Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đặng Mai Bảo Thân
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
15 tháng 12 2021 lúc 9:03

Tham khảo:

Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 9 2019 lúc 12:24

Chọn c

Vũ Phương Anh
Xem chi tiết
Thanh Nhàn ♫
27 tháng 3 2020 lúc 7:31

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừngCâu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ.

Tinh thần thời đại.

Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịchTrung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng.

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng"Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 

Tình thần thời đại:

Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù.Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ. 

Học tốt

Khách vãng lai đã xóa

Bạn kham khảo gợi ý của bài nhé:

Viết một bài văn nghị luận về tác phẩm với những yêu cầu cụ thể sau:

Hình thức một bài văn: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự phân tích, bình giá, cảm thụ về nội dung cảm xúc, các yếu tố nghệ thuật (ngôn từ, hình ảnh, thể thơ các thủ pháp tu từ...) trong hai bài thơ. Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển, không mắc các lỗi viết câu, dùng từ, chính tả)

Yêu cầu về kiến thức

a. Giới thiệu vấn đề nghị luận 

Giới thiệu về tác giả Hồ chính Minh và hai bài thơ "Tức cảnh Pác Bó", "Ngắm trăng". Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận.

b. Chứng minh màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ở hai bài thơ.

Bài Tức cảnh Pác Bó

Màu sắc cổ điển.

"Thú lâm tuyền"

Câu thơ đầu ngắt nhịp 4/3 tạo thành hai vế sóng đôi toát nên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp, giọng điệu thật thoải mái, phơi phới cho ta thấy Bác sống thật ung dung hòa điệu với nhịp sống núi rừng. Câu thơ 2 tiếp tục mạch cảm xúc đó, có chút đùa vui: lương thực, thực phẩm ở đây đầy đủ đến mức dư thừa. Câu thơ thứ nhất nói về việc ở, câu thơ thứ hai nói về việc ăn, câu thơ thứ 3 nói về việc làm của Bác. Tất cả đều hòa hợp cùng thiên nhiên toát nên cảm giác thích thú, bằng lòng. Giọng điệu thoải mái pha chút đùa vui hóm hỉnh có phần khoa trương tạo cho nhân vật trữ tình mang dáng dấp một ẩn sĩ, một khách lâm tuyền thực thụ. 

Tinh thần thời đại.

Bác đến tìm đến thú lâm tuyền không giống với người xưa là để "lánh đục tìm trong" hay tự an ủi mình bằng lối sống" an bần lạc đạo" mà đến với thú lâm tuyền để "dịch sử Đảng" tức là làm cách mạng. Nhân vật trữ tình mang dáng vè một ẩn sĩ song thự chất vẫn là người chiến sĩ. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được đặc tả bằng những nét đậm, khỏe đầy ấn tượng qua tử láy " chông chênh" và 3 chữ " dịch sử đảng" toàn vần trắc, toát nên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ. Niềm vui sống giữa thiên nhiên hòa quện trong niềm vui làm cách mạng. 

Bài "Ngắm trăng".

Màu sắc cổ điển.

Phân tích đề tài "Vọng nguyệt" và thi liệu cổ: "rượu, hoa, trăng" Phân tích dáng dấp thi nhân xưa của Bác qua: Cấu trúc đăng đối, nghệ thuật nhân hóa ở hai câu thơ cuối, nhất là chủ thể trữ tình yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ. 

Tình thần thời đại:

Phân tích hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của ngục tù. Phân tích tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ# học tốt #
Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
8 tháng 12 2021 lúc 11:17

D

Rin•Jinツ
8 tháng 12 2021 lúc 11:18

D

Hiền Nekk^^
8 tháng 12 2021 lúc 11:20

D

Ly Trần Thị Hương
Xem chi tiết
Toán học is my best:))
16 tháng 8 2019 lúc 20:28

Trong hai bài thơ trăng ( Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng) của chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vẽ ra bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc với hình ảnh ánh trăng sáng rọi, mà người còn sử dụng kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại khiến cho bức tranh thơ hiện lên với vẻ đẹp vô cùng độc đáo, một vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện đại.

