một số nước Bắc Âu, Tây Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm. Dân số tăng ở một số nước chủ yếu là do nhập cư.
Mật độ dân số trung bình của châu Âu là trên 70 người/km2. Những vùng có
mật độ dân số cao thường là các đồng bằng, các thung lũng lớn và đặc biệt là các vùng duyên hải. Trong khi đó, dân cư phân bố thưa thớt ở phía bắc và những vùng núi cao.
Mức độ đô thị hoá cao. Châu Âu có khoảng 75% dân số sống trong các đô thị và hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
Ở những vùng công nghiệp lâu đời, các thành phố phát triển và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới như dài đô thị kéo dài từ Li-vơ-pun (Anh) đến Côn (Đức).
Việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn. Điều kiện sống của người dân nông thôn ngày càng gần với điều kiện sống của người dân thành thị.
Câu 1: em hãy cho biết hậu quả của việc gia tăng dân số ở đới nóng ?? Câu 2: Môi trường xích đạo ẩm cí những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ? Cần gấp
Tham khảo
1. - Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống: Thu nhập, bình quân lương thực và thực phẩm theo đầu người thấp, gia tăng tỉ lệ đói nghèo, mù chữ,... - Xã hội phân hóa giàu nghèo. - Tệ nạn xã hội gia tăng, mất trật tự an ninh.
2. Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh. - Khó khăn: + Nhiệt ẩm cao nên nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.
Câu 1
- Hậu quả: Tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
Câu 2
- Thuận lợi: mưa nhiều, nắng nhiều quanh năm nên có thể trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều vật nuôi quanh năm; trồng xen nhiều loại cây
- Khó khăn: nóng ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và gia súc.
Tham khảo
- Môi trường xích đạo ẩm có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp? + Nhiệt ẩm dồi dào tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng thuận lợi, thực hiện được các biện pháp tăng vụ, gối vụ, xen canh, thâm canh. - Khó khăn: + Nhiệt ẩm cao nên nhiều dịch bệnh phá hoại mùa màng và vật nuôi.