Những câu hỏi liên quan
CÔNG CHÚA CỦA BA
Xem chi tiết
Thảo Phương
31 tháng 10 2016 lúc 17:36

Hôm nay là thứ bảy, lớp tôi tổ chức buổi sinh hoạt cuối tuần, đồng thời cũng là liên hoan mừng bạn Lan đạt giải nhất môn văn toàn thành phố. Vừa hết tiết cuối, cô giáo đã gọi mấy bạn trai lên văn phòng mang hoa quả bánh kẹo cô đã mua mang về lớp, một số bạn nam khác được phân công nhiệm vụ kê lại bàn ghế sao cho cả lớp ngồi quây quần bên nhau. Sau khi đã kê xong bàn ghế, các bạn gái được phân công cắm hoa, trải những chiếc khăn trắng tinh lên bàn và bày ra đĩa kẹo bánh, hoa quả đủ màu sắc, không khí lớp thật rộn ràng, tấp nập. Cô giáo chủ nhiệm và bạn Lan, nhân vật chính của buổi liên hoan hôm nay bước vào, trông bạn thật xinh tươi trong chiếc váy đỏ. Sau khi tuyên bố lí do của buổi liên hoan, cô giáo nói: - Bạn Lan đã đem lại vinh dự cho lớp ta, vậy cô đề nghị lớp ta tặng bạn một tràng vỗ tay để chúc mừng bạn. Quay sang bạn Lan cô nói: - Em có điều gì muốn nói với cả lớp không? Bạn Lan nói: - Em xin cảm ơn cô và các bạn đã giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập. Có lẽ bạn còn muốn nói nữa nhưng vì xúc động nên không nói nên lời. Sau đó cả lớp bắt đầu liên hoan, tiếng trêu đùa nhau nổ ra râm ran. Một lúc sau, cô giáo đề nghị cả lớp cùng nhau hát một bài. Tiếng vỗ tay hưởng ứng ào lên. Bạn quản ca bắt nhịp, cả lớp hát theo sôi nổi. Sau tiết mục đồng ca, cô giáo đề nghị ai cũng phải hát một bài để tặng Lan. Mở đầu là bạn Dung, nghe cô giới thiệu cả lớp ồ lên thích thú vì Dung thường ngày rất nhút nhát, ít khi dám lên tiếng, hơn nữa bạn lại có một giọng nói không mấy trong trẻo. Chúng tôi cứ tưởng Dung sẽ không dám đứng lên hát, thế mà bạn lại đứng lên hát ngay một bài dù không hay nhưng rất vui vẻ, có lẽ thấy lớp vui quá bạn quên cả tính nhút nhát của mình. Sau khi Dung hát xong liền chỉ định luôn bạn Hùng – một tên lém lỉnh và nghịch nhất lớp tôi. Vừa nghe thấy tên mình, Hùng đứng phắt ngay lên và nói: Thay mặt cho các bạn nam lớp 6 của chúng ta, tớ sẽ hát một bài tặng Lan và tặng tất cả các bạn nữ. Cả lớp ồ lên tán thưởng và tặng Hùng một tràng pháo tay. Chúng tôi không thể ngờ một người lúc nào cũng oang oang mà lại có giọng hát hay đến như vậy. Hùng hát say sưa như chưa bao giờ được hát. Và câu cuối cùng vừa dứt, Hùng lại pha trò: - Trên đây tôi vừa hát rất hay, vậy tôi đề nghị mọi người lại tặng tôi một tràng pháo tay nữa. Và bây giờ để tiếp tục chương trình mời các bạn cứ ăn uống tự nhiên để nghe bạn Lan, người học giỏi và xinh đẹp nhất lớp được thể hiện tài năng của mình. Cả lớp tán thưởng, Lan đứng lên hát tặng ngay lớp một bài và sau đó lại đọc một bài thơ do chính bạn sáng tác Trước không khí vui vẻ của lớp, cô giáo cũng đứng dậy và hát tặng cả lớp một bài. Giọng cô thật mượt mà trong trẻo. Cô nhìn chúng tôi với ánh mắt dịu dàng, trìu mến. Buổi liên hoan kết thúc trong tiếng cười rộn rã. Chưa bao giờ tôi cảm thấy gắn bó và thân quen với lớp đến như vậy. Có lẽ đây là buổi liên hoan có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi kể từ khi chúng tôi học cùng nhau.

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA CỦA BA
31 tháng 10 2016 lúc 14:51

Các bạn ko cần làm nữa mình biết rùi ! hô hô !

 

Bình luận (1)
O=C=O
27 tháng 10 2017 lúc 11:09

Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 6 2017 lúc 18:19

a. Mở bài:

    + Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

    + Giới thiệu qua về thành tích học tập hay việc tốt của bạn.

b. Thân bài:

– Kể những điểm nội bật về người bạn của em.