Trước hết, trong bài thơ Cảnh khuya, yếu tố cổ điển được thể hiện trong chính cách so sánh, liên tưởng độc đáo của tiếng suối với tiếng hát xa, gợi ra âm thanh du dương, trầm bổng như xa như gần của tiếng suối trong không gian thanh vắng nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hồ Chí Minh đã nhân hóa hình ảnh của tiếng suối, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh, dường như tiếng suối không đơn thuần là hiện tượng của tự nhiên mà nó trở nên có hồn, gần gũi và quen thuộc với con người. Trong thơ văn trung đại, Nguyễn Trãi cũng có sự miêu tả tương tự khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm trong bài thơ Côn Sơn ca:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

_ Yếu tố cổ điển còn thể qua câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ này không chỉ góp phần mở ra không gian cao, rộng với nhiều đường nét và hình khối, với  sự hài hòa giữa ánh trăng, cổ thụ và hoa tạo ra vẻ lung linh, huyền ảo của ánh trăng. Câu thơ cũng gợi nhắc chúng ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:

“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

_Yếu tố hiện đại lại thể hiện trong chính bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thông qua thể thơ, đề tài của bài thơ:

Trước hết, tính hiện đại thể hiện ở đề tài mới lạ, mang tính thời sự của bài thơ: nói về những suy tư, trăn trở của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng.

Thể hiện thông qua vẻ đẹp của sự lạc quan, ung dung, tinh thần tự tại của người chiến sĩ Cách mạng trong không gian mênh mông của núi rừng.

Fernando Torres (El Nino...
17 tháng 8 2019 lúc 20:48

 "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên 
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên 
Yên ba thâm xứ đàm quân sự 
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" 
DỊCH SANG TIẾNG VIỆT_XUÂN THỦY_ 
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân 
Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bác ngát trăng ngân đầy thuyền' 

Đây là bài thơ được Bác viết vào những năm kháng chiến chống Pháp.Trong một đêm trăng đẹp có thực tại núi rừng Việt Bắc,bác đã ứng khẩu làm bài thơ này. 
Bài thơ trước hết là một bức tranh đẹp,vừa cổ điển vừa hiện đại.Chất cổ điển hiện ra với đêm trăng,thi sĩ,dòng suối,hang sâu.Tính lãng mạng nằm ở chỗ;cảnh thiên nhiên khiến cho lòng buâng khuâng,xao xuyến.Nét hiện đại của bài thơ là ở chổ:giữa bộn bề tiếng súng kháng chiến lai có một không gian thơ hiện ravới một ánh trăng sáng hòa quyện cùng dòng sông lấp lánh.Càng hiện đại hơn là người làm thơ không phải là một thi sĩ ẩn dật xưa kia chỉ biết yêu thiên nhiẹnđep mà người thi sĩ này đang là người chiến sĩ,người chỉ huy,người lãnh đạo cuộc kháng chiến. 
Bài thơ gồm bốn câu,dường như câu nào cũng có ánh trăng soi sáng,và hiện lên hình ảnh của mùa xuân.Theo bản dịch thì câu 1 có 1 chữ xuân, câu 2 có 2 chữ xuân,câu 3 và câu 4 tuy không có chữ xuân nhưng nếu đọc kĩ thì xuân xuất hiện trong lòng người và hòa quyện vào đất trời. 
"Giữa dòng bàn bạc việc quân 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền" 
Những người chiến sĩ sau khi bàn bạc việc quân thì phơi phới một niềm tin là chở trăng về căn cứ_tức là chở mùa xuân,trăng xuân về cho mọi người. 
Bài thơ miêu tả cảnh nhưng thực ra là miêu tả con người và tâm trạng con người.Trước cảnh thiên nhiên đẹp, các thi sĩ thường hay say đắm mình vào trong thiên nhiên,co khi còn để sa lãng việc đời.Bác ở đây thì không như vậy.Thiên nhiên càng đẹp thì làm Bác càng yêu đời hơn và càng yêu thiên nhiên thì làm Bác càng nhớ tới trách nhiệm của mình hơn,cho ne mới" giữa dòng bàn bạc việc quân",bàn về cuộc kháng chiến. 
Bài thơ được viết ra giữa những năm tháng đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Pháp.Với sự sáng tao và tinh tế của mình,Bác đã vẽ nên một bức tranh that đẹp và nên thơ.Một khát khao cháy bổng là mang 'mùa xuân"về cho đất nước mà bác và các đồng chí của mình đang phấn đấu thực hiện

