Thế nào là truyện truyền thuyết?
Thế nào là truyện truyền thuyết? Nêu các truyện truyền thuyết đã học!
Truyện thuyền thuyết là loại truyện kể vè các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quấ khứ (thường sử dụng yếu tố kì ảo )truyện nêu cách đấnh giá của nhân dân với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
V/D:Thánh Gióng,Sơn Tinh Thủy Tinh,Con rồng cháu tiên,...
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.
Giúp tớ với các cậu ơi:<
Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?
Câu 2. Thế nào là văn bản thông tin? Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?
Câu 3. Thế nào là truyện cổ tích? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?
Câu 4. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?
Câu 5. Thế nào là văn bản nghị luận? Nêu các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận?
Câu 6. Thế nào là đoạn văn, văn bản? Nêu rõ các yêu cầu hình thức của đoạn văn, văn bản?
Câu 7. Thế nào là văn bản thông tin? Nêu các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin?
Câu 8. Nêu khái niệm văn bản đa phương thức?
tham khảo
1.Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
2.Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin…
3.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng… + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
5.Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.
8.Khái niệm Văn bản đa phương thức (multimodality texts) chỉ loại văn bản trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… lần này cũng được chú ý cả trong đọc hiểu và tạo lập.
mik chỉ lm đc mấy câu này thoi:)
Câu 1:Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian,có yếu tố kì ảo hoang đường,kể về sự việc và nhân vật liên quan tới lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục,cảnh vật địa phương theo quan niệm của dân gian
Câu 2:Văn bản thông tin là thuật lại một sự kiện chính trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân-kết quả .
Đ2 của văn bản thông tin:giải thích cho người đọc hiểu về thế giới xã hội
Câu 3:Truyện cổ tích là truyện sáng tác do nhân dân lao động được truyền miệng từ đời này sang đời khác
Câu 4:
Khác nhau:
Truyện truyền thuyết:kể về sự việc và nhân vật liên quan tới lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục,cảnh vật địa phương theo quan niệm của dân gian
Truyện cổ tích:kể về một nhân vật nào đó để thể hiện về ước mơ và cuộc sống của nhân dân.
Câu 5;
văn bản nghị luận là trình bày về một vấn đề nào đó
Thế nào là truyện truyền thuyết?
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, truyện thể hiện thái độ và các đánh giá của nhân dân dối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
CHO MÌNH 1 LIKE NHA!!!!!!!!!!!!
Vũ Ngọc Thạch theo dõi mik nhá mik làm bn nhé!!!!!!!!!!!!!!!!
Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử có sử dụng yếu tố kì diệu, không có thật. Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân về một cuộc sống, một xã hội tốt đẹp hơn thông qua cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác.
Em hãy đọc lại các chú thích có đánh dấu sao ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29 và trả lời các câu hỏi sau đây:
- Thế nào là truyền thuyết?
- Thế nào là truyện cổ tích?
- Thế nào là truyện ngụ ngomm?
- Thế nào là truyện cười?
- Thế nào là truyện trung đại?
- Thế nào là văn bản nhật dụng?
Thể loại | Định nghĩa |
---|---|
Truyền thuyết | - Loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử quá khứ, có sử dụng các yếu tố kì ảo. - Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân với nhân vật, sự kiện. |
Truyện cổ tích | - Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật… - Truyện cổ tích thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo. |
Truyện ngụ ngôn | Là loại truyện kể bằng văn xuôi, hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ con người, răn dạy những bài học nào trong đó. |
Truyện cười | Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán thói hư tật xấu trong xã hội. |
Truyện trung đại | - Thể loại văn xuôi chữ Hán ra đời có nội dung phong phú, thường có tính giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. - Ngôn ngữ miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ miêu tả của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại. |
Văn bản nhật dụng | Bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với đời sống con người, cộng đồng trong xã hội hiện đại: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền con người, ma túy… |
1. Em hiểu thế nào là truyền thuyết , thế nào là truyện cổ tích.
2. Thế nào là văn bản thông tin.
3. Thế nào là văn bản nghị luận
giúp mik với mai mik thi rồi
1. Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử, phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.
2. Văn bản thông tin là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin về các hiện tượng tự nhiên, thuật lại các sự kiện, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, hướng dẫn các quy trình thực hiện một công việc nào đó, …
3. Văn bản nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,tưởng tượng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các lập luận.
Làm thế nào để phân biệt giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích?
Khác nhau :
Truyền thuyến : kể về các nhân vật va sự kiện liên quan đến lịch sử thời kì quá khứ . Có yếu tố tưởng tượng kì ảo . thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện lịch sử .
Cổ tích : kể về cuộc đời của nhân vật thuộc kiểu : nhân vật bất hạnh , nhân vật dũng sĩ , nhân vật thông minh , nhân vậ ngốc nghếch , nhân vật là con vật , cây cối . Có yếu tố hoang đường kì ảo . Thể hiện ước mơ , niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác , cái tốt thắng cái sấu .
Giống nhau :
Đều là truyện dân gian
Đều có yếu tố kì ảo
Đều có sự ra đời thần kì
Đều thể hiện tài năng phi thường của các nhân vật
Câu 1. Truyện truyền thuyết Cồn Tàu viết về địa phương nào ? Câu 2. Nhân vật chính trong truyện truyền thuyết Cồn Tàu là ai ? Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong truyện truyền thuyết Cồn Tàu là gì ? Câu 4. Truyện truyền thuyết Cồn Tàu sử dụng ngôi kể thứ mấy ? Câu 5. Truyền thuyết Cồn Tàu thuộc thể loại văn học gì ? Câu 6. Nêu ý nghĩa truyện truyền thuyết Cồn Tàu.
