Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kim Dung
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Phúc
28 tháng 11 2016 lúc 20:20

Chi tiết thú vị trong truyện ''Con hổ có nghĩa'' ví dụ như: con hổ trả ơn, hàng năm đến ngày giỗ thì hổ đều mang đồ đến,. . . .

Chúc bạn học tốt môn Văn oaoa

Ha ngoc ánh
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 12 2016 lúc 22:23

1. Nghệ thuật:
_ Tình huống truyện độc đáo , bất ngờ.
_ Bố cục chặt chẽ, sắp xếp sự việc tăng tiến hợp lý.
_ Dùng nghệ thuật nhân hóa để hư cấu.
_ Chi tiết truyện li kì hấp dẫn.

2. Nội dung :

_ Mượn chuyện hổ trả ơn nghĩa để nói chuyện người, nhằm mục đích:
+ Đề cao ,ca ngợi ân nghĩa ở đời.
+ Gửi tới người đọc bài học đạo lí sâu sắc,thấm thía: Biết làm ơn và trả ơn .

Hoang Bảo Chi
12 tháng 12 2016 lúc 21:13

Truyện '' con hổ có nghĩa'' thuộc thể loại hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người

 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 15:59

Tham khảo!

Em không đồng ý vì chiếc áo bông đó chỉ là một chi tiết của câu chuyện nhưng nó khơi gợi trong lòng bạn đọc nhiều bài học ý nghĩa về tình thần "lá lành đùm lá rách" của nhân dân ta. “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương,thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong hoàn cảnh khổ cực, khắc nghiệt. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

HarryVN
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
21 tháng 7 2021 lúc 8:38

1) 

a.  Những yếu tố truyền kỳ trong truyện là: chuyện nằm mộng của Phan Lang, Chuyện Phan Lang và Vũ Nương dưới động rùa của Linh Phi,… chuyện lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về ngồi trên kiệu hoa, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện, rồi "bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất."

b. Tham khảo:

    Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn nhưng được thần rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu. Sau đó Trương Sinh biết vợ bị oan. Ít lâu sau Vũ Nương gặp Phan Lang cùng làng bị đắm thuyền được Linh Phi cứu. Khi Phan Lang trở về, Vũ Nương nhờ gửi chiếc hoa vàng nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, Trường Sinh làm theo, Vũ Nương trở về chốc lát, ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất. 

2)  Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

* Cách kể chuyện:

 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.

 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng là nó.

* Góp phần thể hiện tính cách nhân vật:

 - Bé Đản ngây thơ

 - Trương Sinh hồ đồ, đa nghi.

 - Vũ Nương yêu thương chồng con.

* Cái bóng góp phần tố cáo xã hội phong kiến hung tàn, khiến hạnh phúc của người phụ nữ hết sức mong manh.

Phan Hoàng Quốc Khánh
Xem chi tiết
Ngân Bé 2006
8 tháng 12 2017 lúc 20:03

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lăn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

tuấn anh
8 tháng 12 2017 lúc 20:02

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

truong the dat
Xem chi tiết
Bùi Đức Lôc
25 tháng 10 2017 lúc 17:43

1, 

 Việt Nam nổi tiếng bởi kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú với đầy đủ các thể loại. Đối với trẻ em Việt Nam mà nói những câu chuyện cổ tích dường như đã in sâu vào trong tâm thức tuổi thơ, đó là những câu chuyện mà bà, mẹ kể mỗi khi đêm về, hay khi gia đình cùng tụ tập bên bếp lửa. Cũng giống như Việt Nam, các nước trên thế giới cũng có rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, gắn liền với tuổi thơ của các bạn thiếu nhi và cũng truyền tải được những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong chương trình học của sách ngữ văn lớp sáu tập một cũng đã được đưa vào một truyện cổ tích nước ngoài rất hay và ý nghĩa, đó là câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” của A. Pushkin.

Truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng” khai thác xung quanh câu chuyện ông lão đánh cá đã cứu con cá vàng và được con cá này cho những những điều ước. Vốn bản tính thật thà ông lão đánh cá không hề đòi hỏi gì việc trả ơn cả. Nhưng vợ của lão không vậy, mụ ta là một mụ đàn bà tham lam và chính sự tham lam không có bờ bến ấy đã khiến cho mụ ta có một bài hoc đích đáng. Truyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu và phê phán đối với những người tham lam, sống bội bạc, vì vật chất mà không màng đến tình nghĩa. Và chính sự tham lam ấy cuối cùng sẽ không nhận được bất kì sự mầu nhiệm nào, cuộc sống trở về xuất phát điểm như ban đầu của mụ ta, đó là bên chiếc máng lợn cũ.

Trong câu chuyện này không chỉ đề cập đến lòng tham không đáy gây phẫn nộ của mụ vợ còn nói về sự nhân hậu, hiền lành của ông lão. Hình ảnh ông lão hiện lên với vẻ chân chất, chịu thương, chịu khó và cũng chính vì quá hiền lành mà luôn bị mụ vợ bắt nạt, miệt thị nguyền rủa bằng những lời lẽ cay độc nhất. Trước hết, nhà văn Pushkin đã xây dựng ông lão đánh cá là một người ngư dân thật thà, nhân hậu. Cuộc sống của ông tuy nghèo nhưng ông không chán nản mà ngược lại có phần hạnh phúc. Nếu theo dõi hết câu chuyện cổ tích này ta có thể thấy giai đoạn đầu khi ông lão còn nghèo khó lại chính là khoảng thời gian mà ông cảm thấy hạnh phúc nhất, ông có cuộc sống nghèo đói, bên một túp lều nát nhưng vợ chồng yên ấm, hòa thuận làm ăn.

truong the dat
25 tháng 10 2017 lúc 17:59

sai rồi , ngắn thôi bạn

Tú
25 tháng 10 2017 lúc 18:36

1. 

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

2. Bài học: Không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, ko nên suy nghĩ nông cạn.

    Dựa vào các chi tiết trong chuyện mà em có ý nghĩ như vậy.

Hà Quang Minh
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
25 tháng 12 2023 lúc 20:49

Được một hôm rảnh rỗi, không có khách nào vào xem bói. Cả năm ông thầy bói liền ngồi bàn luận xem con voi có hình thù như thế nào. Nghe thấy sắp có voi đi qua, năm thầy bói liền chung tiền biếu tặng người chủ của con voi để xin cho con voi đứng lại một lát. Vậy là mỗi thầy bói sờ vào một bộ phận của con voi. Mỗi người tưởng tượng ra hình thù của con voi khác nhau. Không ai chịu nhường ai. Cuối cùng, họ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. 

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 0:24

“Một ngày nọ, A tình cờ gặp người lạ, người ấy đưa cho anh ta một nhánh cỏ và nói rằng đó là cỏ thần kỳ giúp ẩn thân, chỉ cần cầm nó trên tay thì đi đâu làm gì đều không bị người khác nhìn thấy.

A ngây thơ tin là thật, liền nghênh ngang cầm nhánh cỏ kia đi ra đường lớn, thản nhiên lấy tiền trong túi người đi đường. Người bị mất tiền định vung tay lên đánh A một bạt tai. Nào ngờ anh chàng ấy vẫn còn tự tin đáp trả:

- Có giỏi thì đánh đi, dù sao anh cũng chẳng nhìn thấy tôi.”

=> Nghĩa hàm ẩn: Những việc làm mang mục đích tư lợi cá nhân thường khó tránh khỏi sơ xuất

Kim Dung
Xem chi tiết
Cửu vĩ linh hồ Kurama
28 tháng 11 2016 lúc 21:33

Hổ được gọi là Ông Ba mươi. Trong hình tượng nghệ thuật về Hổ luôn thể hiện cái “dữ” biểu hiện cho sức mạnh oai linh của sự trừng phạt (với tà đạo), vì vậy hình tượng Hổ được thờ trong văn hóa tâm linh dân gian (vạn vật hữu linh). Giới tính của Hổ thờ không đề cập trong cách diễn tả, cũng như biểu tượng Rồng.