Những câu hỏi liên quan
Loc Nguyen
Xem chi tiết
Phùng khánh my
30 tháng 11 2023 lúc 21:45

Mùa xuân là thời điểm tuyệt vời nhất trong năm, khi mọi thứ bắt đầu trở nên sống động và tươi mới. Đó là thời gian của sự hồi sinh, khi thiên nhiên tỏa sáng với những màu sắc tươi tắn và hương thơm ngọt ngào. Và trong lòng tôi, mùa xuân còn mang đến một cảm nhận đặc biệt về tình yêu.

 

Tình yêu mùa xuân là một cảm giác tinh tế và ngọt ngào, như những cánh hoa đầu mùa nở rộ. Nó là sự khao khát và hy vọng, như những bông hoa đầu tiên nở trên cành cây. Tình yêu mùa xuân là sự tràn đầy năng lượng và sự phấn khởi, như những ánh mắt đầy lửa của những người yêu nhau.

 

Trong tình yêu mùa xuân, mọi thứ trở nên tươi sáng và rạng rỡ hơn. Những ngày dài và ấm áp của mùa xuân tạo điều kiện lý tưởng cho tình yêu nảy nở. Ánh nắng mặt trời mềm mại và gió nhẹ nhàng thổi qua, tạo nên một không gian lãng mạn và thú vị cho những cặp đôi yêu nhau.

 

Tình yêu mùa xuân cũng mang đến sự lạc quan và hy vọng. Như những bông hoa đầu mùa nở rộ, tình yêu mùa xuân là sự tin tưởng vào sự phát triển và tiến bộ. Nó là sự tin rằng tình yêu có thể trưởng thành và nở rộ như những bông hoa tươi đẹp.

 

Tình yêu mùa xuân là một trạng thái tâm trí, nơi mọi thứ trở nên tươi mới và hứa hẹn. Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa sự tươi mới của mùa xuân và sự ấm áp của tình yêu. Tình yêu mùa xuân là một trạng thái tình cảm đáng trân trọng và tận hưởng, nơi mọi thứ trở nên đẹp đẽ và thú vị hơn bao giờ hết.

 

Với tôi, tình yêu mùa xuân là một trạng thái tâm trí đầy màu sắc và hạnh phúc. Nó là sự kết hợp tuyệt vời giữa sự tươi mới và sự lãng mạn của mùa xuân. Tình yêu mùa xuân là một trạng thái tâm trí mà tôi luôn mong muốn và trân trọng.

Bình luận (0)
lê vũ minh hoàng
Xem chi tiết
trần hoàng dũng
22 tháng 12 2021 lúc 10:01

Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.

 

Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.

Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.

Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.

Bình luận (0)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
30 tháng 1 2016 lúc 16:20

Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.

Bài văn này trích từ thiên tuỳ bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc, Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.

Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường mang nét đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng…

Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thánh của tôi… Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa… Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm… và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lắng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn.

Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc:

… Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.

 

Bình luận (1)
Ngọc Nguyễn Minh
6 tháng 12 2016 lúc 21:17

Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.

“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.

Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.

Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.

Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.

Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.

