Lâm Thái Bảo
1.1/1/ Văn bản nhật dụng : Cổng trường mở ra; Mẹ tôi; cuộc chia tay của những con búp bê.- Tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, thể loại.-Chi tiết-Nội dung, nghệ thuật2/Ca dao, dân ca : Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát than thânNội dung nghệ thuật của từng bài3/Văn bản trung đại Việt Nam : Sông núi nước Nam, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Phò gia về kinh.-Tác giả, tác phẩm, thể thơ-Nội dung, nghệ thuật4/Văn học hiện đại Việt Nam: Cảnh khuya, Tiếng gà trưa...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Chính Nguyễn
Xem chi tiết
Linh Ngoc
Xem chi tiết
Nguyễn Phú Gía Thái Bảo
15 tháng 11 2021 lúc 15:23
Tác giả Lý Lan ,trích trong " báo yêu trẻ " PTBĐ là biểu cảm ,tự sự . Nội dung : tấm lòng yêu thương ,tình cảm sau lắng của người mẹ đối vs con . Vai trò to lớn của nhà trường đối vs cuộc sống mỗi con người
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Linh Ngoc
Xem chi tiết
Pham Oanh
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Thanh
7 tháng 1 2022 lúc 7:44

1. Cổng trường mở ra:

- Tác giả: Lý Lan.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

2. Mẹ Tôi:

- Tác giả: Ét - môn - đô đơ A - mi - xi.

- Tác phẩm: Những tấm lòng cao cả.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

3. Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Tác giả: Khánh Hoài.

- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. 

Bình luận (0)
TRẦN NGỌC PHƯƠNG NGHI_7A...
Xem chi tiết
Tivi Nam
Xem chi tiết
Long Sơn
1 tháng 10 2021 lúc 17:57

Mẹ tôi

Bình luận (0)
❖ Khang/GD❄ 『ʈєɑɱ❖Hoàng...
1 tháng 10 2021 lúc 18:11

Mẹ Tôi

Bình luận (0)
Lương Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
2 tháng 1 2022 lúc 14:37

Câu 1: A

Bình luận (0)
Trường Phan
2 tháng 1 2022 lúc 14:55

Câu 1:   Văn bản nào sau đây được sáng tác bằng thể loại truyện ngắn?
A. Cổng trường mở ra – Lí lan                    C. Cuộc chia tay của những con búp bê –Khánh Hoài
B. Mẹ tôi – Ét-môn-đô đơ A-mi-xi               D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
Câu 2:  Bài ca dao  Cái cò lặn lội bờ ao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Câu 3: Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật?
Sông núi nước Nam                                 C. Bánh trôi nước 
Phò giá về kinh                                        D. Qua Đèo Ngan

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Linh Phương
29 tháng 10 2016 lúc 20:48

Trong bài công trường mở ra em thích nhất là chi tiết cuối vì Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Bình luận (0)
Ken Tom Trần
29 tháng 10 2016 lúc 20:49

Em thích nhất chi tiết cuối truyện là :" Đi đi con Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" vì câu nói này của người mẹ mang rất nhiều ý nghĩa .Thế giới kì diệu ở đây không phải là thế giới của ông bụt, bà tiên mà là thế giới em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người, được có những tình cảm bạn bè ,thầy cô trong sáng, là nơi lưu giữ những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò.


 

Bình luận (0)
Thảo Phương
30 tháng 10 2016 lúc 11:05

Trong bài''Cổng trường mở ra''của Li Lan em thích chi tiết cuối cùng:''Đii đi con...''.

Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Bình luận (0)
buồn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
29 tháng 3 2019 lúc 10:13

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Bình luận (0)