    + Hoàn cảnh gia đình.

    + Thành tích học tập.

    + Lối sống.

    + Quan hệ bạn bè, thầy cô ra sao?

– Kỉ lại một kỉ niệm sâu sắc của người bạn đó để lại ấn tượng trong lòng em.

– Học được điều gì kho chơi với người bạn đó?

c. Kết bài:

    + Viết ra những cảm nghĩ của em về người bạn đó (tự hào, thán phục).

    + Nêu bài học về việc giao lưu với bạn (gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Hồng Anh
13 tháng 10 2018 lúc 13:22

Mở bài : - Ấn tượng về những cơn mưa lá sấu vàng ào ạt rơi trong hương sấu dìu dịu, thơm thơm,...

Thân bài : 

- Hương vị, màu sắc của cây sấu; hương lá dịu dàng, hoa hình sao màu trắng sữa, quả sấu xanh,...

- Tình cảm : Gợi nhớ thương, đậm đà chất Hà Nội,...

- Kỉ niệm :  + Thời thơ ấu

                + Lớn lên, đi xa,...

Kết bài : - Cây sấu đã trở thành một phần máu thịt của Hà Nội để mà thương, mà nhớ.

Bình luận (0)
phan kiều ngân
Xem chi tiết
Trung Lê Đức
25 tháng 9 2019 lúc 9:33

MỞ BÀI

Giới thiệu về chuyến đi xa đầu tiên của em và lí do em được bố mẹ cho đi chơi (Ví dụ : Vì đạt được danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố thưởng cho một chuyến đi chơi xa, đi nghỉ mát ở vịnh Hạ Long).

THÂN BÀI

Lần đầu được đi chơi xa với mỗi người một khác. Điều quan trọng là em biết lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo trình tự sau :

Chuẩn bị cho chuyến đi, tâm lí chờ đợi.Khởi hành.Những sự việc, hành động ở nơi đến (ăn đồ hải sản ngon, tắm biển, đi xem hòn Trông Mái,;..).Kỉ niệm đáng nhố của em trong chuyến đi này.Trở về, tâm trạng.

Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật được kể theo ý đồ của người kể chuyện.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ (ấn tượng về chuyến đi thật sâu đậm ; tự hứa cố gắng học để năm tới lại được bố cho đi chơi).

Bình luận (0)
Nguyễn Ý Nhi
25 tháng 9 2019 lúc 10:56

Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên được cái ngày ấy. Đó là lần đầu tiên tôi được đi chơi xa. Tôi không còn nhớ nó diễn ra cách đây bao lâu rồi nhưng những hình ảnh và kỉ niệm về nó thì vẫn khắc sâu trong tim tôi cho đến tận bây giờ. Năm đó, nhân dịp tôi được là học sinh giỏi nên bố tôi thưởng cho một chuyến đi nghỉ mát tại Hạ Long.

Còn hai hôm nữa mới đi mà tôi đã háo hức không ngủ được. Trước hôm đi, mẹ tôi đã chuẩn bị bao nhiêu là đồ, nào là quần áo, nào ô, nào mũ, đồ ăn,… đầy đủ cả. Đúng sáu giờ ba mươi phút, chiếc xe ô tô xinh xắn đã đỗ ở cửa nhà chúng tôi. Bố mẹ tôi mang đồ ra xe, sau đó tôi chỉ việc yên tâm ngồi trên xe để ngắm nhìn cảnh đẹp. Bầu trời trên kia mặc dù tôi đã nhìn nó đến hàng trăm, hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ tôi ngắm nó kĩ đến thế. Bầu trời hôm đó dường như xanh hơn, trong hơn, những mảnh mây xanh trôi bồng bềnh như những con tàu cập bến. Không hiểu là vì tôi quả vui hay là vì bầu trời đẹp thật mà tôi cứ ngắm nhìn không biết chán. Mải nhìn bầu trời quá mà tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khi mẹ tôi gọi dậy thì chúng tôi đã đến Hạ Long rồi. Tôi không thể tin nổi vào mắt mình nữa, một con đường to đẹp ở giữa, hai bên là những ngôi nhà mọc lên san sát đang tràn ngập biển người, tiếng nói, tiếng hò reo inh ỏi đến nhức óc. Phải đến gần một giờ gia đình tôi mới qua nổi biển ngưòi đó. Bố tôi đã thuê một nhà nghỉ ở gần biển. Từ trên ban công nhìn xuống, tôi thấy một bãi biển rộng lớn mênh mông. Xa xa, ngoài khơi có những con tàu đánh cá trông như những con kiến đang bò trên đại dương bao la. Không nén nổi xúc động, tôi đã hỏi mẹ:

Đẹp quá mẹ nhỉ? Chưa bao giờ con thấy đẹp thế này.

