Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Duc
Xem chi tiết
Hoàng Vy
20 tháng 11 2017 lúc 19:17

hmm.....văn bản nào vậy bn ???

Quân Nguyễn Hữu
Xem chi tiết
abcxyz
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
28 tháng 11 2023 lúc 21:32

- Phần giới thiệu vấn đề: lời răn dạy "Học tập tốt, lao động tốt".

- Vấn đề được dẫn dắt bằng cách trực tiếp. Cách giới thiệu dễ hiểu vào thẳng vấn đề. Vì vậy người đọc sẽ xác định được chính xác vấn đề người viết đang triển khai.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:00

Bài nói mẫu

     Đề tài mùa hè, cảnh hè được nói nhiều trong thơ văn cổ dân tộc, các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến... đều có một số bài thơ viết về mùa hè rất hay. Bảo kính cảnh giới nằm trong tập Quốc Âm thi tập là một thi phẩm khá tiêu biểu cho ngôn ngữ thi ca ức Trai, đậm đà dấu ấn thời đại, thời Lê, thế kỉ XV, hàm chứa nội dung giáo huấn trực tiếp, nhưng bài thơ số 43 rất đậm đà chất trữ tình, cho ta nhiều thú vị, nói lên cảnh sắc mùa hè làng quê và nỗi ước mong của nhà thơ. Cái hay của bài thơ không chỉ nằm ở đề tài, cảm hứng hay nội dung mà nó còn ở nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi, từ cảnh sắc thiên nhiên nói lên nỗi lòng của nhà thơ.

     Bài thơ Bảo kính cảnh giới (bài số 43) là bài thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là sự kết hợp giữa những câu thơ thất ngôn và lục ngôn. Nếu câu thơ đầu nói lên cách sống của thi nhân thì năm câu thơ tiếp theo lại tả cảnh làng quê Việt Nam xa xưa. Câu thơ đầu tiên là câu lục ngôn với sáu chữ ngắn gọn, bình dị như một lời nói vui vẻ, thoải mái, hồn nhiên: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”. Hình ảnh Ức Trai hiện lên trong câu thơ là một người tự do, tự tại, không bị ràng buộc bởi “áng mận đào”, vòng “danh lợi” của triều chính nữa, mà trở thành người có thú vui nơi vườn ruộng, làm bạn với cây cỏ, hoa lá nơi quê nhà. Nguyễn Trãi sử dụng những từ ngữ bình dị “ngày trường” là ngày dài, “rồi” là tiếng cổ, nghĩa là rỗi rãi, nhàn hạ, cả trong công việc lẫn tâm hồn càng thêm sự gần gũi với người đọc hơn. Câu thơ phản ánh một nếp sống sinh hoạt nhàn nhã: trong buổi ngày rỗi rãi, lấy việc hóng mát làm niềm vui di dưỡng tinh thần. Đọc câu thơ, ta có thể phán đoán Ức Trai viết về bài thơ này khi ông đã lui về Côn Sơn ở ẩn.

     Các câu 2,3,4 nói về cảnh sắc, hai câu 5,6 tả âm thanh chiều hè. Cảnh sắc hè trước hết là bóng hoè, màn hoè. Lá hoè xanh thẫm, xanh lục. Cành hoè sum suê, um tùm, lá “đùn đùn” lên thành chùm, thánh đám xanh tươi, tràn đầy sức sống: “Hoè lục đùn đùn tán rợp trương”. Cây hoè vốn được trồng nhiều ở làng quê; vừa làm cảnh, vừa cho bóng mát. Hoè nở hoa vào mùa hè, màu vàng, làm dược liệu, làm chè giải nhiệt. Tán hoè toả bóng mát, che rợp sân, ngõ, vườn nhà, lên như chiếc ô, chiếc lọng căng tròn. Mỗi từ ngữ là một nét vẽ màu sắc tạo hình, gợi tả sức sống của cảnh vật đồng quê trong những ngày hè: lục, đùn đùn, tán, rợp trương. Một lần nữa Nguyễn Trãi sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, hàm súc và ấn tượng để miêu tả cảnh thiên nhiên làng quê Việt Nam.

     Xuyên suốt cả bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng câu chữ bình dị, những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với người dân Việt Nam từ cây hòe đến hình ảnh khóm thạch lựu ở hiên nhà trổ hoa rực rỡ: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ”. Trong câu thơ có sử dụng từ “thức” là tiếng cổ chỉ màu vẻ, dáng vẻ nhằm gợi tả không gian cành lá xanh biếc, những đoá hoa lựu như chiếc đèn lồng bé tí phóng ra, chiếu ra, “phun” ra những tia lửa đỏ chói, đỏ rực. Chữ “phun” được dùng rất hình tượng và thần tình, gợi lên hình ảnh khóm thạch lựu với những bông hoa nở đỏ rực trước sân nhà, một dấu hiệu cho thấy mùa hè đã đến rồi.

