Kể vê một chuyện vui sinh hoạt
các bạn ơi Help me
em hãy kể một chuyện vui sinh hoạt
HELP ME!
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Cảm ơn bạn nha !. thank you
Kể về 1 chuyện vui sinh hoạt
Help me !!!!!!!!Đừng coppy mạng nhen ! Thanks cả nhà trc
1.MB:
-Giới thiệu: em thường bị mọi người trong nhà gọi là thỏ đế vì em rất nhát.
-Tình huống truyện; vì tính nhút nhát mà em đã có bao kỉ niệm vừa buồn cười vừa sợ~~~>em nhớ nhất kỉ niệm nào?
2.TB:
-Diễn biến câu chuyện:
+1 lần mẹ bảo em mang đồ sang trả bác Ba đầu ngõ~~~>nhà em cuối ngõ, lại lười đi bộ~~~>em dắt xe đạp ra ~~~>đem đồ cho bác rồi xin phép ra về.
+Đường tối mà ko có đèn~~>sợ.
+Bỗng em thây có cái bóng gì màu trắng phía bụi cây lao tới~~~>sợ quá~~>cố gắng đạp xe thật nhanh.
+Càng chạy cái bóng càng đuổi theo e nhah hơn~~~>miêu tả tâm trạng và dáng vẻ em lúc đó.
+Khi về đến nhà, em quay lại ko thấy nó đâu nữa~~~>chỉ thây con cún Bông nhà cô Hai bên cạnh, con cún mà em rất thích chơi cùng từ ngày còn bé. Hoá ra nó thấy em phóng xe qua~~~>đuổi theo mừng rỡ. Lông nó trắng như cục bông~~>e tưởng nhầm là ma.
+E xoa đâu cún bảo:"Mày làm tao sợ hết hồn. Lần sau đừng đi chơi tối nữa nhé!"
~~~>mọi ngnghethấy≈>embịmọing cười một trận hả hê~~~>e cũng xấu hổ nhưng cũng buồn cười.
3.KB:
-Sau lần ấy e quyết rèn cho mình bỏ tính nhát gan.
-Biệt danh thỏ đế còn mãi với em.
em dựa vào dàn ý sơ lước này để hoàn thành bài của mk nhé!
Thằng Nam hôm nay đến lạ. Vốn là một tên lắm mồm, nhiều lời, không lúc nào ngồi yên một chỗ mà giờ im thin thít. Hay là có chuyện gì xảy ra với cu cậu? Không, có lẽ cậu chàng lại nghĩ ra trò mới đây. Để rồi xem. Thế là tôi có cớ quan sát nó. Hình như nó có điều hơi khác. Nó ôm má, rên khe khẽ đủ để thằng bạn ngồi kế bên như tôi nghe thấy: “Trời ơi! Đau răng quá!”. Úi giời, tưởng chuyện gì, hoá ra nó đau răng. Mà cũng nhờ cái điệu bộ đó của nó, tôi lại nhớ đến những chiếc răng của mình.
Chuyện xảy ra từ khi tôi học lớp hai, khi chiếc răng thứ mười một của tôi rụng. Chẳng hiểu sao tôi lại có một sở thích rất kì quặc: tôi lưu giữ tất cả những chiếc răng rụng của mình, coi nó như một vật báu vô giá. Tôi cất giữ chúng trong một cái lọ, đi đâu cũng không quên mang theo.
Lần đó, không hiểu ngẫu hứng thế nào, tôi lại mang lọ răng đó đến lớp và mang ra khoe với mấy thằng bạn thân. Đứa nào cũng ngạc nhiên nhưng lại có đứa cho tôi là “ấm đầu” nên mới làm cái điều điên rồ, dơ bẩn ấy. “Ai lại lưu giữ răng đã rụng bao giờ?”. Mặc kệ chúng nó, miễn tôi thích là được. Và thế là tôi vẫn trân trọng mấy chiếc răng của mình. Tôi cất vào túi quần và tiếp tục 3 tiết học. Đến giờ ra chơi tiết học thứ tư, theo thói quen, tôi đưa tay vào túi sờ lọ răng. Nhưng trời ơi! Nó đâu rồi? Tôi vô cùng hoảng hốt. Tôi lục tung cả cặp sách lẫn ngăn bàn mà vẫn không thấy lọ răng đâu cả. Quay sang nhìn mấy đứa ngồi cạnh, thấy chẳng có gì khả nghi. Tôi chui xuống gầm bàn tìm lọ răng. Đầu tôi mấy lần cộc vào gầm bàn, nhưng mặc, tôi chẳng bận tâm. Mấy đứa ngồi gần tôi thấy tôi tìm kiếm dưới đó hỏi khẽ:
- Có cái gì dưới ấy mà cậu tìm hoài vậy?
Tôi chẳng cần nói với bọn này làm gì bởi tôi biết có nói chúng nó cũng không giúp được mà có khi còn chế giễu thêm nữa. Tôi cứ thản nhiên như điếc, tiếp tục tìm lọ răng. Nhưng nghĩ thế nào, tôi hỏi khẽ thằng Quân:
- Cậu có vô tình nhìn thấy lọ răng hồi nãy của tôi đâu không?
Nó trợn tròn mắt nói:
- Răng cậu, cậu giữ. Tôi biết đâu được.