Bình luận (0)
Trà My My
17 tháng 4 2018 lúc 21:12

Chúng ta từng biết và cảm thông với tấm lòng của những người phải sống xa quê hương, trĩu nặng tình quê trong thơ Đường của Lí Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương,... Ở Việt Nam, cách đây không lâu cũng có một nghệ sĩ do hoàn cảnh riêng và yêu cầu công tác cách mạng phải xa rời quê hương miền Bắc vào sống ở miền Nam mấy chục năm trời, nhà văn Vũ Bằng - một nhà văn từng nổi tiếng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tấm lòng của Vũ Bằng đối với quê hương đã được gửi gắm trong tác phẩm tuỳ bút - bút kí đặc sắc Thương nhớ mười hai mà đoạn trích Mùa xuân của tôi là tiêu biểu. Đoạn trích Mùa xuân cùa tôi là một phần trong thiên tuỳ bút dài có tên Tháng giêng mơ về trăng non, rét ngọt, mở đẩu cho nỗi "thương nhớ mười hai" của nhà văn Vũ Bằng. Đoạn trích đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc qua nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê. Vì là đoạn trích từ một thiên tuỳ bút nên không có bố cục hoàn chỉnh của một tác phẩm. Tuy vậy, đọc bài văn Mùa xuân của tôi, chúng ta vẫn hiểu và suy ngẫm về ý nghĩ và tình cảm của tác giả theo ba đoạn nhỏ: Đoạn mờ đầu: từ đầu đến "... mê luyến mùa xuân" : Con người say mê lưu luyến mùa xuân là một điều tất yếu, tự nhiên. Đoạn thứ hai: từ "Tôi yêu sông xanh..." đến "... mớ hội liên hoan" : Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc. Đoạn ba : từ "Đẹp quá đi..." đến hết bài : Cảnh sắc, đất trời mùa xuân miền Bắc từ sau rằm tháng giêng. "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội...".Ở phần đầu đoạn hai, nhà văn Vũ Bằng đã nhớ về quê hương bằng một câu văn ngân nga như những tiếng reo vui như thế. Sau đó, qua hồi tưởng của ông, cảnh sắc và không khí ngày tết - mùa xuân Hà Nội - hiện ra đẹp quá, vui quá, đáng yêu, đáng nhớ làm sao. Tín hiệu báo xuân về là : "Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình...". Mưa riêu riêu là mưa thế nào ? Tiếng hát huê tình là gì ? Mưa riêu riêu là mưa phùn, hạt nhỏ, kéo dài, mưa xuân âm ẩm, mát lành. Tiếng hát huê tình là tiếng hát tỏ tình, tiếng hát của trai gái yêu nhau... Trước cảnh sắc mùa xuân như thế, nhà văn Vũ Bằng - người đang sống li hương - đã nhớ kỉ niệm xưa của mình và sống lại, kể lại bằng những câu văn trữ tình đàm thắm. Nào là "Người yêu cảnh... khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài... không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa... sự sống !". Nào là "Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ớ trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai...". Nào là "Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn... Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống lại" và thèm khát yêu thương. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa...". Có thể nói, đối với mùa xuân quê hương, nhà văn Vũ Bằng mang một tình yêu nồng nàn, đằm thắm. Ông đã tự vẽ lại hình ảnh của chính mình khi còn sống ở Hà Nội với biết bao lời văn, bao cách so sánh đẹp đẽ. Ngỡ như, trước mùa xuân, ông đã hoá thân thành muôn loài cỏ cây, muông thú để được tắm trong mùa xuân, hưởng thụ tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân. Đoạn văn xuôi tuỳ bút, ngẫu hứng y như đoạn thơ trữ tình mà ở đó, cái tôi nhà văn trở thành một thi sĩ đa tình, say đắm, đáng cảm thông. Đọng