đọc và nhắc lại ý chính của mỗi đoạn sau đây
đọc và nhắc lại ý chính của mỗi đoạn dưới đây( đoạn văn ở trong sách vnen trrang 140 - 141)
Trả lời: là các câu thơ đầu của mỗi đoạn.
Đọc đoạn đối thoại sau. Nhắc lại lời của bạn Hà khi được bố của Dũng đồng ý cho gặp Dũng.
Hà : - Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng.
Bố Dũng : - Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy.
Hà : - Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.
Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
a. Nhận xét về hình thức trình bày của các đoạn văn.
b. Ý chính của mỗi đoạn văn là gì?
c. Tìm câu nêu ý chính của mỗi đoạn. Câu đó nằm ở vị trí nào trong đoạn?
Đoạn 1
Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ. Người thì xén bớt cỏ để làm sản nhảy, người thì kê ghế dài xung quanh bãi cỏ đã xén gọn. Bên này, hai bạn nhanh nhẹn nhất đang dựng một cái lầu để biểu diễn nhạc. Bên kia, mười tay đàn xuất sắc đã lập thành một dàn nhạc và chơi thử ngay tại chỗ.
(Theo Ni-có là Nô xốp)
Đoạn 2
Những bác ong vàng cần cù tìm bắt từng con sâu trong ngách lá. Kia nữa là họ hàng nhà ruồi trâu có đuôi dài như đuôi chuồn chuồn, đó chính là những “hiệp sĩ” diệt sâu róm. Lại còn những cô cậu chim sâu ít nói, chăm chỉ. Những bác cóc già lặng lẽ, siêng năng. Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
(Theo Vũ Tú Nam)
Tham khảo
a. Cả 2 đoạn văn gồm các câu viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
b. Ý chính của mỗi đoạn văn:
- Đoạn 1: Đoạn văn miêu tả các hoạt động của mọi người đang chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.
- Đoạn 2: Đoạn văn miêu tả hoạt động của ong vàng, ruồi, sâu róm, chim sâu,… đang diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
c. Câu nêu ý chính của mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Mọi người bắt tay vào việc chuẩn bị cho cuộc khiêu vũ.
Câu văn nằm ở đầu đoạn văn.
- Đoạn 2: Tất cả đều lo diệt trừ sâu bọ để giữ gìn hoa lá.
Câu văn nằm cuối đoạn văn.
* Ghi nhớ:
- Mỗi đoạn văn thường gồm một số câu được viết liên tục, không xuống dòng, trình bày một ý nhất định. Câu đầu tiên được viết lùi đầu dòng.
- Câu chủ đề là câu nêu ý chính của đoạn văn, thường nằm ở đầu hoặc ở cuối đoạn.
Đọc bài Con chuồn chuồn nước (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 127). Xác định các đoạn trong bài văn và ý chính của mỗi đoạn vào bảng dưới đây :
Đoạn | Nội dung chính của đoạn |
1(từ...........đến.............) | |
2(từ...........đến.............) |
Đoạn | Nội dung chính của đoạn |
1(từ Ôi chao đến đang phân vân) | Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu trên cành lộc vừng. |
2(còn lại) | Tả chú chuồn chuồn nước lúc chú tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của làng quê dưới tầm cánh bay của chú. |
1. Đọc và nhắc lại ý chính của mỗi đoạn dưới đây :
(Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 7, 4/140-141)
2. Em hãy đọc các ý kiến dưới đây và đánh dấu x vào ô phù hợp (chính xác / không chính xác) :
(Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 7, 3/142)
3. Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng :
(Sách Hướng dẫn học Ngữ văn lớp 7, 5/144)
Giúp mìk vs mấy pận ơi ! Mai mìk học rùi !...
1. Các câu đầu tiên
2. a) KCX
b,c) CX
d) KCX
e) CX
2. - TGCP: nhà ăn, vàng tươi, bà ngoại,...
- TGĐL: bàn ghế, cây cỏ, bé nhỏ,...
- TLTB: xinh xinh, đăm đăm, thăm thẳm,...
- TLPÂĐ: mếu máo, nảy nở, mặt mũi,...
- TLV: lách cách, lon ton, liêu xiêu,...
3. - Trỏ người, sự vật: chúng tôi, tôi, nó,...
- Trỏ số lượng: vài, một vài, một số,...
- Trỏ hoạt động, tính chất: thế vậy, thế này, thế kia,...
- Hỏi...: Ai, cái gì, thế nào,...