Biết ngay mà, không trông chờ gì lũ bạn này. Chúng nó chỉ được cái chọc ngoáy người khác là nhanh. Rồi từ miệng thằng Quân, chuyện tôi mất lọ răng nhanh chóng được truyền tai nhau đi khắp lớp. Vừa tức, vừa thất vọng. Đang thất vọng, bỗng tôi nghe thấy có tiếng cu Hoàng: “Đây! Đây! Duy ơi!”. Các bạn có biết tôi vui cỡ nào khi nghe mấy tiếng đó không? Tôi nhồm dậy quên cả đang ở gầm bàn, miệng hỏi luôn:
- Đâu? Đâu?
Không một lời đáp lại. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đã bị lừa. Đúng là bọn đáng ghét. Thể nào cũng có lúc tôi chơi lại bọn này cho biết tay. Tôi tức nghẹn, xuýt khóc nhưng vẫn cố gắng nuốt nước mắt vào trong và hi vọng sẽ tìm lại được mấy chiếc răng rụng ấy.
Trống trường đã điểm, cô giáo bước vào lớp để bắt đầu tiết học. Các bạn đã đứng dậy chào cô từ bao giờ, chỉ riêng tôi vẫn lúi húi dưới gầm bàn tìm lọ răng. Thấy tôi không đứng dậy chào, cô giáo hỏi:
- Duy ! Em làm gì vậy? Sao lại không chào cô?
Nghe cô gọi, tôi giật mình khiến đầu lại đập vào gầm bàn. Thế rồi tôi oà khóc, đứng dậy trả lời cô:
- Thưa cô…Em…Em …bị mất …răng ạ!
Cả lớp khúc khích cười. Cô giáo nghiêm khắc dẹp yên và ân cần nói với tôi như để an ủi:
- Mất gì thì bình tĩnh tìm chứ sao em phải khóc.
Biết là cô chưa hiểu ý mình, tôi cố thanh minh:
- Không phải thế đâu ạ, Cái đó em giữ từ lâu rồi nhưng khi đem nó đến lớp thì lại bị mất.
Rồi tôi khóc to hơn và cứ thế nức nở. Cô giáo lại nói:
- Có bạn nào nhìn thấy hay lấy của bạn thì trả cho bạn.
Rồi cô quay sang nói tiếp với tôi:
- Em để đâu, tìm lại xem nào!
Nghe lời cô, tôi đưa tay vào túi quần lục tìm lại. Trời ơi! Thì ra nãy giờ nó vẫn còn đây mà tôi cứ tìm đâu đâu. Tôi vui quá, cười rạng rỡ. Cả lớp không nhịn được cười và họ còn cười to hơn khi lúc này cô giáo mới biết vật tôi bị mất là mấy chiếc răng. Có đứa nói:
- Cậu đúng là kẻ hậu đậu và quái dị.
Tôi vừa mừng, vừa thẹn đỏ mặt. Lúc đó, tôi chỉ mong có cái lỗ nẻ nào dưới nền nhà để tôi độn thổ tránh cái nhìn chế giễu của mấy đứa bạn.
Các bạn biết không, từ lần ấy, tôi đã rút ra cho mình một bài học là phải cẩn thận dù là trong bất cứ việc gì và không nên khoe ai những bí mật riêng tư nữa.Cũng từ đó, tôi lại càng yêu và trân trọng hơn những chiếc răng của mình.
A. Mở bài.- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
1. Thân bài. - Kể lại diến biến của câu chuyện.
+ Thời gian địa điểm xảy ra câu chuyện?
+ Tình huống đáng cười trong câu chuyện là gì?
+ Câu chuyện kết thúc ra sao?
- Em rút ra được điều gì từ câu chuyện đó?
C. Kết bài: Ấn tượng mà câu chuyện để lại trong em là gì?
Kể một chuyện vui sinh hoạt .
Giúp mk với , mọi người ơi ! Mai mk phải nộp rồi !
T^T
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Nhát gan là một tật mà không ít người mắc phải và tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Những câu chuyện ma của bọn bạn lúc nào cũng làm tôi sợ run. Nhưng vì xấu hổ nên tôi không bao giờ nói ra. Cho đến một ngày ….
Tối hôm đó, trăng sáng rất đẹp, gió thổi hiu hiu. Trong khu tập thể, các bà, các cô thong thả đi dạo và trò chuyện. Tôi và các bạn đang túm tụm chơi với nhau thì bỗng Lan đưa ra một ý kiến: “Hay là chúng mình thử đi vào ngôi nhà hoang ở cuối ngõ đi!”. Cả nhóm reo ầm lên hưởng ứng. Riêng tôi cảm thấy hơi rờn rợn. Nghe đâu, ngôi nhà ấy có nhiều ma, lại còn nằm ở cuối ngỏ, ánh đèn đường không rọi tới. Nhưng tôi chưa kịp phản đối thì các bạn đã lôi tôi đến cuối ngõ.
Vào đến khoảng sân trước ngôi nhà, sự hớn hở của cả nhóm biến mất. Nhưng vì các bạn tin tôi là đứa dũng cảm nhất nên đẩy tôi lên trước rồi bám chặt lấy tôi. Đến trước cửa nhà, tôi đã nghe răng mình va vào nhau lập cập. Rồi bỗng nhiên, từ trong nhà phát ra tiếng lục cục, đèn bật sáng. Tôi và lũ bạn đứng như chôn chân xuống đất. Phải đến mấy giây sau, cả lũ cùng rú lên rất to rồi ba chân bốn cẳng đua nhau chạy mất.
Về đến nhà, tôi vừa thở hổn hển vừa kể cho bố mẹ nghe về con ma. Thật là một phen hú vía! Nghe xong, bố tôi bật cười, mẹ tôi cũng chẳng nhịn được cười và giễu vui tôi:
- Làm gì có ma ở đó! Đấy là chú Thanh. Chú ấy vừa mua lại ngôi nhà ấy và chuẩn bị cho sửa chữa. Chú ấy ngủ lại để trong vật liệu xây dựng đấy mà!