Igasaki Hanako
Xem chi tiết
lê trang
6 tháng 12 2017 lúc 14:52

OK . MÀU SÁC CỔ ĐIỂN Ỏ ĐÂY LÀ : XANH 

I love pancake
6 tháng 12 2017 lúc 14:57

Tầm 5h tớ júp cho tớ hk lp 7

Igasaki Hanako
6 tháng 12 2017 lúc 14:59

Lê Trang đọc bài thơ đó chưa

05. Tiến Dũng 12C3
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 7:26

B

phung tuan anh phung tua...
10 tháng 1 2022 lúc 7:26

chắc là A

Chi Mary
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 6 2021 lúc 17:01

Tham khảo nha em:

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

Ħäńᾑïě🧡♏
20 tháng 6 2021 lúc 17:02

Tham khảo nha!

 

Năm nay được đi dự Ngày thơ Việt Nam, tôi mới biết ngày này . được chọn bắt nguồn từ cảm hứng dạt dào, căng tràn sức sống của bài . thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) do Hồ Chí Minh sáng tác, Đọc lại bài thơ, thử suy ngẫm, tôi thấy trong lòng nhiều cảm xúc lạ kì. Bài thơ dường như là một bản nhạc cổ ngân nga nhưng lại ngập tràn niềm vui mới mẻ, khỏe khoắn.

Nguyên tiêu được sáng tác năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc khi mà | tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến tích cực. ” Vì vậy, trong một đêm rằm tháng giêng, sau một cuộc họp bàn bạc việc quân, trong lòng nhiều hứng khởi, Bác đã sáng tác nên bài thơ này.

Bài thơ viết về đề tài mùa xuân, mà cụ th ấy là đêm rằm – tháng giêng, đêm xuân viên mãn nhất.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm cứ đàm quân sự, 

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa:

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng tròn đúng lúc tròn nhất,

Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;

Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,

Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Vẻ đẹp cổ điển của bài thơ được gợi ra rõ nhất và dễ nhận diện nhất là ngôn ngữ nhà thơ dùng để viết (tiếng Hán) và thể loại thi nhân chọn (thất ngôn tứ tuyệt: bảy chữ bốn câu). Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường thi đòi hỏi người sử dụng nó phải am hiểu câu chữ sâu sắc. Bởi có hiểu, người viết mới biết cô đúc ý tình sao cho vừa vặn vào một số ít câu chữ mà người đọc vẫn thấy lai láng. Đọc Nguyên tiêu, người ta thấy như lạc vào một không gian đây hư ảo, cổ kính mà vẫn mới mẻ, lạ lẫm. .

Bản dịch thơ của Xuân Thủy đã lột tả phần nào vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng, vẻ đẹp bát ngát, lồng lộng. Cả không gian như được. tưới đẫm một thứ ánh sáng mát lành, ánh sáng của trăng. Tuy nhiên, cái viên mãn của vầng trăng trong bản chính thì bản dịch chưa thể lột tả hết được. Và sức xuân tràn trề với ba từ xuân ở câu thứ hai: Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên cũng chưa được đủ đầy trong bản dịch.