- Hỏi...: bao nhiêu,mấy,...
- Hỏi...: như thế nào, sao, bao giờ,...
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?
b. Phần mở bài giới thiệu những gì?
c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.
e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?
a. Bài văn trên có 3 phần.
Đó là:
- Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
- Thân bài: Trước giờ sinh hoạt .... tủ sách của lớp.
- Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp ôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình.
b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tỏ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.
c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:
- Đoạn 1: Các bạn trong lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp.
- Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phog trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.
- Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp.
d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:
- Trước giờ sinh hoạt lớp:
+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ "Bầu trời trong quả trứng" , chú dế mèn từ cuốn truyện "Dế Mền phiêu lưu kí".
+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.
- Trong giờ sinh hoạt lớp:
+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,..
+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.
e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động.
Đọc lại các đoạn văn (1), (2), (3) trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào, gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy. Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?
b) Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách các ý phụ như thế nào? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính.
- Đoạn 1 câu chủ đề (1): Giới thiệu về hai nhân vật là vua Hùng và Mị Nương
+ Đoạn 2 câu chủ đề (1): Giới thiệu sự cầu hôn của hai nhân vật Sơn Tinh, Thủy Tinh
+ Đoạn 3 câu chủ đề (1): Nêu nguyên do cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh
→ câu chủ đề là câu có một ý chính trọn vẹn giới thiệu nội dung của toàn đoạn văn
- Người kể đã dẫn dắt bằng cách kể các ý chính sau đó đến các ý phụ. Ý phụ làm sáng tỏ ý chính.
đọc và nhặc lại ý chính trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a)tác phẩm trữ tình............................như tùy bút
b)ca dao trữ tình...........................tình bạn tình yêu,....
c)tình cảm, cảm xúc ............................... vị của bài thơ sách vnen lớp 7 trang 140.141
Ý chính của tất cả các câu trên đều là câu đầu tiên đấy bạn.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Quái lạ là cái miếng ngon! Mỗi thứ nhắc lại cho ta một kỷ niệm vui buồn, mỗi thứ nhắc lại cho ta một thời kỳ đã qua đi không trở lại.
Miếng ngon Hà Nội nhiều biết bao nhiêu! Yêu miếng ngon Hà Nội nhiều biết chừng nào!
Có ai đã từng yêu tha thiết, yêu mãnh liệt, hẳn đã thấy có khi ở bên cạnh người yêu, ta cảm thấy xa xăm rằng người yêu của ta cũng như một trái cây quý ăn vào vừa ngát, vừa ngon. Ta thèm thuồng, ao ước, nhưng nhiều khi cái ngon ấy đánh lừa ta và đem lại cho ta một dư vị cay cay, đắng đắng,...
Duy chỉ có miếng ngon Hà Nội là không đánh lừa ai cả. Miếng ngon Hà Nội bao giờ cũng trung thành, êm ái; miếng ngon Hà Nội bao giờ chiếm được lòng ta như một người vợ hiền chiếm được lòng chồng. [...]
Miếng ngon của Hà Nội cũng thế, cũng trầm lặng như vậy và cũng tiết ra một hương thơm như vậy. Hương thơm đó ngào ngạt, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm sự của một người anh yêu mến gởi cho cô em gái. Bao giờ phai lạt được những niềm yêu thương ấy? Bao giờ “ăn Bắc” lại không có nghĩa là ăn ngon?
Ta mơ ước một ngày đất nước thanh bình, toàn dân sát cánh với nhau ăn mừng Đại Nhật bằng một bữa tiệc vĩ đại có đủ hết cả những miếng ngon Hà Nội.”
Vũ Bằng (2014), Miếng ngon Hà Nội, NXB Hội Nhà văn
Câu 1. Trong đoạn văn bản trên,Vũ Bằng có những phát hiện nào về cái “quái lạ”của miếng ngon Hà Nội?
Câu 2. Hãy chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: “Miếng ngon của Hà Nội cũng thế, cũng trầm lặng như vậy và cũng tiết ra một hương thơm như vậy. Hương thơm đó ngào ngạt, quyến luyến như một lời tâm sự của người xưa để lại cho người sau, như một lời ân ái của tình nhân để lại cho tình nhân, như một lời tâm sự của một người anh yêu mến gởi cho cô em gái. Bao giờ phai lạt được những niềm yêu thương ấy? Bao giờ “ăn Bắc” lại không có nghĩa là ăn ngon?”