Mặt tôi nóng bừng lên. Hóa ra là vậy! Tôi bèn chạy đi kể cho các bạn. Nghe xong, tôi còn bị cả bọn cười thối mũi vì lúc đó tôi là đứa hét to nhất và chạy cũng nhanh nhất nữa chứ!
Chuyện xảy ra đã lâu, giờ đây tôi không còn nhát gan và sợ ma nữa nhưng tôi không thể quên được câu chuyện đó. Tuy vật, tôi cũng không kể lại với đám bạn bè mới vì sợ các bạn lại trêu tôi là “thỏ đế”.
Trước đây, em vẫn hay bị mọi người trong nhà gọi vui là “Thỏ Đế”. Em sợ đủ mọi thứ, cái bóng đen của mình hắt lên tường cũng sợ. Vì cái tính nhút nhát mà nhiều chuyện cười đã xảy ra với em.
Một lần, mẹ sai em đem một gói quà sang nhà bác Hà ở đầu ngõ. Nhà em ở cuối ngõ, lại ngại đi bộ nên em dắt xe đạp ra. Sau khi trao tận tay bác gói quà, em vui vẻ chào bác rồi ra về. Đường hơi tối, lại không có đèn nên em rất sợ. Xung quanh các bụi rậm mọc nhiều, ve kêu ra rả làm em càng sợ hơn. Bỗng, một cái bóng trắng vụt ra từ một bụi cây và bám theo xe em. Em hơi chao đảo tay lái, suýt ngã. Em càng cố đạp nhanh, cái bóng trắng ấy lại càng đuổi theo rất sát. Mồ hôi túa ra ướt hết áo. Em phải mất mười lăm phút mới về đến nơi, vì đường hơi xa và cũng vì sợ nữa. Em xuống xe. Tự nhiên, cái bóng trắng không thấy đâu nữa. Em chỉ thấy con Milu nhà bác Liên bên cạnh vẫy đuôi mừng rỡ ở đằng sau xe. Em chợt hiểu ra: Con Milu đi chơi, thấy em phóng xe qua, nó liền bám theo để về nhà.
Lông nó trắng, lại thêm bóng đen của cây cối nên em tưởng nhầm là “ma”. Em mắng yêu:
- Milu! Mày làm tao sợ hết cả hồn. Từ sau, đừng có đi chơi vào buổi tối nữa nhé!
Con cún nhỏ dụi đầu vào chân em rồi chạy về nhà. Sau lần ấy, em bị cả nhà cười vì tính nhát gan. Tuy bây giờ em đã không còn nhút nhát nữa, nhưng biệt danh “Thỏ Đế” vẫn còn mãi với em .
^^
Học tốt !
Các bạn ơi mình hỏi:
Kết hợp văn miêu tả với văn kể chuyện trong 1 bài văn được không?
HELP ME!
Kết hợp văn miêu tả với văn kể chuyện :
Tôi choàng tỉnh giấc, dậy từ khi mặt trời còn chưa treo ngọn tre. Đó là một thói quen bình thường của người làm nghề nông. Cả cái làng Vũ Đại này, có ai không làm nghề nông chỉ trừ ông Bình giáo ra. Ông ấy là người học rộng lại hiểu sâu, chính vì vậy mà tôi định đến nhà ông giáo để viết một số giấy tờ nhà đất.
Con đường làng dài và hẹp. Gió thổi vi vu khiến cho những rặng tre xào xạc, đung đưa. Quanh nhà ông giáo, những hàng râm bụt lá vàng úa vẫn còn tồn tại sau trận bão khủng khiếp. Vừa thấy tôi, ông giáo liền nói: “Chào bác”. Tôi đáp lại:
– Vâng, chào anh! Hôm nay tôi sang đây là muốn nhờ anh viết một số giấy tờ đất đai!
– Vậy mời bác vào nhà nhà xơi nước cái đã!
Ông giáo mời tôi ngồi trước thềm nhà, chúng tôi đang bàn bạc thì bỗng đâu có tiếng nói hớt hải vọng tới:
Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
A! Thì ra là lão Hạc, lão mặc bộ quần áo xộc xệch, đầu tóc rồi bù trông có vẻ kham khổ lắm. Lão là người hàng xóm của tôi. Vợ lão chết, con lão thì đi làm đồn điền cao su không biết khi nào về. Lão cứ sống như vậy cô đơn, thui thủi một mình ngày này qua ngày khác. Nhưng có điều khiến tôi thấy rất lạ. Hôm trước, tôi còn sang xin nhà lão mấy củ gừng về pha nước thì thấy lão cưng nựng con chó lắm kia mà; Một điều “Cậu” này, hai điều “cậu” nọ. Khi ăn thỉnh thoảng lão còn gắp thức ăn cho con chó của lão. Vậy mà giờ lại phải bán nó đi sao? Ông giáo hỏi:
– Thế nó cho bắt à?
– Lúc bấy giờ thì mắt lão Hạc đã ầng ậc nước. Những nếp nhăn sô vào với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, trông lão giờ già đi đến hơn chục tuổi.
– Khốn nạn! nó có biết gì đâu ông giáo ơi! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra. Cùng lúc đó thì chúng nó tóm gọn con chó rồi lôi đi xềnh xệch.