Giúp mik với , mỗi bạn làm một câu nhé , cảm ơn tất cả các bn nhiều lắm :)))
Như thế nào là truyện cổ tích , truyền thuyết ?
Như thế nào là văn nghị luận ?
Như thế nào là thể thơ lục bát ?
tham khảo:
Như thế nào là văn nghị luận ?
-
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. ... Đặc điểm của văn nghị luận: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.tham khảo
Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
Truyền thuyết cũng như các truyện dân gian khác được lưu truyền nhờ lời kể, bằng lời kể. Nếu muốn kể hoặc được yêu cầu kể một truyền thuyết đã đọc, đã nghe, em sẽ thực hiện như thế nào?
Tham khảo
- Thay vì vào bài trực tiếp, chúng ta có thể mở bài gián tiếp
+ Trong chuyến đi: Nhân một chuyến du lịch đến làng Gióng,…. tôi đã được chú/cô hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về sự tích nơi này.
+ Khi làm bài tập: Khi được yêu cầu viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết ưa thích, tôi đã nghĩ ngay đến Thánh Gióng.
+ Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi luôn dạy tôi phải trân trọng lịch sử. Tôi đã được nghe không biết bao nhiêu câu chuyện truyền thuyết, cổ tích trong những bữa ăn/buổi đi chơi. Tối qua, tôi được mẹ kể về Thánh Gióng.
....
- Sau đó dẫn vào câu chuyện:
Đó là câu chuyện từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng. Có một đôi vợ chồng già vô cùng chăm chỉ, đức hậu nhưng mãi chưa có được mụn con nào. Thế rồi một hôm, bà lão trông thấy một vết chân rất to trên nền đất nên tò mò ướm thử chân vào. Nào ngờ không lâu sau bà mang thai. Điều kì lạ chưa dừng ở đó. Bà lão mang thai đến 12 tháng mới sinh được cậu con trai rất khôi ngô, tuấn tú. Thế nhưng, cậu bé lên 3 rồi mà vẫn chưa thấy nói, thấy cười hay thấy đi, cứ đặt đâu thì nằm đó. Thời đó, giặc Ân hung bạo sang xâm lược nước ta. Nhân dân rơi vào cảnh lầm than, chiến tranh liên miên. Thấy vậy, nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi. Nghe vậy, cậu bé lên 3 ấy liền cất những câu nói đầu tiên trong cuộc đời ''Mẹ ra mời sứ giả vào đây''. Khi sứ giả vào, cậu bé bảo ''Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.''. Nhà vua nghe vậy liền cho thợ làm gấp những vật mà cậu bé dặn dò. Lạ hơn là, sau ngày hôm đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mãi không no, áo vừa mặc đã đứt chỉ. Hai vợ chồng làm lụng bao nhiêu cũng không đủ nuôi người con nên phải đành nhờ cậy hàng xóm. Bà con xung quanh đều vui lòng góp gạo nuôi chú bé vì ai cũng muốn quân giặc sớm bị tiêu diệt. Khi sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến cũng là lúc thế nước đang rất nguy vì giặc đã đến gần chân núi Trâu Sơn. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng trở thành một tráng sĩ. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc để đón đầu chúng. Người tráng sĩ lúc này đánh hết lớp giặc này đến lớp giặc khác. Roi sắt gãy thì nhanh trí nhổ cụm tre cạnh đường mà quật giặc đến tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đó, người cởi áo giáp sắt, một mình một ngựa từ từ bay lên trời. Cảnh ấy mới thật tráng lệ, hùng vĩ làm sao. Sự góp sức chống giặc của người tráng sĩ được vua nhớ công mà phong là Phù Đổng Thiên Vương. Vua ban lệnh lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng (hay còn gọi là làng Gióng). Mỗi năm khi đến tháng Tư, làng mở hội to. Nhiều người kể rằng, những bụi tre đằng ngà vì ngựa phun bị cháy mới ngả sang màu vàng óng như vậy, còn những vết chân ngựa lại thành những ao hồ liên tiếp Người ta còn truyền nhau rằng, khi ngựa thét ra lửa đã thiêu cháy một làng cho nên gọi đó là làng Cháy.
- Có thể kết thúc ở đó hoặc mở rộng thêm một số ý như sau:
+ Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết “Thánh Gióng” mang theo ước mơ về người anh hùng chống giặc của nhân dân ta. Đồng thời cũng cho thấy tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại chiến đấu để bảo vệ bờ cõi dân tộc.
+ Kết lại hoàn cảnh mở câu chuyện: Đi du lịch (Buổi thăm quan đến đó là kết thúc, sau khi về nhà trong đầu tôi vẫn không thôi hiện lên hình ảnh Thánh Gióng); trong sinh hoạt (Khi ăn xong bữa cơm, vì quá hứng thú trước câu chuyện mẹ kể mà tôi đã lên mạng tìm hiểu ngay về nó. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu mến lịch sử, văn hóa nước mình. Tôi đã đề nghị mẹ cho mình một chuyến đi tham quan đến làng Gióng nếu như đợt tới điểm kiểm tra của tôi đạt 9.0.)....
+ Bài học bản thân/Liên hệ bản thân: Qua câu chuyện, tôi hiểu được sự nghiệp gian khổ bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, với trách nhiệm của một người công dân nói chung và người học sinh nói riêng, em tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện đạo đức để góp phần nhỏ bé xây dựng đất nước.