Con nguời thường sử dụng loại đột biến tam bội hay tứ bội ? Vì sao
Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1.Sử dụng consisin tác độnglên hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa.Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng.Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết, ở đời con loại kiểu gen AaaaBBbb có tỉ lệ
A. 1/9
B.4/9
C.1/81
D. 2/36
P: AABB x aabb → F1: AaBb, tứ bội hóa → AAaaBBbb.
Phép lai AAaaBBbb x aaaabbbb = (AAaa x aaaa)(BBbb x bbbb).
AAaa → 1AA : 4Aa : 1aa => AAaa x aaaa → 4 6 Aaaa
BBbb → 1BB : 4Bb : 1bb => BBbb x bbbb → 1 6 BBbb
=> %AaaaBBbb = 4 6 × 1 6 = 1 9
Chọn A.
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng consixin tác động đến hợp tử F1 để đột biến tứ bội hóa.Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lí thuyết ở đời con loại kiểu gen AAaaBBbb có tỉ lệ:
A. 1/36
B. 17/18
C. 4/9
D. 100%
Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động đến hợp tử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với cây tứ bội thân thấp, hoa trắng. Cho rằng cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. theo lý thuyết, ở đời con loại kiểu gen AAaaBBbb có tỉ lệ:
A. 1/36
B. 4/9
C. 100%
D. 17/18
Đáp án A
F1 AaBb tứ bội hóa thành AAaaBBbb
AAaaBBbb × aaaabbbb
Tách các cặp gen ra:
- AAaa × aaaa
1/6 AA, 4/6Aa, 1/6aa × 100%aa
→ Tỉ lệ kiểu gen AAaa là 1/6x100% = 1/6
Tương tự với cặp gen Bb, ta có tỉ lệ kiểu gen BBbb là 1/6
→ Tỉ lệ đời con loại kiểu gen AAaaBBbb là 1/6×1/6 = 1/36
Ở loài ngô bộ NST 2n=20
Nếu xảy ra dột biến số lượng NST thì số NST ở thể tam bội và tứ bội là bao nhiêu các dạng đột này có gây hại cho sinh vật hay không, nêu biện pháp gây giống cây trồng phổ biến hiện nay người nông dân đang sử dụng
Tam bội: 20.\(\dfrac{3}{2}\)=30(NST)
Tứ bội: 20.2=40(NST)
-Không gây hại cho sinh vật.
Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đoeì con có 5 loại kiểu gen?
A. Bbbb x BBbb
B.BBbb x BBbb
C.BBbb x BBBb
D.Bbbb x Bbbb
A cho 4 loại kiểu gen
B cho 5 loại kiểu gen
C cho 4 loại kiểu gen
D cho 3 loại kiểu gen
Phép lai cho 5 loại kiểu gen là B
Đáp án B
a, Cho giao phấn giữa hai cây lưỡng bội có kiểu gen là AA và aa thế hệ F1 người ta thu được cây tam bội có kiểu gen Aaa.Giai thích cơ chế hình thành cây tam bội này? Vì sao giống cây ăn quả tam bội quả thường không có hạt?
b. Trong các loại đột biến gen, hãy cho biết:
- Loại đột biến nào không làm thay đổi chiều dài của gen? Vì sao?
- Loại đột biến nào thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất? Vì sao?
Tại sao đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội?
* Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là đột biến đa bội vì:
* Đột biến đa bội:
- Ở động vật thường rất ít xuất hiện, thường chỉ gặp ở các loài lưỡng tính hay các loài trinh sản.
- Ở thực vật: hiện tượng đa bội khá phổ biến. Những dạng đa bội ở thực vật thường có số lượng NST tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ → tế bào to, sinh trưởng tốt. Thể đa bội thường được ứng dụng trồng trọt để thu sản phẩm từ cơ quan sinh dưỡng. Ví dụ: nho tứ bội, dâu, táo…
* Đột biến lệch bội:
- Ở động vật: Do sự tăng hay giảm số lượng một vài NST dẫn đến mất cân bằng của toàn hệ gen làm cho cơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản…
- Ở thực vật: Các dạng lệch bội tuy không gây hậu quả nghiệm trọng như ở động vật nhưng thường làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của loài.
→ Như vậy đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nể cho thể đột biến hơn đa bội do sự tăng giảm số lượng của một vài cặp NST một cách khác thường đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.
Tại sao các đột biến cấu trúc NST, đột biến dị bội thường có hại cho con người, sinh vật. Cho ví dụ.
Tham khảo!
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST nên thường gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
Tham khảo
Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST nên thường gây hại cho sinh vật.
Ví dụ: Mất 1 đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người
tham khảo:
Đột biến cấu trúc NST làm biến đổi cấu trúc NST, thay đổi số lượng hay trình tự các gen trên NST -> thay đổi hình dạng và cấu trúc NST. Có 4 loại là mất lặp đảo chuyển đoạn
Mất đoạn thường gây hại cho con người sv vì làm giảm số gen trên NST gây chết hoặc giảm sức sống do mất cân bằng gen ( Vd ung thư máu)
Lặp đoạn cũng gây mất cân bằng gen, gây hại cho con ng,sv
đảo đoạn k làm mất vật chất di truyền trên NSt -> ít ảnh hưởng sức sống
chuyển đoạn nếu lớn thường gây chết hoặc mất sinh sảnh, nếu nhỏ có thể có lợi
Dù db cấu trúc NST có gây hại nhưng bên cạnh đó, ứng dụng của nó trong việc chọn giống,tạo giống mới, chữa bệnh hay lặp bản đồ gen là rất tốt
Ở một loài thực vật lưỡng bội, gen A : thân cao trội hoàn toàn so với alen a : thân thấp; Gen B: hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b : hoa trắng, các gen phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được hợp tử F1. Sử dụng cônsixin tác động lên hợp t ử F1 để gây đột biến tứ bội hóa. Các hợp tử đột biến phát triển thành cây tứ bội và cho các cây đột biến này giao phấn với nhau. Cho rằng cơ thể t ứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội. Theo lý thuyết, ở đời con lo ại kiểu gen AaaaBBbb có tỷ lệ là?
A. 17/18
B. 4/9
C. 1/36
D. 1/9
Đáp án D
A : thân cao >> a : thân thấp; B: hoa đỏ >> b : hoa trắng, các gen phân li độc lập.
P: AABB x aabb
F1: AaBb à tứ bội hóa: AAaaBBbb
F2: AaaaBBbb =