Tôi bắt đầu hiểu ra câu chuyện của lão Hạc và mườn tượng cảnh thằng Mục, thằng Xiên dốc ngược con chó lên, trói chân, trói tay nó lại rồi mang đi. Lão Hạc mếu máo nói:
– Lúc đấy thì cu cậu mới biết là cu cậu chết! Mắt nó long sòng sọc rồi dại đi. Nó cứ ăng ẳng nhìn tôi như thể nó nói: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão thế nào mà giờ lão xử tôi như vậy hả.
– Cụ cứ khéo tưởng tượng đấy chứ nó có biết gì đâu. Vả lại! Ai nuôi chó mà chẳng để giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy chứ! ông giáo nói.
Lão Hạc chua chát bảo:
– Ông giáo nói phải! Ta hóa kiếp cho nó để nó được đầu thai thành kiếp khác may ra có là kiếp người. Như ông với tôi chẳng hạn!
Tôi nghe mà không kìm được nước mắt. Tôi cảm thấy đau khổ và xót thương cho lão Hạc quá! Lão chỉ có mỗi con chó để bầu bạn hằng đêm. Có con chó đó cũng đỡ buồn và bù đắp được cho sự thiếu thốn tình cảm của lão. Vậy mà giờ lão phải bán nó đi để lấy tiền để dành cho con sao! Lão Hạc quả là một con người tốt và có tình thương yêu con sâu sắc mà hiếm ai có được. Ông giáo nói:
– Không có kiếp gì là sướng cả!Để tôi vào nhà pha ấm nước chè rồi ba ông con mình vừa rít thuốc lào vừa uống, thế là sướng!
– Ông giáo dạy phải! nhưng giờ tôi có việc gấp phải đi bây giờ ông giáo ạ!
– Còn sớm mà, cụ hẵng ở lại chơi với chúng tôi cái đã!
– Ông giáo cho tôi xin khất chứ hôm nay thì nhất quyết không được.
Vậy là lão Hạc lại lạng chạng ra về trong sự ái ngại của tôi và ông giáo. Thuốc lào đã được vo viên mà không ai thèm đụng đến. Tôi nghĩ đến lão Hạc, một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng. Một người vì con mà sẵn sàng bán đi thứ yêu quý nhất, kỷ vật của mình. Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao? Cuộc đời thật bất công đối với những con người tốt, chỉ toàn khổ đau, bất hạnh. Tôi từ biệt ông giáo đi về mà lòng đau như cắt.
Tôi, ông giáo và lão Hạc, những người nông dân nghèo khổ, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới này. Cảm ơn lão Hạc, lão đã cho tôi hiểu được tình thương và lòng tự trọng quý giá của một con người. tôi sẽ mãi khắc sâu bài học này trong tâm can và ý chí của mình đến cuối đời!
Được nhưng không chèn hết vào bài văn nhưng có kết hợp miêu tả nhiều hơn văn tự sự ( câu truyện khoảng 10 -> 15 dong thôi ) tùy bn nhưng đừng qá 1 mặt
TRÀ VINH NGÀY 5 THÁNG 11 NĂM 2019
kể về một kỉ niệm đáng nhớ
kể một chuyện vui sinh hoạt
kể về người bạn mới quen
kể về một người thân ông bà của em
các bạn ơi giúp mình với may mình kiểm tra 1 tiết đôi rồi
ai nhanh mình cho 3 tick
DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.
2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn
3. Kết bàiTình cảm của mình.
mn ơi! help me với, mai tớ thi NV ròi, mà chưa nghĩ ra đc bài nào hay hay kể lại trải nghiệm vui của em. Bạn nào thông thái môn NV please giúp mình với :<
Mik tự viết nên ko hay lắm bn thông cảm nhoa;
Tham khỏa
Bài làm kể về một việt làm tốt
Trong cuộc sống, mỗi người đều từng làm những việc tốt. Tôi cũng vậy.Khi làm được một việc tốt, tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Việc làm tốt mà tôi nhớ nhất là giúp đỡ một cô lao công, sau đây tôi xin kể việc làm tốt của mình.
Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy là năm tôi học lớp ba vào buổi chiều của thứ sáu, hôm đó là ngày tôi trực nhật nên tôi phải ở lại lớp để dọn dẹp. Sau khi tôi trực nhật xong, trong lúc đang chuẩn bị ra về tôi chợt nhìn thấy ở góc sân, có một cô lao công thân hình gầy gò, ốm yếu đang khó nhọc kéo những bao rác nặng nề ra chiếc xe, nhìn cô có vẻ rất vất vả và mệt mỏi.Tôi liền chạy tới và xin giúp đỡ, nhưng cô đã từ chối và nói:
-“Con cứ về nhà đi, cô xin nhận tấm lòng của con. Chớ con mà giúp cô thì quần áo sẽ bẩn mất.”
Nghe vậy tôi liền trả lời :
-“Cô cứ để con giúp hộ một tay. Con cẩn thận lắm không làm bẩn quần áo đâu ạ!”.
Nhìn vẻ mặt quyết tâm của tôi, cô cuối cùng cũng đồng ý. Tôi kéo từng túi rác xếp gọn vào xe chở rác. Thế là cô lao công và tôi cứ loay hoay trên sân trường. Một lát sau, hai cô cháu tôi cũng đã dọn xong đống rác. Tiếp đó, tôi phụ cô đẩy chiếc xe nặng trịch toàn rác đến điểm tập kết. Trên đường đi đến điểm tập kết rác, cô chia sẻ những vất vả của nghề lao công và những điều bất ngờ về công việc này. Xong xuôi cô nói:
-“Cô cảm ơn con, con đúng là một học sinh ngoan ngoãn và tốt bụng. Nhờ có con mà cô đã đỡ vất vả hơn”.