Hình ảnh sông, nước, trời ngập tràn hơi thở của mùa xuân được Hồ Chí Minh lột tả bằng bút pháp chấm phá một cách tài tình. Bức tranh mùa xuân hiện lên chỉ với vài nét bút nhưng sao mà đủ đây đến thế. Với ba chữ ấy, xuân trải dài trên dòng sông, xôn xao trên mặt nước và vút đến tận trời xanh. Chiều kích không gian được mở rộng đến vô cùng, tạo cho người đọc cảm giác choáng ngợp. Cảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến một hồn thi sĩ say đắm thiên nhiên và tươi vui lạ kì. Niềm vui của thi sĩ cũng như sức xuân đang lan tỏa khắp đất trời kia đã mang lại cho bài thơ đậm đặc dấu ấn Đường thi một dư âm mới lạ. ..

Trong không gian mùa xuân ấy, người ta thấy hiển hiện những hình ảnh rất quen thuộc trong thơ cổ như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền,… Những hình ảnh ấy gợi ra một không khí bàng bạc rất cổ điển.

Tuy mang đậm phong vị Đường thi, mang đậm chất cổ điển “ít lời nhiều ý” nhưng khi đọc những vần thơ xuân này, chúng ta vẫn có những cảm nhận rất mới mẻ, rất hiện đại.

Bài thơ viết về cảnh thiên nhiên, mà cụ thể ở đây là cảnh đêm rằm mùa xuân, rất gần gũi với thơ cổ. Hình ảnh, âm điệu, … của bài thơ cũng phảng phất phong vị ấy nhưng cảnh xuân ở đây tràn trề sức sống. Thơ xưa dù miêu tả cảnh xuân nhưng chưa bao giờ niềm vui tươi, nhựa sống lại được thổi vào tràn trề đến vậy. Xuân ở dưới thấp, xuân ở trên cao, xuân ở đất trời và cái gốc của xuân chính là ở lòng người.

Hình ảnh hiện đại hiện ra rõ nét nhất trong không gian khói sóng bàng bạc: giữa dòng bàn bạc việc quân. Nếu như không gian này trong thơ cổ thường báo hiệu sự chia li, sự nhung nhớ,… thì đằng sau không gian mịt mù khói sóng, mịt mù sương của núi rừng Việt Bắc, Người đang đàm đạo việc quân cơ. Đó là công việc của người lãnh tụ đang ngày đêm lo cho dân nước. Xuân lúc này là mùa xuân của trí tuệ, mùa xuân của niềm tin chiến thắng.

Vẻ đẹp hiện đại, sang người chất thép được bộc lộ từ đầu đến cuối chính trong mạch vận động của bài thơ. Có người đã viết rằng: “Kì lạ thay,…, trăng chỉ là một vùng ở câu đầu, đã thành trắng ánh mặt trời nơi câu cuối! Và con thuyền quân dụng thoắt biến thành thuyền thi tứ, thành đấu, thành thưng đong đầy ánh sáng để mà nói với bạn đọc niềm vui sống tràn trề của người làm thơ, thi sĩ tướng quân Hồ Chí Minh.” Niềm vui của Người như lan tỏa ấm áp khiến người đọc cũng thấy hồn dạt dào xúc cảm với mùa xuân.

Có thể nói, bài thơ là sự kết tinh đến mức hài hòa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được tâm hồn của Bác, đó là một trái tim nhạy cảm, lãng mạn, tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống.

Phan Thanh Minh
Xem chi tiết
•๖ۣۜ长υɀ༄
11 tháng 4 2020 lúc 20:49

Ngoài tập "Nhật kí trong tù", chủ tịch Hồ Chí Minh còn để lại nhiều bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ chứa chan tình yêu nước thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên. Những vần thơ trăng của Bác đẹp lắm. Nhà văn Hoài Thanh nhận xét "Thơ bác đầy trăng"

"Thơ Bác đầy trăng" - "thơ trong tù", thơ chiên khu... có nhiều bài, nhiều câu thơ nói về trăng xinh đẹp và trữ tình.

