Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phan thị hương giang
Xem chi tiết
Anh Tuan Vo
11 tháng 7 2016 lúc 18:06

Bài văn sơn tinh thủy tinh gợi cho chúng ta biết phải biết chống lại lũ lụt và thiên tai. Giảm sự tác động trực tiếp đến môi trường, bảo vệ môi trường. 

Tiểu thư Sakura
Xem chi tiết
Linh Phương
4 tháng 10 2016 lúc 13:50

 Từ các câu truyện truyền thuyết em nhận ra rằng tổ tiên của chúng ta có ước muốn chống lại các thiên tai của thiên nhiên và muốn có cuộc sống hòa bình và yên ả. Lịch sử của nước ta là các câu truyện truyền thuyết được kể và mang cho mình một ý nghĩa sâu sắc. Mỗi câu chuyện đều chứa những cảm xúc và bài học riêng điều đặc biệt nữa là truyện truyền thuyết thường là những câu truyện về thời xa xưa nói về lịch sử của dân tộc ta.

Chúc bạn học tốt!

Tiểu thư Sakura
3 tháng 10 2016 lúc 21:35

giup minh voi, lam on!!!!!khocroikhocroikhocroikhocroi

Đoàn Vân Anh
Xem chi tiết
tuấn anh
12 tháng 10 2017 lúc 19:39

Ở phần đọc hiểu, có thể xuất hiện nhiều phong cách ngôn ngữ, nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, do có sự tích hợp các vấn đề nghị luận xã hội vì thế văn bản đọc hiểu thường tập trung ở hai dạng văn bản: văn bản nghị luận (chính luận); văn bản thông tin (báo chí, khoa học).

Trong đó văn bản nghị luận là loại văn bản trong đó người viết trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất.

Văn bản thông tin thường đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.

Câu hỏi phần đọc hiểu chia thành 4 phần: nhận biết (câu trả lời nằm trong văn bản; chú ý lại nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, các từ khóa); suy nghĩ và tìm kiếm (câu trả lời nằm trong văn bản nhưng phải suy nghĩ và tìm kiếm để có câu trả lời); sáng tạo (cần kết hợp tri thức nền tảng về vấn đề với thông tin tác giả đã cung cấp để đi đến suy luận về câu trả lời); tự bộc lộ (câu trả lời nằm ở trong đầu bạn; vận dụng kiến thức đọc hiểu vào thực tiễn). Vì đề bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu nên học sinh cần trả lời ngắn gọn, hệ thống, trình bày trực tiếp vào vấn đề, tránh lối viết lan man có thể mất điểm.

Nhung noi dung trong tam can on luyen de lam tot bai thi mon Van - Anh 1

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Văn trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định).

Phần nghị luận xã hội: Ôn chủ đề dễ gặp, đề mở và dạng đề nâng cao

Đối với phần nghị luận xã hội, học sinh cần luyện viết đoạn theo chủ đề. Một số chủ đề quan trọng là các phẩm chất mà người học sinh trong xã hội hiện đại cần hướng tới như trung thực, bao dung, trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn… và một số kỹ năng cần có ở mỗi học sinh như kỹ năng đọc, hợp tác, trải nghiệm sáng tạo…

Về hình thức đoạn văn nghị luận xã hội nên triển khai theo trình tự lập luận tổng – phân – tổng. Học sinh chú ý câu chủ đề; các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình luận. Phần rút ra bài học phải chân thành, thiết thực, có thể đơn giản và gần gũi tránh lối viết khuôn mẫu, sáo rỗng. Học sinh có thể gạch ý ra giấy nháp để phân tách ý rồi mới viết thực sự, có thể tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi (Là gì? Vì sao? Làm thế nào?).

Đối với dạng đề mở, học sinh được khuyến khích tự do suy nghĩ và trình bày theo cách riêng. Thầy Trịnh Quỳnh khuyên học sinh tự tin thể hiện cách nghĩ riêng của bản thân.

“Học văn vì hứng thú vì đam mê. Quan trọng văn chương là con người tôi. Mỗi lần làm bài là mỗi lần được nói lên suy nghĩ của mình. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ quan điểm của mình sẽ bị người khác đánh giá thấp, không dám khác biệt thì bạn khó có cơ hội thành công trong cuộc sống. Hơn hết suy nghĩ của bạn phải thiết thực, chân thành. Thuyết phục người khác mới là cách bạn cần phải làm chứ không phải chạy theo một khuôn mẫu sáo rỗng nào đó. Có như thế thi cử mới thực sự là một trải nghiệm”, thầy giáo này lưu ý.

Nhung noi dung trong tam can on luyen de lam tot bai thi mon Van - Anh 2

Học sinh lớp 12 ở Nghệ An ôn thi THPT quốc gia. (Ảnh: Hoàng Lam)

Thầy Quỳnh nhận định, phần nghị luận văn học sẽ có sự phân hóa cao, học sinh muốn đạt điểm trên 8 cần tập trung thời gian ôn tập và làm bài phần này.

Giai đoạn nước rút học sinh cần ôn luyện các dạng đề nâng cao như bình luận 2 ý kiến; phân tích một đoạn văn hoặc so sánh hai đoạn thơ. Trước khi làm bài cần chú ý các thao tác lập luận phải sử dụng xem đề bài có yêu cầu giải thích hay bình luận so sánh hay không?

Để làm tốt phần này học sinh cần xem lại 3 vấn đề: Lý luận văn học (khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc, tính nhân dân, khuynh hướng đời tư thế sự…); Phong cách tác giả ( ví như sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sự nhạy cảm với sự chảy trôi biến đổi và niềm tin trong tình yêu của Xuân Quỳnh…); Đặc trưng thể loại (như mâu thuẫn xung đột kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt…).

Lời khuyên của thầy Trịnh Quỳnh dành cho các sĩ tử có trước kỳ thi đó là ôn luyện kỹ các phần/dạng đề trọng tâm, luôn có niềm tin vào chính mình, có kỷ luật và kiên trì ôn tập, phát huy khả năng tư duy hơn là sự ghi nhớ đơn thuần.

đây là tham khảo thôi e nhé

Đoàn Vân Anh
12 tháng 10 2017 lúc 19:41

cam on thay

Cao Thi Thuy Duong
Xem chi tiết
Phương Thảo
20 tháng 9 2016 lúc 20:17

Đàn bầu, tên chữ là độc huyền cầm, là loại đàn một dây của người Việt, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy vào dây. Dựa theo cấu tạo của hộp cộng hưởng, đàn bầu chia hai loại là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.

Đàn bầu có mặt phổ biến ở các dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Các nhạc sĩ Việt Nam đã biên soạn và chuyển soạn một số tác phẩm dạng concerto để nghệ sĩ sử dụng đàn bầu trình tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng thính phòng như Vì Miền Nam, Ru con, Tình ca... Đàn bầu không chỉ được người Việt Nam ưa thích mà còn được nhiều khán-thính giả trên thế giới hâm mộ.

nguyen thi ly
Xem chi tiết
long le
Xem chi tiết
nguyen phuong trang
Xem chi tiết
Vũ Minh Tuấn
18 tháng 11 2019 lúc 20:37

- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.

++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.

- Ngắt nhịp:

+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa
Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Demon
Xem chi tiết
Tuệ Phạm
4 tháng 3 2020 lúc 21:40

Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
 
 Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
 
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
 
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
 
 Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
 
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
 
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài  Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
 
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
 
 đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
                              * Chúc bạn học tốt ạ *

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Demon
5 tháng 3 2020 lúc 9:09

cam on ban nha

Khách vãng lai đã xóa