Tôi nói :
-“Dạ không có gì đâu ạ! Đây là việc con nên giúp đỡ thôi”.
Cô còn định cho tôi ít tiền mua nước nhưng tôi đã từ chối. Sau khi giúp Cô lao công xong thì trời cũng đã tối, nên tôi xin phép ra về vì nghĩ đến cha mẹ đang chờ tôi.Tôi chào cô lao công rồi nhanh chóng chạy về nhà. Trên đường về nhà tôi cảm thấy vô cùng vui sướng vì đã làm được một việc tốt. Sau khi về đến nhà thì cũng đã hơn 17giờ 30 tôi thấy cha mẹ đang đứng ngoài cổng đợi. Kế bên cha tôi là một chiếc xe, hình như cha tôi chuẩn bị đi đâu đó thì tôi về và khi thấy tôi về, cha mẹ thở phào một hơi như trút được một sự lo lắng nào đó. Tôi liền chạy vội đến chỗ họ và hỏi:
-“Cha định đâu hả mẹ, sau nhìn nét mặt cha mẹ căng thẳng thế?”
Mẹ tôi trả lời:
-“Sao con đi học đến giờ mới về, cha định đi tìm con đấy!”
Nghe vậy tôi liền thuật lại toàn bộ câu chuyện cho cha mẹ tôi nghe. Sau khi nghe tôi thuật lại toàn bộ sự tình, mẹ tôi nở nụ cười hiền hậu và nói:
-“Con gái của cha mẹ giỏi lắm biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn mẹ rất vui vì điều này.”
Nghe những lời khen của mẹ, lòng tôi vô cùng hạnh phúc. Niềm vui như càng được tăng thêm.
Sau lần đó, tôi tự hứa với lòng mình, sau này tôi sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn để mang lại niềm vui cho mọi người. Không chỉ vậy tôi còn rút ra một bài học là: “Phải luôn trân trọng những thứ mình có và giúp đỡ người khác khi có thể!”
Tham khảo:
Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng trước, nhưng mỗi lần nhớ lại, tôi lại cảm thấy mọi thứ như vừa mới xảy ra. Bởi vì đó là lần đầu tiên tôi có một trải nghiệm tuyệt vời như vậy.
Nhân dịp mùng 8 tháng 3, bố, tôi và em Thu đã quyết định sẽ tặng cho mẹ một món quà đặc biệt – đó là một bữa tiệc thịnh soạn do chính tay ba bố con tôi chuẩn bị. Tôi đã lên kế hoạch để nhờ cô Hòa – đồng nghiệp của mẹ giúp đỡ. Cô sẽ rủ mẹ đi mua sắm sau giờ làm để bố con tôi có thời gian chuẩn bị mọi thứ.
Buổi chiều hôm đó, sau khi tan học, tôi cố gắng về nhà thật sớm. Bố cũng đã xin công ty cho về sớm. Lúc về đến nhà, tôi thấy trên bàn đã có một bó hoa rất đẹp. Một bó hoa hồng nhung thật đẹp. Loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Tôi thầm nghĩ khi nhận được bó hoa này chắc chắn mẹ sẽ rất hạnh phúc.
Sau khi dọn cất sách vở, tôi liền vào bếp giúp bố. Tôi phụ trách rửa rau, thái thịt và nấu cơm. Còn việc chế biến món ăn sẽ do đảm nhận. Em Thu phụ trách dọn lau dọn bàn ăn, chuẩn bị bát đũa. Hơn hai tiếng đồng hồ trôi qua, ba bố con tôi đã hoàn thành những món ăn mà mẹ thích: sườn xào chua ngọt, đậu kho thịt, canh cá chua ngọt… Những món ăn hấp dẫn, đẹp mắt đã được dọn lên bàn. Ở giữa bàn còn là một lọ hoa hồng do chính tay tôi tự cắm. Sau khi làm xong hết mọi công việc, ba bố con tôi đều đồng ý với nhau rằng công việc quả nội trợ quả thật rất vất vả.Đến bảy giờ tối, tôi nhắn tin báo cho cô Hòa mọi việc chuẩn bị đã xong. Khoảng mười lăm phút sau thì mẹ đã về đến nhà. Em Thu được giao nhiệm vụ đón mẹ. Khi mẹ bước vào bếp, bố đã cầm bó hoa hồng tặng mẹ. Lúc đó tôi nhìn thấy khuôn mặt của mẹ rất ngạc nhiên, kế tiếp là nụ cười hạnh phúc. Cả gia đình ngồi vào bàn ăn. Mẹ đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi kể về quá trình nấu ăn của ba bố con. Chúng tôi cùng nhau ăn cơm thật vui vẻ, mẹ còn khen các món ăn rất ngon. Buổi tối hôm đó, gia đình tôi ngập tràn tiếng cười hạnh phúc.Đó là lần đầu tiên tôi được trải nghiệm công việc nấu ăn. Nhờ vậy mà tôi nhận ra mẹ đã vất vả như thế nào để nấu cho tôi.
TK
Mỗi lần về quê thăm ông bà ngoại, tôi đều có những trải nghiệm thật đáng nhớ. Vùng quê thanh bình đem đến nhiều điều tuyệt vời và thú vị.
Đó có thể là những buổi sáng thức dậy thật sớm để cùng ông đi dạo trên cánh đồng lúa mênh mông, cảm nhận hương thơm của bông lúa mới. Đó là những bữa cơm ngon lành mà bà ngoại nấu, dù giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của bà. Đó là những buổi chiều cùng đám bạn trong xóm đi thả diều, bắt cá ngoài đồng. Thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ nhưng có lẽ có một kỉ niệm mà tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ.