Mẹ tôi trả lời:

Khu du lịch mà con.

Chúng tôi nghỉ ngơi một lát rồi bố dẫn cả nhà đi ăn. Đồ ăn ở đây phải nói là ngon có hạng: nào cá, cua, tôm, mực,… Toàn những món đặc trưng của biển. Mặc dù ở nhà, tôi đã ăn nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy món ăn ở đây ngon hơn rất nhiều. Thú vị nhất là lúc tôi được đi tắm biển. Biển trong xanh thỉnh thoảng có những đợt sóng vỗ mạnh vào bờ. Còn nước biển thì mặn chát và mát rượi. Cát ở biển thì trắng mịn màng. Vì không biết bơi nên tôi chỉ quanh quẩn ở gần bờ nghịch nước và xây những lâu đài bằng cát. Bố tôi thì chụp ảnh cho cả nhà.

Sáng hôm sau, mẹ tôi gọi dậy sớm để ngắm cảnh bình minh, cảnh bình minh ở đây rất đẹp. Ông mặt trời nhô hẳn lên cao trông như một quả cầu lửa khổng lồ in bóng xuống mặt biển trong xanh, không một gợn sóng, cả nhà tôi cùng nhau đi dạo trên bờ biển để tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ của buổi sớm mai. Sáng hôm đó, bố mẹ đưa tôi đi thăm đảo Khỉ. Tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp của hòn Trống Mái và các động trong đảo Khỉ. Những hòn đá trong động có đủ màu sắc, được tạo nên bởi những bóng đèn pha lê, xanh, đỏ, vàng,… Thăm đảo Khỉ xong, chúng tôi về nhà nghỉ. Vậy là đã kết thúc hai ngày đi chơi biển thú vị. Mẹ tôi lại phải chuẩn bị đồ đạc để ra về. Thanh toán tiền phòng xong chúng tôi bắt đầu xuất phát. Tuy còn hơi tiếc nuối, nhưng tôi vẫn thấy vui vì được đi chơi xa thế này. Cảm nhận được vẻ buồn phiền của tôi, bố tôi hứa, nếu năm sau phấn đấu trở thành học sinh giỏi bố sẽ lại cho đi chơi nữa. Tôi lại thấy vui vẻ vô cùng. Chiếc xe cần mẫn lao đi nhưng hình ảnh về Hạ Long thơ mộng vẫn hiện lên trong trí óc tôi. Tôi thầm tự hứa với bản thân, sang năm sẽ cố gắng học tập tốt để lại được đi chơi như thế này nữa.

Thế đấy các bạn ạ! Câu chuyện một lần đi chơi xa của tôi đến đây là hết. Dù là ai đi chăng nữa thì tôi tin rằng các bạn đều có những kỉ niệm về lần đi chơi đầu tiên.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
Thu Thủy
Xem chi tiết
๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
20 tháng 11 2018 lúc 19:49

Bài làm

câu 4 – Ôn tập truyện dân gian (Trang 135 SGK ngữ văn 6 tập 1)

Trao đổi ý kiến ở lớp: Từ các định nghĩa và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian.

Trả lời:

– Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

– Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh hoặc nhân vật ngốc nghếch… Truyện có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

– Truyện ngụ ngôn: Loại truyện kể về văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người bài học nào đó trong cuộc sống.

– Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:41

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết:

     Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

Bình luận (0)
Thanh An
8 tháng 3 2023 lúc 23:23

Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.”
 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Toru
30 tháng 8 2023 lúc 10:09

     Với tôi, bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về sự lựa chọn, cần phải có sự dứt khoát, quyết tâm hơn khi lựa chọn. Dù cho lựa chọn có khó khăn đến đâu thì cũng cần phải quyết tâm, đừng quá băn khoăn suy nghĩ mà hãy chấp nhận lựa chọn của bản thân.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Jook Cherry Jumi
Xem chi tiết
•Mυη•
29 tháng 9 2019 lúc 19:04

1. Phần Mở bài

- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.

- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.

- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.

2. Phần Thân bài

a) Những người đến cầu hôn

- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.

- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.

- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.

- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.

- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.

- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.

b) Đồ vật sính lễ

Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:

- Một trăm ván cơm nếp

- Một trăm nẹp bánh chưng

- Một đôi voi chín ngà

- Một đôi gà chín cựa

- Một đôi ngựa hồng mao

c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra

- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.

- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.

3. Phần Kết bài

- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.

- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.

- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.

