Tác động của gen đa hiệu
Muốn phân biệt hai tính trạng nào đó là do hai gen liên kết hoàn toàn quy định hay chỉ do tác động đa hiệu của một gen người ta cần tiến hành:
A. Cho lai thuận nghịch
B. cho tự thụ phấn
C. lai phân tích
D. gây đột biến
Muốn phân biệt 2 hiện tượng trên, người ta cần gây đột biến
Cụ thể là gây đột biến mất đoạn nhỏ. Nếu như chỉ 1 vài trong số các kiểu hình đang kiểm tra bị ảnh hưởng thì đó là liên kết gen hoàn toàn. Còn nếu toàn bộ kiểu hình bị ảnh hưởng thì đó là gen đa hiệu
Đáp án D
Câu 07: Ý nghĩa của hiện tượng gen đa hiệu là giải thích:
A. Sự tác động qua lại giữa các gen alen cùng chi phối 1 tính trạng
B. Kết quả của hiện tượng đa gen
C. Hiện tượng biến dị tổ hợp
D. Kết quả của hiện tượng đột biến gen
Câu 08: Trong chọn giống, hiện tượng nhiều gen cùng chi phối 1 tính trạng cho phép:
A. Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống
B. Quá trình lai giống làm xuất hiện những đặc tính mới
C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
D. Hạn chế biến dị tổ hợp
Câu 1: Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các lôcut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:
A. Tương tác gen.
B. Hoán vị gen
C. Tác động đa hiệu của gen.
D. Liên kết gen.
Câu 2: Morgan đã nghiên cứu đối tượng nào mà phát hiện ra quy luật di truyền liên kết:
A. Đậu Hà Lan
B.Chuột bạch
C. Thỏ
D.Ruồi giấm
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Thế nào là gen đa hiệu?
a) Gen tạo ra nhiều loại mARN.
b) Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
c) Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
d) Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
3. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
4. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
5. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
Số ý đúng là
A.1
B. 2
C. 3
D. 4.
Các ý đúng là : 1, 3,5
Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân của hiện tượng
gen đa hiệu là do chuỗi polipeptit mf gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình
thành nên các protein khác nhau
Ý 4 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích để phân biệt hiện tượng gen
đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử mà cả 2 tạo ra đều chứa gen qui định tất cả
tính trạng. Do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ là giống nhau
Đáp án C
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
I. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
II. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
III. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
IV. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
Số ý đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Nội dung I, III đúng.
Nội dung II sai. Mỗi gen chỉ mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau là do chuỗi polipeptit do gen tổng hợp tham gia vào hình thành nhiều phân tử protein khác nhau (Protein do nhiều chuỗi polipeptit khác nhau cấu tạo nên).
Nội dung IV sai. Phương pháp lai phân tích không thể giúp phân biệt được gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử tạo ra chứa tất cả các gen quy định các tính trạng, kiểu hình tạo ra sẽ giống nhau.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
I. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhiều tính trạng.
II. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
III. Gen đa hiệu góp phần giải thích cơ sở khoa học của ưu thế lai.
IV. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
Số ý đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn C
Nội dung I, III đúng.
Nội dung II sai. Mỗi gen chỉ mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau là do chuỗi polipeptit do gen tổng hợp tham gia vào hình thành nhiều phân tử protein khác nhau (Protein do nhiều chuỗi polipeptit khác nhau cấu tạo nên).
Nội dung IV sai. Phương pháp lai phân tích không thể giúp phân biệt được gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử tạo ra chứa tất cả các gen quy định các tính trạng, kiểu hình tạo ra sẽ giống nhau.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Một gen nhân đôi có tác động của chất gây đột biến 5Br U, sau4 lần nhân đôi liên tiếp thì tạo ra được tối đa bao nhiêu gen đột biến
A.5
B.1
C.7
D.3
Gen tự nhân đôi 4 lần thì sẽ được 24 = 16 gen trong số 16 gen này thì có 8 gen không bị đột biến 8 gen còn lại ở dạng tiền đột biến (vì trong quá trình nhân đôi của AND theo nguyên tắc bổ sung chỉ có 1 phân tử AND con còn liên kết 5Br U –G )
Vì vậy số gen đột biến là 8 – 1 = 7
Đáp án C
Trong số các ý sau đây về hiện tượng gen đa hiệu:
1. Gen đa hiệu là hiện tượng một gen quy định nhều tính trạng.
2. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu có thể là do một gen mã hóa nhiều phân tử chuỗi polipeptit khác nhau.
3. Người ta thường phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn bằng phương pháp lai phân tích.
4. Gen đa hiệu giúp giải thích hiện tượng biến dị tương quan.
5. Gen đa hiệu là gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án A
Ý 1 đúng.
Ý 2 sai vì 1 gen chỉ có thể mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit. Nguyên nhân của hiện tượng gen đa hiệu là do chuỗi polipeptit mà gen đó mã hóa tham gia vào nhiều quá trình hình thành nên các protein khác nhau.
Ý 3 sai vì người ta không dùng phương pháp lai phân tích để phân biệt hiện tượng gen đa hiệu và liên kết gen hoàn toàn vì giao tử mà cả 2 tạo ra đều chứa gen quy định tất cả tính trạng. Do đó tỉ lệ kiểu hình sẽ là giống nhau.
Ý 4 đúng vì khi gen đa hiệu đột biến thì nó sẽ đồng thời kéo theo sự biến dị ở một số tính trạng mà nó chi phối.
Ý 5 sai vì gen đa hiệu là gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
Vậy có 2 ý đúng.