Đó là kỉ niệm xảy ra vào lúc tôi mười tuổi. Tôi và anh Hoàng - anh trai của tôi rủ nhau đi câu cá. Hai anh em tôi ngồi câu cá được một lúc thì nghe thấy tiếng hò reo sôi nổi. Phía đằng xa là một nhóm học sinh đang thi bơi lội. Chúng tôi chạy đến chỗ cuộc thi diễn ra. Thì ra là nhóm bạn hàng xóm tôi mới quen hôm trước. Tôi cảm thấy rất thích thú, liền đề nghị được tham gia. Tôi liền rủ anh Hoàng nhưng anh lại từ chối. Tôi biết vì sao anh Hoàng từ chối tham gia. Trước đây, anh từng đạt giải Nhất cuộc thi bơi của thành phố. Anh rất yêu thích bơi lội. Bạn bè, người thân đều nói anh có tài năng. Nhưng vì một sự cố, anh đã từ bỏ ước mơ của mình. Điều đó đã khiến tôi cảm thấy rất buồn...
Nhóm thi đấu của chúng tôi gồm có năm người. Trọng tài là Tuấn - người bạn hàng xóm thân thiết nhất của tôi. Sau khi trọng thổi còi bắt đầu hiệp đấu. Hai tuyển thủ từ tư thế chuẩn bị đã nhanh chóng vào cuộc đua. Tiếng hô hào, cổ vũ vang vọng khắp con sông. Các đối thủ ngang sức ngang tài, không ai chịu kém ai vẫn đang bơi song song nhau. Tôi cố gắng bơi hết sức. Bỗng nhiên tôi cảm thấy chân bên trái của mình bị tê. Tôi bơi chậm lại rồi dần tụt lùi phía sau. Tôi nghe thấy có tiếng ai hoảng hốt kêu lên: “Hình như thằng Lâm bị chuột rút rồi”.
Tôi vùng vẫy trong nước. Nhưng không thể bơi tiếp. Không biết bản thân đã uống biết bao nhiêu là nước. Trong lúc mê man, tôi nghe thấy một giọng nói quen thuộc: “Lâm ơi, em ơi! Mau tỉnh lại đi em!”. Cho đến khi tỉnh táo thì tôi đã thấy anh Hoàng trước mặt mình. Khuôn mặt của anh đầy lo lắng. Hình như chính anh Hoàng là người đã cứu tôi.
Tôi dần dần tỉnh lại. Tôi thấy mọi người xung quanh đều thở phào nhẹ nhõm. Có tiếng nói cất lên: “Anh Hoàng tài thật, ở khoảng cách xa như vậy mà đã cứu được Lâm một cách thần kỳ!”. Có tiếng hưởng ứng: “Đúng vậy!”, “Đúng vậy!”... Tôi mỉm cười, lòng đầy tự hào rồi nhìn anh Hoàng, khẽ nói: “Cảm ơn anh!”.
Nhờ có trải nghiệm ngày hôm đó, tình cảm của hai anh em càng trở nên thắm thiết. Không chỉ vậy, anh Hoàng còn quay trở lại tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi bơi dành cho thiếu niên sắp diễn ra. Một trải nghiệm nhỏ nhưng đem đến cho anh em tôi thật nhiều điều tốt đẹp.
Đọc đoạn "Uy-lít-xơ trở vê” và thực hiện các yêu cầu của SGK (trang 64)
- Hô-me-rơ kể chuyện gì?
- Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc nào? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không? Vì sao?
- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách
- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng
+ Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.
Help me vói mn ơi. Khổ qué!!!
Hãy đóng vai Rùa Vàng trong truyện "Sự tích hồ Gươm" kể lại câu chuyện. (Đóng vai Rùa Vàng các bạn xưng ta nhé đối vói người viết nhé).
Cảm ơn trước ak~~~
Ta là Rùa Vàng, một vị quan dưới trướng Lạc Long Quân. Hôm ấy, trong lúc ta đang ghi chép sổ sách trong thư phòng thì được tin Đức Long Quân triệu kiến gấp. Ta bèn tức tốc vâng mệnh, đến điện gặp Ngài. Vừa tới nơi ta đã nghe giọng nói như sấm rền của Long Quân:
– Ngày mai, lúc Lê Lợi cưỡi thuyền rồng trên hồ Tả Vọng dạo chơi, ngươi hãy nổi lên đòi lại thanh gươm thần cho ta.
Vâng mệnh Long Quân ta lui về thư phòng, chuẩn bị ngày mai thực thi mệnh lệnh.
Nhớ lại năm xưa, vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, nhân dân cực khổ vô cùng. Bởi bọn giặc vô cùng hung ác, chúng coi người dân như cô rác, làm, nhiều điều bạo ngược, thiên hạ ai ai cũng căm giận đến tận xương tuỷ. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng. Nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên đã nhiều lần thất bại. Thấy vậy, để giữ đúng lời hứa với nàng Âu Cơ năm xưa “khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau”, Đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần Ngài vẫn đeo bên người để con cháu đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại đất nước. Lúc đó chính ta là người mang gươm cho nghĩa quân mượn.
Ta đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng ờ vùng Thanh Hoá có một người đánh cá tên là Lệ Thận, tính tình hiền lành, chất phác, sau này sẽ tham gia nghĩa quân nên ta quyết định chọn chàng làm sứ giả trao gươm báu.