     Đến câu thơ thứ tư, người đọc bắt gặp hình ảnh hoa sen – một biểu tượng cho cái sắc mùa hè làng quê ta: “Hồng liên trì đã tịn mùi hương”. Không chỉ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, Nguyễn Trãi cũng đưa vào thơ những tiếng cổ để tạo ra hình ảnh thơ sinh động hơn. “Tịn” là hết (tiếng cổ), sen hồng vẫn nở thắm ao làng, nhưng hương đã nhạt, đã dần phai. Khi sen trong ao làng đã “tịn mùi hương” tức là đã cuối hè. Nguyễn Trãi đã chọn hoè, thạch lựu, sen hồng (hồng liên) để tả và đưa vào thơ. Cảnh sắc ấy vô cùng xinh đẹp và bình dị. Nhà thơ đã gắn tâm hồn mình với cảnh vật mùa hè bằng một tình quê đẹp. Thiên nhiên trong thơ ông rất hữu tình và thân thuộc đến vậy. Đây cũng chính là cái hay của bài thơ, cái đặc biệt của thơ Ức Trai.

     Hè rất đẹp, rộn ràng trong khúc nhạc làng quê. Ngoài tiếng cuốc, tiếng chim hú, tiếng sáo diều còn có tiếng ve, tiếng cười nói “lao xao” của đời thường:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

     Tiếng “lao xao” từ một chài cá làng chài xa vọng đến, đó là tín hiệu cuộc đời dân dã đầy muối mặn và mồ hôi. Nhà thơ lắng nghe nhịp sống đời thường ấy với bao niềm vui. “Lao xao” là từ láy tượng thanh gợi tả sự ồn ào, nhộn nhịp. Hòa nhịp với tiếng lao xao chợ cá là tiếng vang lên rộn rã, nhịp nhàng. “Cầm ve”, hình ảnh ẩn dụ, tả âm thanh tiếng ve kêu như tiếng đàn cầm. “Dắng dỏi” nghĩa là inh ỏi, âm sắc tiếng ve trầm bổng, ngân dài vang xa. Nhà thơ lấy tiếng ve để đặc tả khung cảnh một chiều hè làng quê lúc hoàng hôn buông dần xuống mái lầu (lầu tịch dương) là một nét vẽ tinh tế đầy chất thơ làm nổi bật cái không khí êm ả một chiều hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc hoàng hôn thường gợi nhiều bâng khuâng, vì ngày tàn, màn đêm đang dần dần buông xuống. Nhưng với Ức Trai, nó đã trở thành nhặt khoan trầm bổng, dắng dỏi vang xa, làm cho khung cảnh làng quê một buổi chiều tà bỗng rộn lên bao niềm vui cuộc đời.

     Hai câu kết diễn tả ước mong của nhà thơ, toát lên một tình yêu lớn.

“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

     Trong thơ ức Trai, hai câu kết luôn luôn là sự hội tụ bừng sáng của những tư tưởng tình cảm cao cả, đẹp đẽ. Hai câu kết với cảm xúc trữ tình được diễn tả bằng một điển tích phản ánh khát vọng cao đẹp của nhà thơ. Ức Trai chân thành bày tỏ: Hãy để cho ta gảy đàn thần của vua Thuấn, ta sẽ gảy lên khúc Nam phong cầu mong cho mọi nhà, mọi chốn, khắp các phương Trời (đòi phương) được ấm no, giàu có. Con người ức Trai lúc nào cũng hướng về nhân dân, mong ước cho nhân dân được ấm no và nguyện hi sinh phấn đấu cho hòa bình, hạnh phúc của dân tộc.

     Bài thơ Nôm Bảo kính cảnh giới (bài số 43) đã gợi cho chúng ta thấy một khung cảnh trữ tình mùa hè nơi đồng quê, đã đem đến cho chúng ta nhiều thú vị văn chương. Cái hay của bài thơ không chỉ nằm ở nội dung mà nó còn hay bởi một giọng thơ thâm trầm, hồn hậu đáng yêu với sự kết hợp của nhiều tiếng cổ, cấu trúc câu thơ thất ngôn xen lục ngôn. Phép đối ở phần thực và phần luận khá chặt chẽ về ngôn từ, thanh điệu, hình ảnh và ý tưởng cũng là một phần không thể thiếu để tạo nên cái hay ấy. Cảnh sắc và âm thanh mùa hè quê ta xa xưa như sống dậy qua những vần thơ nhuần nhị đầy cá tính sáng tạo. Ức Trai đã gửi gắm một tình yêu thiên nhiên nồng hậu, một tấm lòng thiết tha với cuộc sống, một niềm ước mong tốt đẹp cho hạnh phúc của nhân dân.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 2 2017 lúc 15:56

Chọn đáp án: C

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 16:32

Cần lưu ý những điều sau:

- Chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến vấn đề cần phân tích

- Cần trình bày vấn đề thành các luận điểm

- Xin ý kiến đánh giá, nhận xét, tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:49

Tham khảo!