lại của cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và nỗi nhớ quê hương của Vũ Bàng là hình ảnh gia đình người Hà Nội bày cỗ đón xuân, bái vọng tổ tiên trở vể vui xuân cùng con cháu : "Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng...". Cảnh sắc mùa xuân không chỉ hiện lên bằng vẻ đẹp thiên nhiên mà còn hiện lên bằng nhũng nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người. Đó là nét văn hoá truyền thống của thủ đô Hà Nội, của đất Bắc, của Việt Nam quê hương chúng ta. Cảm nhận và ngợi ca quê hương miền Bắc mùa xuân bằng đoạn vãn phóng túng vừa miêu tả vừa tự sự, miêu tả để biểu cảm, ngòi bút Vũ Bằng như không muốn dừng lại. Do đó, xuống đoạn ba, ông tiếp tục khẳng định : "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thươne mến". Sau đó, cảm xúc và bút lực như lắng lại, trầm tĩnh hơn. Nhà văn tâm sự : "Tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng...". Đến đây, nhà văn phát hiện một vẻ đẹp khác nữa của mùa xuân đất Bắc. Đó là vẻ đẹp của sự hồi sinh, của đất trời, cây cỏ trổ lộc, đơm hoa, kết trái. "Đào hơi phai, nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh, nhưng... lại nức một mùi hương man mác... mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn... Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa... người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị... các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật...". Những hình ảnh thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng không sôi động, rực rỡ bằng những ngày Tết mà như đang bình tĩnh trở lại, đang tích tụ, chưng cất sức sống của mùa xuân để nối tiếp cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời, cây cỏ. Ở đoạn này, cái tôi nhà văn không trực tiếp hiện ra như ở đoạn trên mà đang nằm dài nhìn ra cửa sổ... để chiêm ngưỡng, để nhớ thương, và khao khát ngày mai trở lại quê hương, về gặp lại mùa xuân đất Bắc. Từ tình yêu mùa xuân thiên nhiên, tấm lòng thương nhớ quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng mỗi lúc một đắm sâu, thấm thìa. Từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ mỏi lúc một chắt lọc, vừa chính xác vừa in đậm phong cách văn chương của tác giả, rất tài hoa, phóng túng. Có thể nói, chỉ qua đoạn trích ngắn Mùa xuân của tỏi, chúng ta đủ hiểu và cảm thông tấm lòng của nhà văn Vũ Bằng đối với quê hương, Tổ quốc. Cảnh sắc thiên nhiên, khônq khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc đã được ông cảm nhận, tái hiện trong nổi nhớ thương da diết của một người xa quê. Qua đó, bài tuỳ bút biểu lộ chân thực và cụ thể tình quê hương, đất nước, lòng yêu cuộc sống và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ngòi bút tài hoa của tác giả. Và cũng qua đó, chúng ta hiểu phần nào giá trị của tập tuỳ bút - bút kí nổi tiếng Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, đúng như Tô Hoài nhận xét : "Thương nhớ mười hai là một nét anh hoa của tấm lòng với cuộc đời". Đọc tuỳ bút Vũ Bằng, chúng ta nhớ lại hai thiên tuỳ bút đã được học : Một thứ quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam), Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), ở một mức độ nào đấy, hai thiên tuỳ bút nói trên cũng dều là những nét anh hoa của tấm lòng các nhà văn đối với cuộc đời. Tuỳ bút quả là một thê văn xuôi trữ tình vô cùng thú vị...