Như thường lệ, vào một đêm trăng sáng, gió thổi mát lạnh, Lê Thận đem lưới thả xuống sông bắt cá. Đã chờ sẵn từ lâu, ta bí mật bỏ lưỡi gươm vào trong lưới của anh ta. Lúc kéo lưới lên, thấy nằng nặng, chàng đã mừng thầm, chắc hẳn là có cá to. Nhưng khi thò tay xuống chẳng thấy cá đâu mà chỉ thấy gươm báu dưới dạng một thanh sắt chàng, bèn vứt đi và lại thả lưới tiếp. Phải vất vả ba lần ta mới khiến anh chàng nhận ra đó là lưỡi gươm và chịu mang về.
Quả nhiên, về sau Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm. Vì vậy, một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tuỳ tòng đến nhà Thận. Thanh gươm thần gặp được chủ tướng nên tự động sáng rực lên trong túp lều tối om. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chả “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song chuyện đó cũng nhanh chóng bị quên đi, không ai biết đó là báu vật.
Cho tới một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng sĩ rút lui mỗi người một ngã. Lúc chạy ngang qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy có ánh sáng trên ngọn cậy đa. Ông trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc (Đó chính là phẩn chuôi của thanh gươm thần vốn do Đức bà Âu Cơ cất giữ. Người cho chim thần đem đến đặt trên ngọn đa). Lê Lợi nhớ đến phần lưỡi gươm ở nhà Lê Thận bèn lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, khi gặp lại mọi người trong nhà Thận, Lê Lợi bèn đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho họ nghe. Và khi đem lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận bèn nâng gươm lên ngang đầu, cung kính nói với mọi người:
– Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Đến đây, nhiệm vụ của ta đã hoàn thành, thanh gươm thần đã được đặt vào đúng vào vị trí của nó.
Thế mà cũng đã một năm trôi qua rồi. Qủa nhiên từ khi có thanh gươm thần giúp sức, nhuệ khí cùa nghĩa quân ngày một tăng mạnh, liên tiếp giành được thắng lợi, làm cho quân Minh bạt vía, kinh hồn. Lê Lợi giờ đã lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.
Miên man trong những kỉ niệm của một năm trước, ta không ngờ trời đã sáng. Ta liền vội vã lên đường, thực hiện nhiệm vụ mà Long Quân giao. Kia rồi! Đoàn thuyền rồng đã hiện ra trước mắt. Ta từ từ nổi lên mặt nước và bơi ra đón truớc mũi thuyền. Ta cất giọng chậm rãi: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
Sau khi nghe ta nói, Lê Lợi nâng guơm hướng về phía ta và nói: “Xin Thần Kim Quy về báo lại vói Đức Long Quân rằng Lê Lợi thay mặt muôn dân kính cẩn đội ơn Ngài đã cho mượn gươm báu giúp dân, giúp nước. Xin cho chúng dân đổi tên hồ này thành hồ Hoàn Kiếm để đời đời nhớ đến công đức của Ngài”. Nghe xong, ta bèn ngậm gươm thần rồi lặn xuống nước.
Trở về Long Cung, ta tâu lại những điều Lê Lợi đã nói với Long Quân. Người rất vui và hài lòng. Người giao cho ta nhiệm vụ hàng năm nổi lên mặt hồ một lần để xem xét dân tình, kịp thời báo cho người khi con cháu lâm nguy. Rùa Thần ta rất đỗi vinh hạnh nhận sứ mệnh cao cả đó.
Tôi là cuốn sách Ngữ văn 6, tập 1 vốn được rất nhiều bạn nhỏ yêu quý. Họ hàng chúng tôi ai cũng hãnh diện, nhất là dịp đầu năm mới khi được các bạn nhỏ mang ở nhà sách về. Nhưng có lẽ không được may mắn như các bạn, tôi có một cuộc sống thật tẻ nhạt bên cạnh cậu chủ lười biếng.
Khi năm học mới sắp bắt đầu, chúng tôi đã được các anh chị nhân viên sắp xếp cẩn thận, ngăn nắp lên những giá sách sạch sẽ và dễ nhìn thấy. Chúng tôi háo hức và chờ đợi. Lần lượt các bạn tôi được những bạn nhỏ mang về nhà, được yêu quý chăm sóc cẩn thận. Tôi biết điều đó vì sau một thời gian gặp lại ở trường học, tôi thấy bạn nào cũng vui vẻ, tươi tắn, bạn nào cũng được mặc những chiếc áo bóng kính sạch sẽ, dán nhãn vở xinh xinh... Nhìn lại mình tôi thấy thật tủi thân.
Vừa mới ở nhà xuất bản ra, tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi thấy mình thật có ích và thầm hứa sẽ có gắng hết mình để giúp các bạn học trò. Hôm đó, ngày cậu chủ của tôi đến hiệu sách, tôi đã rất ấn tượng với cậu. Cậu bé chạy nhảy khắp nơi, đến kệ sách này rồi qua kệ sách khác. Nhưng đợi mãi vẫn không thấy cậu đến bên những cuốn sách giáo khoa. Có lẽ cậu bé chỉ thích ngắm nhìn thôi, thích đọc những quyển truyện tranh nhiều hình vẽ, màu sắc. Đến khi bố gọi, cậu ấy mới miễn cưỡng đến bên chúng tới, lấy những cuốn sách một cách thờ ơ, lạnh nhạt. Lúc đó bao nhiệt huyết, háo hức trong tôi bỗng dưng tan biến. Trong lòng ủ dột nhưng tôi vẫn hi vọng đó chỉ là giây phút ham chơi của cậu học trò nhỏ mà thôi.