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay"

"Quê hương" - tiếng gọi thân thương ấy mỗi khi cất lên đều gợi ra những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp, khơi dậy những cảm xúc bình dị, thân thuộc nhưng cũng thiêng liêng, đẹp đẽ nhất trong tâm hồn và trái tim của mỗi con người. Quê hương là miền nhớ, miền thương và là thế giới tình cảm đong đầy, ấm áp.

"Quê hương" là nơi chúng ta được sinh ra ra và lớn lên, bởi vậy mà nhắc đến quê hương người ta thường nhớ về những gì thân thuộc, gần gũi nhất. Quê hương không chỉ nuôi lớn chúng ta về mặt thể chất mà nuôi dưỡng những tình cảm đẹp đẽ cho tâm hồn mỗi người. Quê hương dạy chúng ta biết yêu thương, gắn bó, đó không chỉ là sự gắn bó với gia đình, mảnh đất mà chúng ta được sinh ra, lớn lên mà còn là sự gắn bó về tình cảm với bố mẹ, bạn bè và những người xung quanh.

Quê hương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách, lối sống và bản sắc của mỗi người. Văn hóa, truyền thống của quê hương sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, tính cách và lối sống của con người. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết "dấu ấn" đậm nét của quê hương trong mỗi người qua những lời nói, hành động và thái độ sống. Đó là nét hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội, là sự phóng khoáng, thân thiện của người Sài Gòn hay sự cố gắng, hiếu học của người Hà Tĩnh. Truyền thống, vẻ đẹp của quê hương nuôi dưỡng ở con người những tình cảm, tính cách tốt đẹp hay nói cách khác mỗi người con trên mảnh đất ấy kế thừa và phát huy được vẻ đẹp của quê hương mình.

Quê hương tạo nên sức mạnh tinh thần mạnh mẽ để con người vượt qua mọi khó khăn, thách thức của hoàn cảnh. Đó là sức mạnh quật cường của con người Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ trường kì. Chính tình yêu quê hương, xóm làng đã thôi thúc con người đứng lên đấu tranh để bảo vệ mảnh đất quê hương, giành độc lập cho đất nước bởi như nhà văn Ê-ren-bua từng nói "lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc". Trong cuộc sống hiện đại, quê hương lại là điểm tựa tinh thần vững chãi, nơi nuôi dưỡng những ước mơ, khát vọng; nơi tiễn bước chúng ta bước vào đời để thực hiện những hoài bão và cũng là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau những sóng gió, thất bại.

Dù cuộc sống có bao đổi thay, cuộc đời xoay vần khiến con người trở nên mệt mỏi thì quê hương vẫn thủy chung ở đó, mãi là chùm khế ngọt, là con đường đến trường thân thương và là vòng tay ấm áo, che chở đón chúng ta trở về.

Tình yêu quê hương, đất nước là thứ tình cảm tự nhiên, đẹp đẽ, thiêng liêng nhất trong thế giới tình cảm của con người. Mỗi chúng ta cần có ý thức gắn bó với quê hương, bồi đắp tình yêu quê hương bằng những hành động và việc làm cụ thể. Cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng là hành động thể hiện tình yêu quê hương, bởi sự cố gắng ấy không chỉ giúp chúng ta trở nên hoàn thiện, ưu tú hơn mà còn góp phần dựng xây quê hương, đất nước trong tương lai. Cần lên án những hành động quay lưng với quê hương và những cá nhân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mà làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng.

Tình yêu quê hương sẽ trở nên ý nghĩa hơn không chỉ tồn tại trong suy nghĩ, tình cảm mà được bộc lộ qua những hành động cụ thể. Chúng ta hãy nỗ lực cố gắng từng ngày để có thể cống hiến phần sức lực nhỏ nhoi cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Hà Giang Nam Khánh
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 12 2023 lúc 14:51

Qua bài học này, em rút ra được cần chuẩn bị thật tốt và ghi lại tóm tắt những ý kiến của thành viên trong nhóm, tìm ra điểm chung của các thành viên và thống nhất giải pháp.