Bình luận (0)
Lê Khánh Huyền
29 tháng 9 2019 lúc 19:21

                                                     Dàn Ý

I. Mở bài

- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.

- Vua muốn kén rể xứng đáng.

II. Thân bài

1. Hai người tài cùng đến cầu hôn

a. Sơn Tinh

- Người vùng Tản Viên.

- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.

b. Thủy Tinh

- Người ở miền biển.

- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.

c. Hùng Vương băn khoăn

- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.

- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.

- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.

2. Cuộc giao tranh dữ dội.

a. Nguyên nhân

- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.

- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.

b. Diễn biến cuộc giao tranh.

- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.

- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.

- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.

III. Kết bài

Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.

                                                                     Làm Văn

Trong những câu chuyện truyền thuyết, câu chuyện mà em thích nhất là “Sơn Tinh Thủy Tinh”, đây là câu chuyện lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta và là một câu chuyện hay, hấp dẫn.

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền. Tương truyền rằng, công chúa có làn da trắng như tuyết, mái tóc dài mượt thướt tha như nước suối chảy, đôi mắt sáng long lanh như những vì tinh tú trên bầu trời cao. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng xứng đáng. Khi công chúa đến tuổi gả chồng, nhà vua truyền lệnh đi khắp nơi mở hội kén chồng cho công chúa. Những anh hùng từ khắp nơi đổ về, toàn là người tài hoa tuấn tú mong được kết duyên cùng công chúa nhưng đã mấy tháng trời mà chẳng có lấy một người lọt vào mắt xanh của nhà vua.

Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người cao to, vạm vỡ, giọng nói như sấm vang rừng xanh, đôi mắt như cái nhìn của chim ưng, tự xưng là Sơn Tinh, người cai quản vùng núi Tản Viên. Một người mình toát lên khí thế của vạn con sóng tràn, vai năm tấc rộng, thân mười tấc cao, tự xưng là Thủy Tinh, là người cai quản cả đại dương rộng lớn. Hai chàng xin phép trước mặt vua Hùng để thi tài cao thấp. Sơn Tinh thì tài dời non chuyển núi, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh cũng không chịu thua kém, chàng hô một tiếng, muốn mưa có mưa, muốn gió có gió, chàng vung tay một cái, dù đang có bão cũng phải mưa tạnh mây tan. Hai chàng ai ai cũng tài năng, ai ai cũng thân phận cao quý, cũng đều xứng đáng làm rể nhà vua, không biết phải xử trí thế nào, vua Hùng suy nghĩ một lúc rồi phán:

- Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái,biết gả cho người nào? Thôi thì mai ai mang sính lễ đến trước ta sẽ gả con gái cho.

Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ sắm những gì thì vua Hùng bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựu, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi không thể thiếu thứ gì.”

Hôm sau, tới tờ mờ sáng, Sơn Tinh đem lễ vật tới trước nên được rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau, không cưới được Mị Nương bèn đem quân đánh Sơn Tinh hòng đòi lại Mị Nương.

Thần hô những tiếng vang trời làm mưa gió ùn ùn kéo đến mỗi lúc một lớn làm rung chuyển cả đất trời. Nước sông dâng lên cuồn cuộn chảy làm ngập ruộng đồng, nhà cửa, nhấm chìm mọi đất đai, dâng lên lưng chừng đồi. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Từ dưới mặt nước, những con thủy quái, bạch tuộc, thuồng luồng, cá sấu,… bắt đầu hiện lên trực chờ, chúng va vào chân núi, phun nước trắng xóa như khiêu khích đối thủ. Sơn TInh không hề nao núng, chàng bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, sơ tán nhân dân. Nước của Thủy Tinh dâng cao đến đâu, núi của Sơn Tinh lại dâng cao đến đấy. Chàng đưa tay ngang miệng huyết một hồi sáo dài, từ trong rừng thẳm, nào là voi, hươu, hổ, báo, gấu,… nườm nượp kéo tới, chúng kéo những hòn đá nặng tảng một ném xuống đè chết lũ thủy quân bên dưới. Hai bên đánh nhau lâu mà sức Sơn Tinh vẫn vững, trong lúc sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân, phần thắng thuộc về Sơn Tinh và nhân dân lại được ấm no như trước. Từ đó, oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng năm nào cũng vậy, Thủy Tinh lại phải thất bại quay về.

Câu chuyện đã theo nhân dân ta cả nghìn đời nay, là sự chứng minh cho chiến thắng của nhân dân hàng năm, cho dù lũ lụt xảy ra nhưng vẫn phải rút, giống như Thủy Tinh có đem nước đánh Sơn Tinh bao nhiêu lần vẫn không thể đánh thắng.

#Hok Tốt#

Bình luận (0)