Sau đó, những ngày tháng của tôi ở nhà cậu chủ đã bắt đầu. Nếu một ngày của các bạn tôi vui vẻ, có ích thì một ngày trôi qua của tôi sao mà ảm đạm. Tôi rất buồn vì cậu học trò lười nhác. Từ hôm được mang về nhà, tôi vẫn yên vị trong chồng sách giáo khoa, lẫn lộn với những quyển cũ, quyển nháp không dùng nữa. Cuốn sách mới tinh, thơm tho như tôi chẳng mấy đã chuyển sang màu ngà. Thất vọng hơn nữa khi năm học mới thực sự bắt đầu. Bạn bè tôi nô nức, kể với nhau bao nhiêu chuyện hay về cô cậu chủ tốt bụng của họ. Chỉ riêng tôi nằm trong ngăn bàn tủi thân đến rơi nước mắt. Tôi không có áo mới, không có nhãn vỡ, cũng không được lật mở từng trang nhẹ nhàng, mép sách không được vuốt phẳng phiu....Tôi không muốn nhìn thấy ai nữa. Thỉnh thoảng tôi còn bị cậu viết vẽ bậy lên mặt nữa. Có đôi khi tôi còn bị cậu chủ dùng làm đồ lia, ném vào bạn. Bộp...bộp...mỗi khi rơi xuống đất như thế tôi đau khắp mình mẩy, đã vậy lại còn bị những bàn chân to khỏe của các cậu học trò giẫm lên. May thay, một bàn tay ấm áp của cô bé học trò nhấc tôi lên bàn, phủi bụi bẩn trên tôi, xoa xoa để tôi bớt đau đớn.
Ở lớp là thế, về nhà tôi còn buồn hơn nữa. Tôi không được cậu chủ chăm sóc hay để mắt tới bao giờ. Về nhà là cậu vứt tôi năm một xó. Có lẽ chỉ những dịp có bài kiểm tra cậu mới lôi tôi ra mở mở, đọc đọc. Tôi cũng chẳng vui vẻ hay hứng thú gì vì dùng xong cậu sẽ lại bỏ rơi tôi ngay. Thế là ngày qua ngày, tháng qua tháng, từ một cuốn sách Ngữ văn trắng trẻo, thơm tho tôi bị lớp bụi bán bám đầy, thỉnh thoảng mấy cậu gián còn đến “hỏi thăm” khiến tôi khóc thét. Nếu như ngày trước tôi háo hức, vui vẻ yêu đời bao nhiêu thì giờ tôi lại ủ rũ, buồn chán bấy nhiêu. Còn cậu chủ thì vẫn ham chơi, lười học như thế. Từng xấp bài kiểm tra điểm kém cậu mang về, nhìn thấy mà tôi càng ngán ngẫm, tôi chỉ muốn biến mất khỏi nơi đây vì bao cố gắng của tôi vẫn không làm cậu thay đổi...
Một hôm, vì bố mẹ mắng, cậu tức giận ném phắt tôi ra xa bay gần tới gầm giường. Vừa đau vừa giận cậu chủ tôi tìm cách trốn thoát. Tôi cố lết gần hơn nữa vào gầm giường, ra khỏi tầm mắt của cậu. Tôi không còn muốn giúp cậu chủ học nửa, cậu ấy làm tôi thất vọng quá. Nằm trong đó tôi sầu thảm nghĩ rằng thế là cuộc đời tôi sẽ mãi mãi ở đây không còn thấy ánh sáng và không còn có ích cho cuộc đời nữa.
Những ngày sau đó, tôi âm thầm theo dõi cậu chủ từ trong gầm giường. Nhìn cậu có vẻ gì đó băn khoăn. Cậu biết là mất tôi chưa nhỉ, cậu có buồn không, có lo lắng không...? Bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong đầu tôi khiến tôi như muốn nổ tung. Rồi tôi thấy cậu tìm tìm thứ gì đó. Tôi cũng muốn nhích ra ngoài một chút để cậu nhìn thấy tôi, muốn được cậu mang ra nhưng tôi không làm được, tôi vẫn giận cậu lắm. Rồi hai tuần trôi đi nhanh chóng. Bỗng một tiếng thét làm tôi giật mình tỉnh giấc mộng. Tôi mở đôi mắt thật to thì bắt gặp đôi mắt đen tròn, ánh lên niềm vui sướng của cậu chủ. Cậu nhanh tay nhấc bỗng tôi lên, lấy chiếc khăn sạch sẽ thơm tho lau cho tôi, rồi từng ngón tay cậu nhẹ nhàng vuốt phẳng những nếp quăn lâu ngày.... Chao ôi! Tôi có nằm mơ không nữa. Sao cậu chủ lại thay đổi đến nhường vậy, hay tôi nằm mơ chăng. Nhưng những tia nắng tinh nghịch nô đùa ngoài cửa sổ làm tôi chói mắt đã khẳng định đó là sự thật. Cậu chủ đã thay đổi rồi. Trong lòng tôi tràn đầy niềm hạnh phúc.
Mấy ngày sau khi đến lớp tôi biết lí do vì sao cậu chủ lại thay đổi tích cực như thế. Cậu đã nhận ra giá trị của những cuốn sách - người bạn thân của tất cả mọi người và đặc biệt với những cô cậu học trò. Sách không chỉ mang đến kiến thức khoa học, sách còn cho ta hiểu những bài học đế làm người. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội đế có đủ những cuốn sách. Vì thế hãy biết yêu và giữ gìn sách các bạn nhé. Sách là bạn thân đấy!