Trước hết nói về thơ trăng trong "Nhật kí trong tù". "Ngắm trăng" là bài thơ tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, có hoa để thưởng trăng. Trăng như một người bạn thân từ phương trời xa, vượt qua song sắt nhà tù đến thăm Bác. Trăng được nhân hóa tuyệt đẹp: có ánh mắt và tâm hồn. Vượt lên mọi cơ cực cảnh tù đày, bác say sưa ngắm vầng trăng. Trăng với bác lặng lẽ nhìn nhau, cảm động. Bài thơ ghi lại một tư thế ngắm trăng hiếm thấy: một tâm hồn tha thiết yêu thiên nhiên, tạo vật, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ - chiến sĩ. Trăng hữu tình nên thơ. Trăng với người tù cảm thông chan hòa trong mối tình tri kỉ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa số

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

"Ngắm trăng" đã nói đến tinh thần lạc quan và khát vọng sống hướng về ánh sáng, tự do của Bác trong cảnh tù đày.

Tiếp theo ta nói đến thơ trăng chiến khu của Bac. Có gì đẹp hơn gió núi, trăng ngàn? "Rằm tháng giêng" là một bài thơ trăng kì diệu. Hai câu đầu là cảnh trăng xuân sông nước... Một màu xanh bao la bát ngát: sông xuân, nước xuân, trời xuân lung linh dưới vầng trăng đêm nguyên tiêu. Ba chữ "xuân" trong nguyên tác là một gam màu nhẹ, sáng và tươi mát:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

Hai câu thơ cuối ghi lại công việc của Bác trong đêm giằm tháng giêng: giữa nơi khói sóng của dòng sông, bác "bàn bạc việc quân" để lãnh đạo cuộc kháng chiến. Nửa đêm, con thuyền chở đầy ánh trăng vàng quay về bến:

"Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Con thuyền của lãnh tụ trở thành con thuyền của thi nhân chở đầy ánh trăng vàng. Sự xuất hiện của vầng trăng cho ta thấy một hồn thơ tuyệt đẹp: Trong khói lửa chiến tranh ác liệt, căng thằng, bận rộn "việc quân việc nước" nhưng bác vẫn ung dung, lạc quan yêu đời. "Nguyệt mãn thuyền" (trăng đầy thuyên) là một hình tượng thơ cổ kính, mĩ lệ rất độc đáo.

Có vầng trăng đến "đòi thơ" như bạn tri âm, cùng bác chia vui tin thắng trận. Trăng xuất hiện thì chuông lầu đêm thu reo lên, tin vui thắng trận dồn dập báo về. Cái đẹp gắn liền với niềm vui. Trong cảnh tù đày, trăng đã đến với bác thì trong máu lửa chiến tranh, trong niềm vui thắng trận, trăng cũng không thể nào vắng bóng:

"Trăng vào cửa sổ đòi thơ

việc quân đang bận xin chờ hôm sau

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về" (Tin thằng trận - 1948)

Có vầng trăng thu dát vàng núi rừng đêm khuya. Cổ thụ, ngàn hoa hiện lên dưới vầng trăng làm cho cảnh khuya đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm vầng trăng, nghe tiếng suối chảy "trong như tiếng hát xa", lòng bồi hồi xúc động"

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" (Cảnh khuya - 1947)

Thiếu nhi, lớp măng non của dân tộc không thể nào quên vầng trăng thu thuở ấy. Bác yêu thương các cháu cho nên khi ngắm trăng Trung thu, bác lại nhớ các cháu gần xa. Tấm lòng của bác như vầng trăng thu ngời sáng:

"Trung thu trăng sáng như gương

Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng"

Kể sao hết vầng trăng trong thơ Bác, bởi lẽ "Thơ Bác đầy trăng"

Thơ Bác đầy trăng, trăng tròn, trăng sáng, trăng trên mọi nẻo đường Bác đã đi qua. Có vầng trăng trong cảnh tù đày. Có vầng trăng kháng chiến. Có vầng trăng thanh bình. Bác nói nhiều về trăng thu. Bác yêu thiên nhiên, sống lạc quan, yêu đời cho nên tâm hồn Bác lúc nào cung hướng về ánh sáng, về cái đẹp. Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng, là bạn tri âm của tao nhân mặc khách. Bác là một nhà thơ yêu trăng.

Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên, của non xanh nước biếc. Bác yêu trăng, viết nhiều thơ về trăng vì Bác giàu lòng yêu thương con người. Trăng trong thơ Bác chiếu sáng một tấm lòng hồn hậu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với nhân dân và đất nước quê hương thiết tha gắn bó

Trăng đã góp phần làm cho thơ bác thêm đặc sắc. Thơ bác vừa thực vừa mộng, vừa mang màu sắc cổ điển vừa mới mẻ hiện đại, đậm đà thi vị. Trăng đã tạo nên gương mặt, bản sắc và tính thẩm mĩ trong thơ bác.

Cuộc đời không thể thiếu vầng trăng. Đọc thơ trăng của bác, tâm hồn mỗi chúng ta thêm giàu có, trong sáng, biết hướng tới ngày mai, vươn tới ánh sáng mà đi lên phía trước. Chúng ta càng thêm yêu cảnh trí non sông.

Yêu cái đẹp trong thơ trăng của bác, cái đẹp trong thơ trăng cổ nhân, chúng ta học tập tình yêu nước, thương dân của bác. Ước sao đất nước tỏa sáng vầng trăng thanh bình, trăng thu tròn và đẹp cho tuổi thơ, trăng đến với mọi người, mọi nhà trong ấm no hạnh phúc

Khách vãng lai đã xóa
Anh Quân๖ۣۜ.
11 tháng 4 2020 lúc 20:58

Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...

Tinh thần hiện đại:
- Bác Hồ đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần trong thi phẩm "Ngắm trăng", tâm hồn Người đã sớm thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp mà hòa quyện vào thiên nhiên. Sự dung dung, lạc quan trước khó khăn, trở ngại đã bộc lộ rõ chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng.

Khách vãng lai đã xóa
Ngọc Đan
11 tháng 4 2020 lúc 21:44

Sắc thái cổ điển:
- Chỉ riêng đề tài vọng nguyệt thì đã có thể thấy rõ nét cổ điển rồi. Vì sao? Vì trăng là đề tài bất tận của thi ca, từ cổ chí kim có thi nhân nào không viết trăng, Lí Bạch có "Tĩnh dạ tứ" , Đỗ Phủ có "Nguyệt Dạ Ức Xá Đệ", Thế Lữ có "Nhớ rừng", Hàn Mặc Tử có ánh trăng huyền ảo u uất và giờ Hồ Chủ tịch người không chỉ có "Rằm Tháng Giêng", "Cảnh khuya",... mà còn có một "Ngắm trăng" giữa cái khó khăn, gian khổ lúc ngục tù.
- Người bị chèn ép trong chốn lao tù bức bách nhưng không vì thế mà mất đi phong thái của một bận "chí nhân quân tử", vẫn còn đấy nét ung dung tự tại, còn đấy một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, với thiên nhiên
- Sắc thái cổ điển còn được thể hiện qua việc khai thác và sử dụng thi liệu. Hoa, rượu và trăng vốn đều là những thú vui thưởng ngoạn của thi nhân, Người giờ đây cũng đang tràn trề thi lực chỉ khác là không có hoa, có rượu, chỉ có 4 bức tường tối tăm, lạnh lẽo với ánh trăng thu tự do trên bầu trời...

Tinh thần hiện đại:
- Bác Hồ đã có một cuộc vượt ngục về tinh thần trong thi phẩm "Ngắm trăng", tâm hồn Người đã sớm thoát khỏi bốn bức tường chật hẹp mà hòa quyện vào thiên nhiên. Sự dung dung, lạc quan trước khó khăn, trở ngại đã bộc lộ rõ chất thép trong tâm hồn của người chí sĩ cách mạng.

hok tốt

Khách vãng lai đã xóa