Bình luận (0)
Luân Lê
Xem chi tiết
Minh Thư
16 tháng 12 2016 lúc 11:59

Sức sống của thiên nhiên, sức sống của con người khi mùa xuân đến.

- Sức sống của thiên nhiên: máu căng lên trong lộc nai, mầm non của cây cối nằm im không chịu được trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti, những con vật nằm thu hình một nơi nay bò ra để nhảy nhót kiếm ăn… -

Sức sống của con người: nhựa sống trong người căn lên, tươi trẻ hơn, thêm khao khát yêu thương. -

Tình cảm của tác giả: mở của đi ra ngoài thấy thú giang hồ êm ái như nhung, lòng mình say sưa một cái gì đó.

= > Mùa xuân trong mắt Vũ Bằng là mùa xuân trẻ trung, mùa xuân của thương yêu đằm thắm.
=> Em có đồng cảm với tác giả khi cảm nhận mùa xuân vì em cảm thấy mùa xuân là mùa của sự tươi mới , trẻ trung , đầy sức sống .

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
17 tháng 7 2017 lúc 14:55

Với sự quan sát tinh tế, chắt lọc những hình ảnh đặc sắc, Vũ Bằng đã tái hiện một mùa xuân đặc trưng xứ Bắc. Ở đó có vẻ đẹp của thiên nhiên căng tràn nhựa sống, có niềm vui của con người trong không khí nô nức đón xuân về, đoàn tụ gia đình ấm áp. Đó là những nỗi nhớ niềm thương với những đứa con xa quê trong ngày xuân sang.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
6 tháng 4 2019 lúc 15:28

- tác giả tuy ở xa nhưng vẫn còn nhớ về những phong tục, thời tiết... của mùa xuân nơi đất Bắc

=> yêu quê hương tha thiết và muốn trở lại quê hương

- miêu tả chi tiết cảnh vật quê hương

=> hình ảnh quê khắc sâu trong tâm trí

- nhớ rõ phong tục tốt đẹp

=> quan sát tỉ mỉ, chi tiết

Sự cảm nhận tinh tế trong từng chi tiết miêu tả ngoại cảnh cho thấy tác giả ko chỉ là ngươi am hiểu thiên nhiên mà còn rất yêu thiên nhiên, biết trân trọng cuộc sống và tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống đơi thường rất đỗi than thương của miền Bắc.

Khơi dậy tình yêu quê hương đất nước, lòng yêu cuộc sống tinh hồn tinh tế nhạy cảm của một cây bút tài hoa truyềng cho chúng ta.

Bình luận (0)
HACKER VN2009
Xem chi tiết
HACKER VN2009
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

mai mình nợp rồi

Bình luận (0)
HACKER VN2009
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

làm ơn

 

Bình luận (0)
Minh Hồng
1 tháng 12 2021 lúc 16:43

Tham khảo

Chẳng phải ngẫu nhiên, mùa xuân trở thành nàng thơ kiều diễm trong con mắt si tình của các thi nhân. Mùa xuân thường được ngợi ca với vẻ đẹp của đất trời cùng cỏ cây muôn loài, là mùa của sự sống nảy nở sinh sôi, mùa của tình yêu và hạnh phúc. Cũng như bao người, tôi yêu và khát khao mùa xuân tới - mùa xuân của đất trời và cũng là mùa xuân của lòng người.

 

Bức tranh bốn mùa trong năm, mỗi mùa lại đem đến cho đất trời một sắc màu riêng biệt, nhưng với tôi mùa xuân luôn là mùa đẹp nhất. Khi từng đàn én nô nức chao liêng trên bầu trời, những tia nắng ấm áp bắt đầu lấp ló trên nhành cây cũng là lúc xuân tới. Nắng xuân ấm áp, chan hòa chứ không rực lửa như nắng mùa hạ nhưng cũng đủ để đánh thức muôn loài thức dậy sau một mùa đông giá lạnh. Hơi xuân ấm ấp phả vào đất trời làm cho cảnh vật như được hồi sinh thêm lần nữa. Cây cối trong tiết xuân đua nhau đâm chồi nảy lộc, nhựa sống căng tràn từ những mầm xanh. Chưa bao giờ tôi hết yêu sự sống sinh ra từ những chồi non ấy, ngắm nhìn nó mà ta cũng cảm thấy yêu đời, yêu thiên nhiên hơn. Khi nàng xuân tới, muôn hoa còn đua nhau khoe sắc lộng lẫy như một bữa tiệc màu sắc để đón chào bà chúa của mình. Nếu có dịp được đến chợ hoa, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi thiên đường màu sắc và hương thơm, chỉ có mùa xuân chợ hoa mới trở nên đông vui rộn ràng hơn cả. Màu vàng của hoa mai, màu hồng của hoa đào, màu trắng của hoa huệ, hoa lan, màu tím, màu trắng của hoa cúc,...tất cả đã dệt lên một bức tranh rực rỡ, ngập tràn sắc màu. Đắm chìm vào những sắc xuân tôi cảm thấy bâng khuâng, hạnh phúc vô cùng. Tôi yêu mùa xuân của đất trời, yêu sự sống mà nó mang tới, yêu từng hơi thở của tiết xuân, yêu cả những hương sắc ngọt ngào mà mùa xuân đem tới.

Mùa xuân được xem là mùa của ước hẹn, mùa của tình yêu.Giữa tiết xuân chan hòa, ấm áp lòng người trào dâng bao khát vọng, bao tình yêu, khi ấy chúng ta dễ mở lòng mình hơn, cuộc sống trở nên tươi mới và hạnh phúc hơn. Chính vì thế chúng ta thường chọn mùa xuân để trao cho nhau những lời yêu, lời chúc. Những người đi xa cũng thường hẹn ước về một mùa xuân để gặp lại. Đôi lứa yêu nhau cũng vẫn hay chọn mùa xuân để trao cho nhau những đính ước hẹn thề về một ngày vu quy hạnh phúc. Với những ý nghĩa thiêng liêng ấy khiến ta càng thêm yêu và mong chờ mùa xuân về hơn bao giờ hết.

 

Mùa xuân còn là mùa của tuổi trẻ, mùa của sự bắt đầu. Người ta thường ví von rằng nếu như mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm thì tuổi trẻ là khởi đầu của một đời người. Cả mùa xuân và tuổi trẻ giống nhau đều là hiện thân của sức sống mãnh liệt, sôi nổi chính vì thế mùa xuân của tuổi trẻ còn gánh thêm bao ước mơ, hi vọng về tương lai cuộc đời. Mùa xuân không chỉ là của đất trời mà còn là mùa xuân của lòng người rạo rực, tràn đầy sức sống.

Nhắc đến mùa xuân ta không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng chuyển mình từ năm cũ sang năm mới cũng có sự chứng kiến của mùa xuân. Trong giây phút ấy, mùa xuân hòa cùng lòng người giống tạo nên sự giao thoa hòa quyện không tách rời giữa đất trời và con người. Tết cổ truyền còn là tết đoàn viên, cả năm đi làm ăn xa, các thành viên trong gia đình chỉ có ngày tết là được trở về đoàn tụ bên nhau, cùng nhau ngắm sắc xuân, vì thế, mùa xuân còn được xem là mùa của sự đoàn tụ. Không chỉ vậy, trong tiết xuân ấm áp còn diễn ra rất nhiều những lễ hội ở khắp mọi miền tổ quốc như hội lim, hội đua thuyền, đua voi, lễ hội chọi trâu,...Những nét đẹp văn hóa ấy đã làm phong phú thêm vẻ đẹp của mùa xuân, khiến cho nó thêm phần rực rỡ, sinh động.

Nếu như mùa xuân của đất trời mang bao hương sắc, lộng lẫy, kiêu sa thì mùa xuân của lòng người cũng không kém phần phong phú, rộn ràng. Mùa xuân với những ý nghĩa của nó không chỉ đẹp mà còn vô cùng thiêng liêng. Có ai chưa từng một lần rung động trước sắc xuân, có ai chưa từng biết tới vẻ đẹp và giá trị của mùa xuân? Hãy dành những khoảnh khắc cuộc đời mình để đắm chìm cùng mùa xuân, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống hơn rất nhiều.

Mùa xuân thực sự là món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người. Ta thực sự tự hào vì mùa xuân hiện diện trên đất nước Việt Nam hòa cùng bức tranh bốn mùa trong năm. Mùa xuân yêu kiều, diễm lệ, mùa xuân sôi nổi, giàu sức sống, mùa xuân của tình yêu và đoàn tụ. Chỉ thế thôi cũng đủ để ta yêu và trân trọng mùa xuân.

Bình luận (2)
FLDZ9
Xem chi tiết
trần thị thủy
Xem chi tiết
Hue Dang
21 tháng 1 2022 lúc 19:10

ình ngu văn huhuhu

 

Bình luận (1)
trần thị thủy
21 tháng 1 2022 lúc 19:10

8 đến 10 câu nhé

 

Bình luận (0)
dang chung
21 tháng 1 2022 lúc 19:12


“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.

Bình luận (0)